Dự án rải phấn lên tầng bình lưu làm giảm nóng Trái đất của Bill Gates bị tuýt còi

Kể từ khi được công bố, ý tưởng này đã bị chỉ trích nặng nề, trong đó giám đốc các dự án không gian Frank Keutsch thậm chí còn gọi đây là một kỹ thuật địa lý "đáng sợ". Ảnh: @Pixabay.

Một thí nghiệm chống nóng toàn cầu gây tranh cãi do Bill Gates hậu thuẫn đã bị hoãn lại vì lý do đạo đức. Cuộc thử nghiệm ban đầu được lên kế hoạch vào tháng 6/2021, nhưng sẽ bị trì hoãn cho đến ít nhất là năm 2022, theo thông tin mới nhất được cập nhật.

Rải phấn làm chệch hướng bức xạ Mặt trời để giảm nóng Trái đất

Vào cuối tháng 3/2021, tỷ phú Bill Gates công bố dự án tên là “SCoPEx”, rải hàng triệu tấn phấn vào tầng bình lưu trong tương lai để phản chiếu ánh sáng mặt trời, và làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu (một hình thức của kỹ thuật địa kỹ thuật năng lượng mặt trời).

Dự án sẽ được phóng thử nghiệm qua khinh khí cầu vào mùa hè này từ thị trấn Kiruna. Nó sẽ gửi 2kg phấn vào tầng bình lưu cách 12 dặm so với bề mặt Trái đất. Sau đó, các nhà khoa học sẽ theo dõi cách những hạt bụi phấn này tương tác với bầu khí quyển.

Dự án rải phấn lên tầng bình lưu làm giảm nóng Trái đất của Bill Gates bị tuýt còi - Bill Gates 4
Ảnh: @Pixabay.

Dữ liệu sau đó sẽ được đưa vào các mô hình máy tính để dự đoán cách phương pháp này hoạt động. Ý tưởng là ‘ngăn chặn’ một số năng lượng của Mặt trời đổ xuống để làm mát Trái đất. Thử nghiệm đầu tiên dự kiến có thể được tiến hành vào tháng 6/2021 tại thị trấn Kiruna của Thụy Điển.

Các chuyên gia của Đại học Harvard sẽ kiểm tra hệ thống này, bằng cách đưa một khinh khí cầu mang theo 600 kg thiết bị khoa học cùng 2kg bụi phấn rồi thả xuống tầng bình lưu.

Mục đích của sứ mệnh trị giá 3 triệu USD do tỷ phú Bill Gates hậu thuẫn là làm cho lớp phấn này chệch hướng một phần bức xạ của Mặt trời, ngăn nó tác động lên bề mặt và làm mát hành tinh chúng ta.

Dự án rải phấn lên tầng bình lưu làm giảm nóng Trái đất của Bill Gates bị tuýt còi - Bill Gates 1
Ảnh: @Pixabay.

Vì sao dự án bị hoãn?

Tuy nhiên, ngay như khi nó được công bố, thí nghiệm do Bill Gates hậu thuẫn lập tức gây tranh cãi khốc liệt của giới khoa học, thiên văn, địa lý, và bị một nhóm người bản địa ở Thụy Điển phản đối. Và cho tới ngày hôm nay, dự án này đã bị hoãn lại cho đến ít nhất là năm 2022.

Song song bên cạnh đó, Tập đoàn Vũ trụ Thụy Điển đã đình chỉ cuộc thử nghiệm này dưới áp lực của Hội đồng Saami, tổ chức đại diện cho các dân tộc Scandinavia bản địa.

Trưởng ban cố vấn SCoPEx nói: “Dự án SCoPEx hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh thúc đẩy nghiên cứu về biến đổi khí hậu, nhưng chúng tôi quyết định tạm dừng thử nghiệm sau khi trao đổi với các chuyên gia địa kỹ thuật, các bên liên quan với ScoPEx để xem xét lại tác động của thử nghiệm đối với chính Thụy Điển, cũng như những người Sami bản địa sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của cuộc thử nghiệm này”.

Trong tuyên bố mới, Ủy ban Cố vấn SCoPEx lưu ý rằng, họ biết ơn vì những ý kiến đóng góp và phản hồi tích cực mà họ đã nhận được, đồng thời công bố đánh giá các tác động của dự án nhằm tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng xã hội vào đề án này.

“Ủy ban sẽ tiến hành một hoạt động tham gia dựa trên sự lắng nghe ở Thụy Điển để giúp Ủy ban hiểu được quan điểm của người Thụy Điển, người bản địa và đưa ra khuyến nghị sáng suốt về các chuyến bay thử nghiệm thiết bị này. Dự án có thể sẽ bị hoãn lại cho đến năm 2022 để có thời gian cho những đánh giá đó”, Ủy ban viết.

Dự án rải phấn lên tầng bình lưu làm giảm nóng Trái đất của Bill Gates bị tuýt còi - Bill Gates 2
Ảnh: @Pixabay.

Gần đây trong một bức thư, chủ tịch của Hội đồng Saami đã chỉ trích đề án thử nghiệm SCoPEx về những tác động tiêu cực tiềm tàng đối với tài nguyên thiên nhiên của khu vực. Người đứng đầu ba nhóm vận động bảo vệ môi trường Thụy Điển – Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thụy Điển, Những người bạn của Trái đất Thụy Điển và Tổ chức Hòa bình Xanh Thụy Điển đã ký vào bức thư này.

“Chúng tôi lưu ý rằng, việc giải phóng các hạt vào tầng bình lưu là một công nghệ kéo theo những rủi ro về hậu quả thảm khốc, bao gồm tác động của việc chấm dứt không kiểm soát và các tác động chính trị xã hội không thể đảo ngược có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực cần thiết của thế giới để đạt được một xã hội không carbon” – Hội đồng viết trong bức thư. “Do đó, không có lý do nào có thể chấp nhận được để cho phép dự án SCoPEx được tiến hành ở Thụy Điển hoặc ở những nơi khác”.

Hội đồng tiếp tục chỉ trích việc các nhà nghiên cứu không tham khảo ý kiến với những người trong vùng có thể chịu nguy cơ tiềm tàng từ cuộc thử nghiệm. “Chúng tôi thấy điều đáng chú ý là dự án này đã tiến xa quá mức mà không cần xin giấy phép hoặc tham gia bất kỳ cuộc đối thoại nào với chính phủ Thụy Điển, như chúng tôi, Chính quyền, cộng đồng nghiên cứu Thụy Điển, xã hội dân sự Thụy Điển hoặc người dân Saami”.

Đáp trả lại, Giáo sư Vật lý Ứng dụng SEAS David W. Keith, một trong những giảng viên dẫn đầu dự án SCoPEx cho biết, ông không đồng ý với kết luận của Hội đồng Saami rằng dự án có thể khiến mọi người gặp rủi ro.

Dự án rải phấn lên tầng bình lưu làm giảm nóng Trái đất của Bill Gates bị tuýt còi - Bill Gates
Ảnh: @Pixabay.

Ông cũng phản đối việc Hội đồng Saami mô tả sự qua mặt của đề án. Keith cho biết, các chuyên gia đã tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu Thụy Điển và chính phủ Thụy Điển. Keith cũng nói thêm rằng, các nhà nghiên cứu đã viết thư cho Hội đồng Saami đề nghị một cuộc trò chuyện để thảo luận về dự án, nhưng Hội đồng đã từ chối.

Bên cạnh đó, cùng quan điểm với Hội đồng Saami, các chuyên gia quốc tế cho rằng ý tưởng này có thể sẽ là thảm họa kép.

Các chuyên gia quốc tế còn cảnh báo rằng, kỹ thuật bất thường này có thể gây ra thảm họa cho các hệ thống thời tiết theo những cách mà không ai có thể đoán trước được, đồng thời, nhiều khả năng cũng có thể làm hỏng tầng ozon bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ cực tím nguy hiểm, gây ra tình trạng làm hỏng DNA của con người và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Giáo sư Đại học Edinburgh, Stuart Haszeldine nói với trang Times rằng, việc chặn ánh nắng Mặt trời sẽ không là gì cả, nếu không loại bỏ nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Ông giải thích rằng, nếu không giải quyết ô nhiễm, trước hết chúng ta sẽ phải tiếp tục có nhiều bụi ô nhiễm vào tầng bình lưu, điều này sẽ khiến bầu trời ban ngày đổi sắc và nhiệt độ cứ thế kèm theo đó mà tăng thêm, cái này chúng ta gọi là thảm họa kép nếu nguồn gốc ô nhiễm không được giải quyết.

Còn giáo sư David King đến từ Đại học Cambridge nói với The Times rằng, nên có một lệnh tạm hoãn đối với việc triển khai kỹ thuật này. Ông nói rằng nó có thể là thảm họa đối với các hệ thống thời tiết theo những cách mà không ai có thể dự đoán được, vì vậy dữ liệu nên được thu thập thông qua mô hình hóa học và các kỹ thuật khác ít có sự can thiệp trực tiếp như vậy.

Theo Popularmechanics

Có thể bạn quan tâm
Chống độc quyền, Hoa Kỳ ra dự luật cấm các hãng công nghệ lớn mua lại, sáp nhập công ty khác

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley vừa đưa ra một dự luật cấm tất cả các vụ sáp nhập và mua lại của bất kỳ công ty công nghệ nào có giá trị thị trường lớn hơn 100 tỷ USD. Danh mục nêu đích danh 5 công ty Big Tech của Mỹ.

Thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt trên smartphone sẽ tăng mạnh

Phân tích mới cho thấy, nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ xác thực sinh trắc học khác sẽ ngày càng giúp giữ an toàn cho các khoản thanh toán di động khỏi những kẻ gian lận.

Nhờ lệnh cấm Huawei, nhân viên nhà máy chip Đài Loan giàu lên đua nhau tậu căn hộ triệu USD

Với việc đơn đặt hàng tới tấp chuyển sang TSMC kể từ sau lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người dân Đài Loan.

Việt Nam đưa 10 gram hạt giống thảo mộc lên trồng trên trạm vũ trụ quốc tế

Nằm trong dự án “Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” – AhiS, mới đây Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đưa 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu vào không gian.

Bị phạt 2,8 tỷ USD, giá trị cổ phiếu Alibaba bỗng nhiên tăng vọt

Giá trị cổ phiếu của Alibaba tại Hồng Kông đã tăng 8% trong phiên giao dịch đầu ngày 12/4 sau khi công ty này bị Cục Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) phạt 2,78 tỷ USD vì vi phạm chống độc quyền.

Microsoft đàm phán mua Nuance giá 16 tỷ USD để sở hữu công nghệ nhận dạng giọng nói

Một báo cáo từ CNBC hôm 11/4 cho biết, Microsoft được cho là đang trong quá trình đàm phán nhằm mua lại công ty nhận dạng giọng nói Nuance Communications, và thương vụ có thể được công bố trong hôm nay (12/4).

Facebook xóa 16.000 nhóm mua và bán các đánh giá giả mạo về sản phẩm

Facebook đã xóa 16.000 nhóm bán hoặc mua các đánh giá giả mạo về sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng của mình sau khi bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Anh can thiệp lần thứ hai.

Top 10 smartphone bán chạy nhất toàn cầu tháng 1/2021

Counterpoint Research đã chia sẻ số liệu thống kê về những dòng smartphone phổ biến nhất trong tháng 1/2021 được người dùng chọn mua nhiều nhất.

Yêu cầu doanh nghiệp bán độc quyền, Alibaba bị phạt 2,78 tỷ USD

Ngày 10/4, Cục Quản lý Thị trường Nhà nước (Trung Quốc) đã phạt công ty thương mại điện tử Alibaba 18,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,78 tỷ USD) vì các hành vi được cho là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Samsung sẽ bắt tay với một thương hiệu máy ảnh nổi tiếng để nâng cấp camera di động?

Samsung đang đàm phán với nhà sản xuất máy ảnh Nhật Bản Olympus để sản xuất mô-đun máy ảnh cho điện thoại thông minh Samsung trong tương lai.