Doanh nghiệp và người lao động sẽ có chiến lược tuyển dụng mới hậu đại dịch

Công nghệ thông tin là ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trong đại dịch.

Báo cáo về “Thị trường lao động trong làn sóng Covid thứ 4: Thực trạng và Hướng đi” do VietnamWorks vừa công bố đã ghi nhận bức tranh khá rõ nét về hiện trạng của doanh nghiệp và người lao động Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh. Dự báo để thích ứng với tình hình mới, cả doanh nghiệp và người lao động sẽ có những chiến lược tuyển dụng và tìm việc theo định hướng mới.

49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương và phúc lợi. Làn sóng dịch Covid lần thứ tư diễn biến phức tạp, mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cả ba đợt dịch trước cộng lại. Theo thống kê của khảo sát, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra, đồng thời, có khoảng 11,6% doanh nghiệp tiếp tục gia tăng tuyển dụng trong thời điểm này. 3% doanh nghiệp đã tạm thời dừng hoạt động; 9,4% doanh nghiệp đã chọn cắt giảm nhân sự và cắt giảm lương, 7,3% đã cắt giảm nhân sự nhưng vẫn giữ nguyên lương, phúc lợi trước khi đại dịch xảy ra, và 18,9% chọn cắt giảm lương và phúc lợi nhằm giảm chi phí cho nguồn nhân lực hằng tháng cũng như thu nhỏ lại quy mô doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, thống kê của khảo sát cũng cho thấy vẫn có những doanh nghiệp duy trì ổn định, thích ứng với bối cảnh toàn cầu. So sánh số liệu với báo cáo “COVID-19 VÀ THỊ TRƯỜNG NHÂN LỰC – Những Thách Thức Để Tiến Tới Trạng Thái Bình Thường Mới” được công bố vào năm 2020 bởi VietnamWorks, báo cáo ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp “Không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra” hiện tại đang chiếm 49,9% (2021), so với 43,2% (2020). 

Dữ liệu của khảo sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn cam kết đảm bảo số lượng người lao động, mức lương và các chế độ phúc lợi trong đợt dịch kéo dài lần này. Các doanh nghiệp này chủ yếu từ nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, CNTT và Xuất-Nhập khẩu với tỷ lệ: 28,8% là doanh nghiệp có quy mô từ 10-50 nhân lực; 24,1% là doanh nghiệp có quy mô từ 101-300 nhân lực; 16,2% là doanh nghiệp có quy mô 51-100; 16,2% là doanh nghiệp có quy mô hơn 1000 nhân lực.

Doanh nghiệp CNTT quy mô từ 101 – 300 nhân lực có sự tăng trưởng lớn nhất về tuyển dụng. Dựa trên khảo sát, mức độ tăng trưởng về tuyển dụng tại các doanh nghiệp trong thời gian này tại Hà Nội có tỷ lệ cao hơn TP. Hồ Chí Minh, lần lượt là 50% và 45,2%. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT có quy mô từ 101 – 300 nhân lực có sự tăng trưởng lớn nhất về tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Hà Nội có quy mô 10-50 nhân lực và 101-300 nhân lực còn chú trọng tăng tuyển nhân sự cho các vị trí Kinh doanh/Bán hàng.

Báo cáo cũng ghi nhận, doanh nghiệp mảng Du lịch/Khách sạn cắt giảm lương nhiều nhất, và doanh nghiệp ngành Tài chính – Bảo hiểm – Ngân hàng cắt giảm lương ít nhất. Khoảng 3,7% doanh nghiệp Nhà hàng/Khách sạn/Du lịch – Giáo dục/Đào tạo có quy mô từ 10-100 nhân lực đã giảm 80% lương. 9,9% doanh nghiệp có quy mô từ 51-300 nhân lực thuộc ngành Giáo Dục/Đào tạo đã cắt giảm 50-75% lương. Đối với Ngành Điện tử – Điện tử viễn thông, Tài chính/ Ngân hàng/ Bảo hiểm có quy mô hơn 1000 người lao động với 19,3% doanh nghiệp cắt giảm ở mức thấp nhất là 5-10% lương và phúc lợi.

Thực tập sinh – Nhân viên mới ra trường – Nhân viên ít kinh nghiệm bị cắt giảm công việc nhiều nhất. Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi Covid, nhiều doanh nghiệp có xu hướng giữ chân các nhân sự có thâm niên hoặc các nhân sự đang giữ các vị trí cấp trung và cấp cao. Đối với các nhân sự là Thực tập sinh và Sinh viên mới ra trường, tỷ lệ cắt giảm các vị trí này là 40,5%. Đối với các nhân viên có ít kinh nghiệm, tỷ lệ này lên đến 42,3%.

Hành chính – Thư ký là phòng ban bị cắt giảm nhiều nhất. Kết quả của khảo sát cho thấy vẫn có nhiều doanh nghiệp cố gắng bảo toàn hoạt động của mỗi phòng ban để cùng nhau vượt qua cơn bão Covid-19 lần này. Tuy vậy, Hành chính – Thư ký hiện là một trong những phòng ban mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tiên trong đợt cắt giảm với 12,3%  ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tiếp theo là phòng Kinh doanh/Bán hàng chiếm 8,4% và Phòng Chăm sóc Khách hàng chiếm 4,7% ý kiến.

Nhà hàng – Du lịch – Khách sạn – Giáo dục – Đào tạo thuộc nhóm ngành nghề dừng hoạt động nhiều nhất. Theo khảo sát, có khoảng 25% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Nhà hàng/Khách sạn/Du lịch và Giáo dục/Đào tạo, có quy mô nhân lực từ 10-50 người đến 301-500 người đã dừng hoạt động. 

Ngoài ra, 16,7% thuộc ngành Xây dựng/Kiến trúc (quy mô 10-50 người), 16,7% là doanh nghiệp chuyên Gia công/Chế biến/ Sản xuất (quy mô 301-500 người), đang chịu ảnh hưởng nặng nề để có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian này. Với quyết định dừng hoạt động này, có thể thị trường tuyển dụng trong các lĩnh vực kể trên sẽ có nhiều biến động hơn và buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng đưa ra biện pháp để tiếp cận và thích nghi để có thể quay trở lại thị trường tuyển dụng.

56,7% doanh nghiệp tham gia khảo sát sẽ tuyển dụng ngay lập tức sau khi quay trở lại hoạt động bình thường. Tuy vậy, có khoảng 17,5% chưa thể ra đươc quyết định ngay lập tức liệu họ có thể tuyển dụng trở lại hay không. Bên cạnh đó, cũng có các doanh nghiệp cần thêm thời gian từ nửa tháng đến sau 6 tháng mới có thể tiếp tục tuyển dụng trở lại. Các con số này cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn cần sự phục hồi để có thể quay trở lại thị trường lao động.

50% doanh nghiệp tham gia khảo sát sẽ tuyển nhân viên hoàn toàn mới. Đây là một điểm đáng chú ý cho nhà tuyển dụng và người tìm việc. Có thể nói đây cũng là cơ hội quý giá cho các ứng viên đang đi tìm việc. Song vẫn có khoảng gần 37% doanh nghiệp tham gia khảo sát ưu tiên tuyển những người đã từng làm việc ở công ty sau đó mới tuyển người mới và 16,2% doanh nghiệp sẽ tuyển những người đã từng làm việc tại công ty ngay trước khi dịch bệnh xảy ra.

Phòng Kinh doanh – Bán hàng được ưu tiên tuyển dụng đầu tiên. Số liệu của báo cáo cho thấy, Phòng Kinh doanh – Bán hàng sẽ được tuyển dụng đầu tiên với gần 29% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tiếp theo là phòng Công nghệ thông tin với 21%. Phòng Marketing với 10,5%, Phòng Chăm sóc Khách hàng với 8% và phòng Tài chính kế toán với 5,4%.

Về thực trạng của Người lao động đối phó với dịch bệnh Covid, hơn 87% ứng viên tham gia khảo sát bị ảnh hưởng đến công việc. Khi được hỏi về tình trạng hiện nay, có đến 41,5% người lao động cho biết họ đã thôi việc và chưa có việc làm mới. Về lý do thôi việc, hơn 30% ứng viên cho biết họ nằm trong diện bị cắt giảm nhân sự của công ty. Tiếp theo, lý do người lao động nghỉ việc do bị cắt giảm lương và chế độ phúc lợi chiếm gần 25%. 

Theo một thống kê khác trong bản báo cáo, lý do khiến người lao động chưa muốn chuyển việc trong thời điểm này chủ yếu là không tìm được công việc phù hợp để ứng tuyển với 67% ý kiến từ người tham gia khảo sát. 30% cho biết họ đã gửi hồ sơ cá nhân (CV) nhưng chưa được nhà tuyển dụng liên hệ. 22% cho biết các công ty không tuyển dụng trong thời gian này nên các cơ hội việc làm lại càng khan hiếm. 20,1% người cho rằng vị trí mà các công ty đang tuyển dụng không phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của họ. 

Nhiều khó khăn khi người lao động làm việc tại nhà. Qua khảo sát, có 64% ứng viên cho biết họ đang làm việc tại nhà 100%. Nằm trong Top 3 các khó khăn thường gặp nhất khi làm việc từ xa bao gồm: Thiếu kết nối với quản lý trực tiếp và với đồng nghiệp chiếm gần 27% ý kiến – Hiệu quả lao động giảm sút chiếm gần 24% – Mất tập trung, sao nhãng trong công việc với 18% ý kiến đồng tình. Ngoài ra, những khó khăn khác cũng được số ít người lao động đưa ra như: Mạng wifi chậm, kết nối kém, không xác nhận được tình hình sản xuất thực tế, các hồ sơ chứng từ chưa được số hóa toàn bộ, thiếu công cụ phục vụ công việc, các thành viên không theo sát thời gian hoàn thành công việc, khó liên lạc và không giải quyết được vấn đề khẩn cấp…

52% ứng viên tham gia khảo sát cho biết họ áp dụng tiết kiệm chi phí sinh hoạt để vượt qua thời gian khó khăn trong đại dịch. Một biện pháp khác được 24,3% lựa chọn làm thêm bán thời gian một công việc thời vụ để đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó 16,6% số người đã nghỉ việc và chưa có việc làm thêm đã phải sử dụng đến tiền tiết kiệm, tích lũy trong thời gian này. Một số người lao động đã chọn phương án về quê để giảm tiền phòng trọ trên thành phố. Những phương pháp khác được người lao động đưa ra như: Vay tiền để trang trải cuộc sống, đầu tư chứng khoán, đàm phán lương với công ty hiện tại, học nghề mới, tự kinh doanh riêng…

Gần 52% ứng viên cho biết sẽ chuyển việc khi dịch Covid-19 kết thúc. Khi được hỏi về dự định trong tương lai, gần 52% người lao động cho biết sẽ chuyển việc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Bên cạnh đó, hơn 30% người lao động quyết định vẫn sẽ làm việc tại công ty nếu lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên. 11% người lao động sẽ đề nghị tăng lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên sau khi hết dịch. 

Từ kết quả khảo sát trên, theo đề xuất của VietnamWorks, đối với doanh nghiệp, dù ở trong giai đoạn chống dịch hay ở hậu Covid-19 cũng nên duy trì vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh tại nơi làm việc. Sau cơn bão này, doanh nghiệp nên lên kế hoạch chuẩn bị, ứng phó và kiểm soát dịch bệnh dành cho người lao động. Khi đóng vai trò chủ trương, doanh nghiệp sẽ có thể tính được mức độ khả thi của các dự án hiện tại theo nhiều giải pháp khác nhau, bao gồm cách làm việc từ xa, đưa ra chính sách hỗ trợ nhân viên kịp thời, ưu tiên cho sự linh hoạt giờ giấc,..

Đồng thời, doanh nghiệp cần phát triển nguồn nhân lực theo định hướng mới. Sau khi nền kinh tế hồi phục, nhiều ngành sẽ bắt đầu tiến vào giai đoạn hồi phục, đây cũng là lúc doanh nghiệp săn đón nhân tài với chính sách phúc lợi và mức lương khác nhau. Tuy nhiên, xã hội và nền kinh tế đang dần bước vào trạng thái bình thường mới, nên có lẽ người lao động cũng sẽ có những yêu cầu và nhận định mới trong quá trình tìm việc. Có thể, họ không chỉ đơn thuần tìm kiếm công việc có mức lương hay chế độ đãi ngộ hấp dẫn mà ứng viên sẽ còn cân nhắc về chế độ làm việc và mô hình vận hành của một doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên tận dụng điểm này để đưa ra những chiến lược mới để thu hút nhân tài khi thị trường lao động bắt đầu khôi phục

Đối với người lao động, cần thích ứng nhanh phương thức làm việc mới. Chế độ làm việc từ xa sẽ vẫn còn tiếp diễn đến khi chấm dứt được đại dịch, cuộc sống quay trở lại bình thường. Chính vì thế, người lao động hãy xem đây là chế độ làm việc chính thức và lâu dài chứ không phải là phương án ngắn hạn nhất thời của các công ty. Người lao động hãy thích nghi và cố gắng đảm bảo chất lượng công việc bằng những công cụ hỗ trợ làm việc từ xa hiệu quả.

Thị trường việc làm và tuyển dụng trong thời gian tới được dự báo sẽ là cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Sau đại dịch, nhà tuyển dụng có xu hướng tìm kiếm những ứng viên trình độ cao, chuyên môn tốt để có thể thích ứng linh hoạt với những thay đổi liên tục, nhất là trong giai đoạn này. Để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ngay từ bây giờ, các ứng viên hãy tích lũy cho mình những kiến thức, kỹ năng để nâng cao kinh nghiêm bản thân, tự tin đáp ứng được những yêu cầu cao của nhà tuyển dụng.

Có thể bạn quan tâm
Máy tính bảng Nokia T20 ra mắt, dùng pin 8.200mAh, giá 250 USD

HMD Global vừa trình làng chiếc máy tính bảng đầu tiên của mình – Nokia T20. Máy trang bị pin khủng và có mức giá 250 USD.

CEO Intel tự tin tuyên bố Alder Lake sẽ hạ bệ AMD

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, CEO Intel, ông Pat Gelsinger đã chia sẻ những nhận xét của mình liên quan đến trận chiến giữa công ty của ông với đối thủ AMD.

Facebook gặp sự cố toàn cầu, Telegram hưởng lợi khi có thêm 70 triệu người mới

Sự cố của Facebook đã giúp cho Telegram có được một lượng lớn người sử dụng mới. Thậm chí, CEO của Telegram cũng phải thừa nhận rằng đây là sự gia tăng số lượng người đùng đăng ký và hoạt động trên dịch vụ của họ.

Ra mắt ứng dụng nhắn tin Halome đa nền tảng

Ứng dụng nhắn tin đa nền tảng Halome ngay sau khi tung ra phiên bản Web vào ngày 10/9, đến ngày 5/10 tiếp tục ra mắt thêm phiên bản App cho người dùng iOS và Android.

Viettel ra mắt bộ ba ứng dụng công nghệ QR Code giúp doanh nghiệp chuyển đổi số

Ngày 6/10, Tổng Công ty Viễn thông Viettel công bố ra mắt 3 sản phẩm ứng dụng công nghệ QR Code là vMark, vMenu và vGift – dùng trong các lĩnh vực Ẩm thực, Bán lẻ, Nông nghiệp và Công thương.

Google tự động kích hoạt Xác thực hai bước cho 150 triệu tài khoản người dùng

Nhằm gia tăng khả năng bảo vệ tài khoản người dùng, Google sẽ tự động kích hoạt chế độ Xác thức hai bước cho 150 triệu tài khoản người dùng dù họ muốn hay không.

Windows 11 đã chính thức có mặt tại Việt Nam để trải nghiệm

Ngày 5/10, Microsoft chính thức công bố Windows 11 đã đến tay người dùng thông qua bản nâng cấp miễn phí trên các máy tính chạy Windows 10 đủ điều kiện và máy tính mới đã cài sẵn Windows 11.

Lenovo công bố các dòng ThinkBook được nâng cấp lên Windows 11

Lenovo vừa công bố một loạt các laptop dòng ThinkBook sẽ được cài đặt sẵn (pre-loaded) Windows 11 mới nhất của Microsoft.

Windows 11 chính thức được phát hành tại Việt Nam nhưng người dùng khó tiếp cận

Windows 11 đã chính thức được Microsoft phát hành trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, những yêu cầu về cấu hình cũng như yếu tố bảo mật đã khiến cho Windows 11 khó được phổ biến.

Thưởng từ 1 đến 3 triệu đồng cho người phát hiện lỗ hổng ứng dụng phòng chống dịch

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phát động chiến dịch tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng công nghệ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 qua nền tảng BugRank.