Số liệu thống kê trên 10.000 nhà bán hàng tham gia khảo sát thường niên của Sapo cho thấy, năm 2020 là một năm khó khăn đối với những nhà bán hàng, đặc biệt trong các ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, đã có tín hiệu lạc quan và tin tưởng vào sự vực dậy của thị trường năm 2021.
Chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang đa kênh
Khảo sát cho thấy, 69% cửa hàng bán lẻ trực tiếp, 76% nhà hàng, quán cafe và 59% cửa hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) bị giảm doanh thu hoặc chỉ duy trì doanh thu ở mức tương đương năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm được cho là do tác động mạnh của dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ miền Trung gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Mặc dù thị trường mang đến nhiều thách thức nhưng kết quả kinh doanh năm 2020 vẫn cho thấy những tín hiệu đáng mừng. 30,6% nhà bán hàng cho biết họ có sự tăng trưởng doanh thu so với năm 2019. Đặc điểm chung của nhóm này là đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình sang bán hàng đa kênh để thích ứng với biến động thị trường.
Mô hình bán hàng đa kênh thể hiện ưu thế trong mùa dịch, có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên sàn TMĐT, Facebook và Website ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh. Nhằm đối phó với dịch bệnh, các mô hình kinh doanh truyền thống đều đẩy mạnh kênh bán hàng online hơn trước. Gần 24% nhà bán lẻ chuyển đổi hoàn toàn từ bán hàng truyền thống sang bán hàng online, nhờ vậy 56% trong số họ đã có sự hồi phục kinh doanh đạt hoặc vượt mức doanh thu của thời điểm trước khi diễn ra Covid-19.
Sàn TMĐT vươn lên vị trí số 1, thanh toán bằng QR Code lên ngôi
Nếu theo số liệu 2019, kênh bán hàng trên sàn TMĐT chỉ xếp vị trí thứ 4 trong danh sách các kênh bán hiệu quả thì năm 2020, kênh này đã vươn lên chiếm vị trí số 1 mà trước đó vị trí này thuộc về Facebook. Tuy vậy, quảng cáo Facebook vẫn là hình thức được đầu tư nhiều chi phí nhất mặc dù nhiều chủ cửa hàng bị khóa tài khoản hoặc không sử dụng được mẫu quảng cáo mới. Xếp ngay sau đó là quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội mới (TikTok, Zalo) và quảng cáo trên sàn TMĐT. Sự chuyển đổi về kênh bán hàng này và tình hình sụt giảm doanh thu đã ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo tiếp thị trung bình của mỗi nhà bán hàng. Cụ thể ngân sách marketing 2020 phổ biến nhất là dưới 10% doanh thu (chiếm tỷ lệ 56%), thấp hơn so với mức trung bình 10-20% doanh thu của năm 2019.
Năm 2020, giãn cách xã hội đã thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm của người mua hàng, nhu cầu mua sắm từ xa bùng nổ khiến cho việc bán hàng online trở thành một điều tất yếu. Trong bối cảnh đó, vai trò của vận chuyển trong năm 2020 cũng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết và trở thành yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà bán hàng.
Năm 2019 khách đến lấy hàng trực tiếp là hình thức phổ biến nhất, nhưng năm 2020 việc sử dụng đơn vị chuyển phát đã chiếm ưu thế (59%), sau đó là đến tự ship hàng hay sử dụng các dịch vụ Shipper công nghệ giao hàng nhanh tức thì. Khảo sát còn chỉ ra rằng, 41% nhà bán hàng cho biết yếu tố tiên quyết khi chọn lựa đơn vị vận chuyển của họ là “tốc độ giao hàng”.
Bên cạnh hai hình thức thanh toán quen thuộc là Tiền mặt và Chuyển khoản ngân hàng, hình thức QR code cũng đã phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, tăng từ top 6 (năm 2019) lên top 3 với 12,7% cửa hàng thường xuyên sử dụng. Lý do tăng trưởng chính là sự tham gia thị trường của các kỳ lân trong lĩnh vực tài chính (Fintech), cụ thể là các ví điện tử với nhiều ưu đãi lớn cho người tiêu dùng và chủ cửa hàng, cũng như mức độ tiện lợi trong sử dụng và đối soát của thanh toán không tiền mặt.
Doanh nghiệp thích nghi và sẽ có sự bứt phá trong năm 2021
2020 vẫn là một năm phổ biến của các đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ (1 cửa hàng, dưới 5 nhân viên). Theo số liệu thống kê, số lượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2019, hiện đứng thứ 3 trong top 10 ngành kinh doanh phổ biến nhất năm 2020.
Điện tử – Điện máy là nhóm ngành có doanh thu trung bình năm cao nhất. Thực phẩm – Y tế dù không nằm trong top ngành kinh doanh phổ biến nhưng doanh thu trung bình năm tăng trưởng hơn 30% so với năm trước. Theo chia sẻ của các nhà bán hàng, 2020 là một năm mà người tiêu dùng bắt đầu quan tâm hơn về sức khỏe, chăm sóc cá nhân, vì vậy mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng, vật dụng y tế hay sản phẩm điện tử bảo vệ sức khoẻ có sự tăng trưởng mạnh.
Báo cáo cũng cho thấy, 6% chủ shop bi quan về tình hình thị trường, cho rằng nền kinh tế chưa phục hồi hậu đại dịch, chịu tác động xấu của kinh tế thế giới, trong khi có đến 70% chủ shop tin tưởng và kỳ vọng lớn vào khả năng phát triển của năm 2021.
Bà Lê Thị Dung, Giám đốc Tăng trưởng Công ty cổ phần công nghệ Sapo nhận định, so với 2018 và 2019, điểm khác biệt lớn nhất của năm 2020 nằm ở kênh bán hàng. Nhằm vượt qua biến động lớn của thị trường, nhiều nhà bán hàng chọn giải pháp bắt đầu bán hàng online hoặc đẩy mạnh kinh doanh trên các trang TMĐT.
Dự đoán sang năm 2021, xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi mạnh mẽ sang bán hàng đa kênh, đẩy mạnh bán hàng online bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống. Không chỉ đầu tư cho kênh bán hàng, nhà bán lẻ cũng cần tập trung phân bổ ngân sách marketing, tiếp thị, quảng cáo để đáp ứng được tiêu chí hiệu quả cao và chi phí phù hợp.
Bức tranh kinh doanh 2020 nhiều mảng màu sáng tối, trong đó mảng màu tối liên quan nhiều đến dịch Covid-19 với những con số sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch. 6 tháng cuối năm 2020 với những gam màu sáng hơn, là bước đệm tốt chuẩn bị cho năm 2021 nhiều bứt phá. Biết tận dụng thế mạnh của từng kênh, kết hợp với công nghệ tiết kiệm nguồn lực, tối ưu hiệu quả kinh doanh, các cửa hàng và doanh nghiệp sẽ thích nghi và có bước chạy đà vững chắc để tăng trưởng trong những năm sắp tới.
Theo chia sẻ của Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á của Xiaomi toàn cầu, các thiết bị AIoT được phát triển xoay quanh smartphone để xây dựng một hệ sinh thái sống thông minh và góp phần gia tăng phạm vi tiếp cận của Xiaomi.
Globe Telecom, nhà khai thác mạng di động lớn ở Philippines với trên 80 triệu khách hàng, đã chuyển phần lớn cơ sở hạ tầng công nghệ của mình sang nền tảng đám mây Amazon Web Services (AWS) để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
1,175 tỷ cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam với mã chứng khoán MSB chính thức niêm yết trên Sàn Chứng khoán TPHCM.
Tổ chức Chống lừa đảo Toàn cầu (Anti- Phishing Working Group – APWG) vừa công bố Công ty An ninh mạng Viettel là thành viên mới nhất tham gia vào mạng lưới này.
Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam (thuộc Panasonic Việt Nam) vinh dự nhận giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 do Bộ Công thương tổ chức với loạt sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
Một báo cáo đến từ Ấn Độ cho biết, theo luật pháp nước này, Apple phải chịu trách nhiệm pháp lý cuối cùng về mức lương thấp tại nhà máy lắp ráp iPhone của Wistron gần Bangalore.
Máy lọc không khí chế độ kép (Dual-Mode Air Scrubber) và Máy lọc không khí (Negative Air Machine) OptiClean™ của Carrier vừa được vinh danh là một trong 100 Phát minh tuyệt vời nhất năm 2020 theo bình chọn của Tạp chí TIME của Mỹ.
Ngày 21/12/2020, Bệnh viện Lê Lợi (Vũng Tàu) phối hợp với Công ty Cổ phần Ứng dụng PKH đã ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên trong việc triển khai Giải pháp đặt khám trực tuyến MedPro với tên ứng dụng là “Bệnh viện Lê Lợi”.
Bằng việc thành lập văn phòng, Garmin Vietnam sẽ chính thức hoạt động từ tháng 1/2021 tại TPHCM, mang nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của hãng này cho người dùng tại Việt Nam.
Keysight Technologies vừa ra mắt giải pháp đo kiểm 800G mới giúp xác thực độ chính xác của các giao diện quang điện, đẩy nhanh sự phát triển của các công nghệ trung tâm dữ liệu thế hệ tiếp theo, trong đó bao gồm giải pháp đo kiểm tiền hợp quy cho thiết bị thu phát 100Gb/giây.