Đồng sáng lập Instagram cho biết ứng dụng đã “đánh mất linh hồn’

Kevin Systrom cho biết trước đây thường truy cập Instagram để xem bạn bè và gia đình của anh ấy đang làm gì, nhưng giờ đây nó đã trở thành một bộ máy kinh doanh khi những người sáng tạo và thương hiệu sử dụng nền tảng này để kiếm tiền. Ảnh: @AFP.

Kevin Systrom tuyên bố rằng, các ưu đãi của Instagram hướng đến nhiều hoạt động thương mại hơn, nhiều nghệ sĩ hơn, nhiều mối quan hệ đối tác hơn và nhiều tiền quảng cáo hơn, điều này có thể gây ra những tác động xã hội ngoài ý muốn.

Vốn dĩ, Instagram là dịch vụ mạng xã hội chia sẻ ảnh và video hiện thuộc sở hữu của Meta Platforms, trước đây gọi là Facebook, Inc, cùng một tập đoàn công nghệ sở hữu Facebook và WhatsApp.

Sau lần ra mắt đầu tiên vào tháng 10 năm 2010 bởi Kevin Systrom và Mike Krieger, ứng dụng này đã phát triển ồ ạt và từ một không gian dành cho bạn bè và gia đình chia sẻ hình ảnh hàng ngày của họ trên nguồn cấp dữ liệu để kết hợp các câu chuyện theo phong cách TikTok, sau đó phát triển thêm tính năng Story tương tự như Snapchat ,và có thêm tính năng mua và bán sản phẩm qua hạng mục Mua sắm trên Instagram.

Hiện có hơn một tỷ người dùng Instagram. Tất cả chúng ta đều đã thấy các bài đăng và quảng cáo được tài trợ từ những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng hàng đầu trên ứng dụng. Sau đó, ứng dụng đã phát triển thành thị trường dành cho những người có ảnh hưởng và người đồng sáng lập Kevin Systrom không hài lòng về điều đó.

Người đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom cho biết ứng dụng này đã “mất linh hồn” trong một tập podcast “On with Kara Swisher” hôm 17/3. Anh ấy nói, ứng dụng này từng dành cho gia đình và bạn bè để chia sẻ ảnh. Bây giờ, nó được sử dụng thương mại hóa để kiếm tiền đồng nghĩa làm đánh mất đi một số thứ.

“Tôi nghĩ rằng Meta đã đánh mất linh hồn của thứ cốt lõi đã tạo nên Instagram”, Systrom nói trong một cuộc phỏng vấn podcast với phóng viên công nghệ Kara Swisher.
Systrom cho biết anh từng lên Instagram để xem bạn bè và gia đình đang làm gì, nhưng kể từ đó nó đã trở thành một bộ máy kinh doanh khi những người sáng tạo và thương hiệu sử dụng nền tảng này để kiếm tiền là chính.

Anh ấy nói: “Tôi nghĩ điều đáng tiếc lớn nhất của tôi ở Instagram là mức độ thương mại của nó”. Systrom nói: “Vấn đề là các ưu đãi của Instagram là hướng đến nhiều người sáng tạo hơn, nhiều giao dịch thương mại hơn, nhiều tiền quảng cáo hơn, điều này có thể gây ra những hậu quả xã hội không lường trước được”.

“Điều này hiện đã tập trung năng lượng vào những người sống cuộc sống dường như tuyệt vời không có giới hạn, làm những điều tuyệt vời nhất, trông đẹp nhất, mặc những bộ quần áo đẹp nhất”, Systrom khẳng định chính điều đó cũng vô tình tạo ra một động lực đáng sợ, nơi người dùng Instagram tin rằng những viễn cảnh, khoảnh khắc tuyệt vời được tuyển chọn mà họ nhìn thấy trên ứng dụng là cuộc sống thực, mà không biết có nhiều yếu tố ảo ẩn đằng sau đó.

“Cuộc sống thực sự khó khăn và bất cứ điều gì mọi người đăng trên Instagram đều chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”, anh nói. “Đây là cuộc đua đến tận cùng xem ai có thể là người hoàn hảo nhất nhận ra những gì thực hư xuất hiện trên đó”.

Trên thực tế, nhà đồng sáng lập đã chứng kiến ​​quá trình chuyển đổi của Instagram diễn ra trên nguồn cấp dữ liệu của chính mình. Anh ấy nói rằng anh ấy có những người bạn đã từng tải lên những bức ảnh về cuộc sống hàng ngày của họ, mà giờ đây họ chỉ đăng những bức ảnh, nội dung mang tính chất kinh doanh, quảng cáo là chính, cùng các hashtag quảng cáo liên quan xuất hiện ồ ạt trên các bài đăng.

Đồng sáng lập Instagram cho biết ứng dụng đã “đánh mất linh hồn' - Instagram
Người sáng lập Instagram không hài lòng với ứng dụng này, nói rằng nó đã mất linh hồn. Ảnh: @AFP.

“Đối với tôi, đó không phải là Instagram mà chúng tôi đã bắt đầu”, Systrom nói. Anh ấy gọi BeReal là một ứng dụng thay thế, nơi mọi người có thể là chính mình và bắt gặp chính mình trong những khoảnh khắc thực.Việc ra mắt của ứng dụng BeReal diễn ra vào thời điểm có nhiều biến động mới trong thế giới truyền thông xã hội. Trước những biến động và sự không chắc chắn tại Twitter dưới thời chủ sở hữu mới Elon Musk, một số dịch vụ mới hơn đã tìm thấy lực kéo giúp người dùng nhận tin tức và cập nhật cá nhân trong nguồn cấp dữ liệu.

Và suy nghĩ của Systrom về Instagram xuất hiện sau gần 5 năm sau khi anh rời công ty vào năm 2018 do căng thẳng ngày càng tăng với Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg. Anh đã bán Instagram cho Facebook, nay là Meta, vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD. Và anh ấy hiện là một trong những người đồng sáng lập Artifact, một ứng dụng tin tức do AI cung cấp đã được ra mắt vào đầu năm nay. Artifact được mô tả là một trình đọc tin tức sử dụng công nghệ máy học để cá nhân hóa trải nghiệm cho người dùng cuối, đồng thời thêm các yếu tố xã hội cho phép người dùng thảo luận về các bài báo cùng chủ đề mà bạn bè cùng quan tâm.

Theo Businessinsider/Unilad

Có thể bạn quan tâm
Xiaomi tung loạt camera thông minh được nâng cấp toàn diện

Ngày 17/3, Xiaomi Việt Nam giới thiệu đến người dùng các dòng camera thông minh được nâng cấp toàn diện từ độ phân giải, khẩu độ, đèn hồng ngoại…

Copilot sắp có mặt trên tất cả các ứng dụng của Microsoft 365

Ngày 16/3, Microsoft chính thức thông báo tích hợp sức mạnh của AI thế hệ tiếp theo vào các công cụ làm việc với Microsoft 365 Copilot.

YouTube TV tăng giá lên 73 USD mỗi tháng

YouTube TV trở thành dịch vụ truyền hình internet mới nhất tham gia vào cuộc đua tăng giá dịch vụ, với phí sử dụng mỗi tháng từ 65 USD lên 73 USD.

realme C55 với “Dynamic Island” bán ra chỉ từ 4,79 triệu đồng

realme C55, sản phẩm chủ lực ở phân khúc giá thấp của realme có camera 64MP và bộ nhớ 256GB

Bosch giới thiệu 200 mã màu mới cho bàn gọi thông minh DICENTIS Flush

DICENTIS Flush là giải pháp bàn gọi thông minh dựa trên nền tảng IP với thiết kế có khả năng hoàn thiện mọi không gian phòng họp được Bosch ra mắt vào năm vừa qua. Tiếp nối hành trình “Sáng tạo vì cuộc sống”, Bosch vừa chính thức giới thiệu hơn 200 lựa chọn màu sắc cho thiết bị này.

Thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin sẽ không liên lạc được sau 31/3/2023

Theo quy định, sau ngày 31/3/2023, nếu khách hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 1 chiều và tiếp tục gửi tin nhắn thông báo tới chủ thuê bao.

Samsung ra mắt thế hệ Galaxy A54 5G, A34 5G và A14 LTE mới, tầm trung hướng giới trẻ

Samsung đã chính thức giới thiệu thế hệ Galaxy A Series mới gồm Galaxy A54 5G, Galaxy A34 5G và Galaxy A14 LTE với các cải tiến đa dạng tác vụ theo nhu cầu cho người dùng trẻ.

OpenAI phát hành GPT-4: Nhanh hơn, tốt hơn và đắt hơn

OpenAI vừa công bố GPT-4, phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ học sâu được quảng cáo là thông minh hơn và có nhiều khả năng hơn ChatGPT.

Cuộc chiến công nghệ bán dẫn Mỹ – Trung tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung

Mỹ và Trung Quốc mở ra một cuộc chiến công nghệ, trong đó mỗi bên đều đang tìm cách dẫn đầu sự phát triển công nghệ hơn đối phương.

Ra mắt Kaspersky XDR chống lại tấn công ransomware có chủ đích tại Việt Nam

Ngày 14/3, Kaspersky chính thức giới thiệu đến thị trường Việt Nam nền tảng Kaspersky Extended Detection and Response (XDR), giúp doanh nghiệp ngăn chặn các tấn công có chủ đích do ransomware (mã độc tống tiền) gây ra.