Doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên đầu tư khả năng phục hồi an ninh mạng

Theo Báo cáo Kết quả Bảo mật (Security Outcomes Report), bản nghiên cứu thường niên mới nhất của Cisco vừa công bố, khả năng phục hồi an ninh mạng chính là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm hướng bảo vệ mình trước những mối đe doạ bảo mật đang gia tăng nhanh chóng.

Nghiên cứu đã xác định 7 yếu tố thành công hàng đầu góp phần tăng cường khả năng phục hồi bảo mật của doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào những yếu tố dựa trên văn hoá, môi trường và giải pháp mà doanh nghiệp tận dụng để đạt được khả năng bảo mật. Các kết quả nghiên cứu này được rút ra dựa trên một cuộc khảo sát với hơn 4.700 người tham gia đến từ 26 quốc gia.

Khả năng phục hồi đã trở thành ưu tiên hàng đầu khi có tới 63% các tổ chức được khảo sát cho biết họ đã đối mặt với một sự cố an ninh mạng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong hai năm qua. Những loại hình tấn công phổ biến là DDoS – tấn công từ chối dịch vụ phân tán (71%), data breach – rò rỉ dữ liệu (64%), mất mạng hoặc hệ thống ngừng hoạt động (55%) và ransomware – phần mềm tống tiền (52%).

Những sự cố trên đều dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với các công ty không may trở thành “nạn nhân”, kéo theo đó là cả một hệ sinh thái của các tổ chức mà họ hợp tác kinh doanh. Các hậu quả phổ biến nhất bao gồm gián đoạn CNTT/liên lạc, gián đoạn chuỗi cung ứng, mất lợi thế cạnh tranh cũng như chi phí ứng phó và phục hồi lớn.

Với mức độ rủi ro cao như vậy, không có gì ngạc nhiên khi 97% Giám đốc điều hành được khảo sát chia sẻ rằng khả năng phục hồi an ninh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với họ. Những kết quả trong bản báo cáo cũng nhấn mạnh thêm rằng các mục tiêu chính của khả năng phục hồi bảo mật đối với các nhà lãnh đạo và nhóm của họ là giảm thiểu tổn thất tài chính do các sự cố an ninh mạng gây ra, đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh trước những sự cố gián đoạn dịch vụ và ngăn chặn các sự cố và tổn thất lớn về an ninh bảo mật. 

Bà Helen Patton, Giám đốc An ninh thông tin, nhóm Bảo mật Doanh nghiệp Cisco cho biết, công nghệ đang biến đổi các doanh nghiệp ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy trước đây. Điều này đang tạo ra những cơ hội mới, song cũng mang đến những thách thức, đặc biệt là về bảo mật. Để có thể giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần có khả năng dự đoán, xác định và chống lại các mối đe dọa an ninh mạng, và nếu có gặp phải sự cố thì cũng có thể nhanh chóng phục hồi từ đó.

Báo cáo năm nay đã phát triển một phương pháp đánh giá khả năng phục hồi bảo mật của các tổ chức dựa trên một thang điểm và xác định 7 yếu tố thành công dựa trên dữ liệu. Theo đó, nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng bảo mật là nỗ lực của con người vì khả năng lãnh đạo, văn hóa công ty và nguồn nhân lực có tác động đáng kể đến khả năng phục hồi. Trên toàn thế giới, các tổ chức nhận được sự hỗ trợ an ninh yếu kém đạt điểm thấp hơn 39% so với những tổ chức có sự hỗ trợ nhiệt tình từ lãnh đạo. Các doanh nghiệp có văn hoá bảo mật thông tin xuất sắc đạt điểm số trung bình cao hơn 46% so với những doanh nghiệp khác. Các công ty tận dụng các nguồn nhân lực nội bộ và khả năng của nhân viên để ứng phó với các sự cố an ninh giúp khả năng phục hồi tăng 15%.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đơn giản hóa trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm lưu trữ tại chỗ (on-premise) sang môi trường điện toán đám mây. Các công ty sở hữu cơ sở hạ tầng công nghệ chủ yếu dựa trên phần mềm lưu trữ tại chỗ (on-premise) hoặc chủ yếu dựa trên đám mây có điểm số về khả năng phục hồi bảo mật cao nhất và gần như cho ra kết quả giống nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu chuyển đổi từ môi trường tại chỗ (on-premise) sang môi trường đám mây lai đã ghi nhận điểm số giảm từ 8,5 đến 14%, tùy thuộc vào mức độ phức tạp trong quản lý môi trường kết hợp.

Cuối cùng, việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp bảo mật tiên tiến có tác động đáng kể đến khả năng phục hồi. Trên phạm vi toàn cầu, các công ty triển khai mô hình Zero Trust hoàn thiện có điểm số về khả năng phục hồi cao hơn 30% so với những công ty không triển khai mô hình này. Các tổ chức với khả năng phát hiện và phản hồi mở rộng nâng cao có điểm số cao hơn 45% so với những tổ chức không có giải pháp phát hiện và phản hồi. Hội tụ mạng và bảo mật thành một kiến trúc SASE hoàn thiện trên nền tảng đám mây đã giúp tăng điểm số về khả năng phục hồi bảo mật lên 27%.

Có thể bạn quan tâm
Xu hướng mở rộng kênh bán hàng trong năm 2023

Kết quả khảo sát trên 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của Nền tảng quản lý và bán hàng Sapo cho thấy, tình hình kinh doanh ngành bán lẻ năm 2022 có nhiều sự khởi sắc so với năm 2021 – về doanh thu, quy mô kinh doanh cũng như kênh bán hàng, vận chuyển và thanh toán. Đáng chú ý, xu hướng bán lẻ đa kênh ngày càng được nhân rộng và sự quay trở lại ưu tiên hàng đầu của tiền mặt trong thanh toán.

5 công nghệ đột phá của ngành y tế mới nhất

Một số công nghệ nổi bật được dự đoán sẽ định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe vừa được công bố những ngày đầu 2023

AirPods Lite sắp ra mắt để cạnh tranh phân khúc tai nghe giá rẻ

Mặc dù vẫn dẫn đầu thị trường tai nghe không dây nhưng Apple được cho là đang phát triển phiên bản rẻ hơn của AirPods để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Bị Covid-19 vùi dập, Trung Quốc tạm dừng chi tiêu khổng lồ cho ngành chip

Trung Quốc có thể đang tạm dừng các khoản đầu tư lớn vào xây dựng ngành công nghiệp chip vốn dùng để cạnh tranh với Mỹ, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại trên toàn quốc.

Galaxy S23 sẽ có bộ nhớ trong tiêu chuẩn tăng vọt

Samsung được cho là sẽ trình làng dòng Galaxy S23 vào ngày 1/2 tới đây, vì vậy ngày càng nhiều tin đồn về sản phẩm này bắt đầu xuất hiện, với tin tức mới nhất liên quan đến bộ nhớ trong của máy.

Giá thay thế pin của Apple sắp tăng từ 20 đến 50 USD

Nếu muốn một pin mới cho iPhone, iPad hoặc MacBook, người dùng có thể phải thay thế nó trước ngày 1/3 năm nay trước khi mức phí mới được áp dụng.

Sốt dịch vụ thuê người ảo AI tại Trung Quốc

Người ảo hỗ trợ AI đã và đang trở thành cơn sốt ở Trung Quốc.

Huawei công bố thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng vì lệnh trừng phạt của Mỹ

Huawei cho biết công ty đã thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng bởi các lệnh trừng phạt cứng rắn của chính phủ Mỹ, đồng thời báo cáo rằng doanh số bán thiết bị viễn thông đã tăng lên.

5 bước quan trọng để bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp trong mùa lễ Tết

Những ngày làm việc cuối cùng của năm là thời điểm lý tưởng để hoàn thành mọi công việc cấp bách, tổng kết thành tích và lên kế hoạch cho năm tiếp theo. Trong giai đoạn này, vấn đề an ninh mạng cũng không kém phần quan trọng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo các bước dưới đây để bảo vệ công ty của mình trước tấn công mạng.

Khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Ngày 29/12/2022, Bộ Nội vụ đã chính thức đưa hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đi vào hoạt động. Sau 8 tháng triển khai thí điểm, hệ thống đã hoàn thành kết nối và đồng bộ với trên 35 bộ, ngành địa phương và đang tiếp tục mở rộng triển khai trên quy mô toàn quốc.