Doanh nghiệp không thể vuột mất cơ hội dù đang đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch

Ngày 3/12, diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến với chủ đề Tái thiết toàn diện, bứt phá trong Bình Thường Xanh (Thrive in The Green Normal) đã thu hút hơn 100.000 người tham dự trực tiếp trên nhiều nền tảng khác nhau. Điều đó cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp dành mối quan tâm rất lớn trong việc đi tìm những phương cách để trụ vững và vượt lên mạnh mẽ trong thời đại dịch hiện nay.

Vai trò của công nghệ trong thời kỳ phải sống chung với đại dịch

“Di chứng Covid-19” vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tiếp tục tăng. Theo số liệu thống kê từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, dưới tác động của dịch bệnh, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 11 tháng năm 2021 là 106.441 doanh nghiệp, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, việc chuyển hướng trong chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã giúp kinh tế – xã hội có sự khởi sắc và dần được khôi phục. Đây cũng là trật tự mới, một bình thường mới tiếp theo buộc chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và đời sống của các cá nhân vận hành theo phương thức mới “sống chung với lũ” – Bình Thường Xanh. 

Doanh nghiệp không thể vuột mất cơ hội dù đang đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch - Ong Truong Gia Binh Chu tich HDQT FPT chia se cong nghe vi nhan sinh 03.jpg
Ông Trương Gia Bình Chủ tịch HĐQT FPT chia sẻ công nghệ vị nhân sinh.

Tại sự kiện, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT đã đặt lại bài toán chung về Sứ mệnh của công nghệ trong Bình Thường Xanh:“Covid-19 ập đến như một tai họa. Doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc, cuộc sống đảo lộn. Chính trong thời điểm Covid-19 này chúng ta nhận ra rằng công nghệ đang mang một sứ mạng mới, công nghệ vị nhân sinh. Công nghệ vì cuộc sống của con người. Bằng công nghệ, chúng ta có thể chiến thắng Covid-19. Bằng công nghệ, các doanh nghiệp tái thiết mọi hoạt động quản trị, vận hành, kinh doanh để tăng tốc, bứt phá. Bằng công nghệ, người dân có thể thích ứng an toàn với dịch bệnh. Bằng công nghệ Việt Nam sẽ trở thành một điểm sáng phát triển kinh tế của thế giới, sẽ là một địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài và trở thành một quốc gia cường thịnh vào năm 2045”.

Nhấn mạnh thêm về sự chuyển dịch này, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT cho biết, Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp nhìn nhận lại vai trò của công nghệ. Rất nhiều các doanh nghiệp đã chi hàng triệu USD để hoàn thiện khả năng quản trị và vận hành như Kim Tín, Boston Pharma, Tân Hoàng Minh, AceCook… Với hệ thống quản trị này, các doanh nghiệp này xác định rằng không thể để vuột mất cơ hội và bước vào kỷ nguyên số một cách vững chắc.

Doanh nghiệp không thể vuột mất cơ hội dù đang đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch - Ong Nguyen Van Khoa Tong Giam doc FPT 02.jpg
Ông Nguyên Văn Khoa Tổng Giám đốc FPT.

Trong khuôn khổ sự kiện, tại phiên tọa đàm “Bức phá trong Bình Thường Xanh để hưng thịnh trong tương lai mới”, ông André Heskamp, Giám đốc Khối kỹ thuật số và vận hành CNTT khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Schaeffler không ngần ngại cho biết những khó khăn mà công ty đã gặp phải trong đại dịch và cách để đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, kinh doanh hiệu quả trong bình thường mới. “Chúng tôi có hơn 70 nhà máy và 80.000 CBNV trên toàn thế giới. Trong giai đoạn giãn cách chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo có thể hoạt động và đảm bảo sức khỏe của CBNV, đồng thời đảm bảo cho 20.000 CBNV có thể làm việc ở nhà, sử dụng các công số để làm việc. Mục tiêu của chúng tôi là luôn đảm bảo chuỗi cung ứng trên toàn cầu được duy trì ổn định, giảm thiểu các rủi ro, và cung cấp được sản phẩm cho khách hàng. Chính cơ sở hạ tầng số đã giúp CBNV có thể làm việc ở nhà và đây là một trong những yếu tố giúp chúng tôi thành công trong giai đoạn phong tỏa và giãn cách. Nhờ chuyển đổi số ở các nhà máy mà chúng tôi biết được tình trạng máy móc, các vấn đề đang gặp phải. Sử dụng thực tế ảo tăng cường để nhận hỗ trợ từ xa, từ các chuyên gia trên toàn cầu. Đây là công cụ hữu ích trong quá trình phải giãn cách”. 

Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong bình thường mới, theo ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc, Phó Tổng Giám đốc, Bộ phận chiến lược và hoạt động KPMG Việt Nam đó chính là rủi ro về chuỗi cung ứng. Tiếp đến là rủi ro về giá, đặc biệt tại Việt Nam. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhiều công ty tập trung vào một hoặc vài đối tác duy nhất để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Do đó, khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong tương lại phải thay đổi cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng. Có thể các công ty tập trung cần vào áp dụng cách tiếp cận khác để có thể nhanh chóng chuyển đổi sang nhà cung ứng khác khi có khủng hoảng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thích nghi với điều kiện mới. Doanh nghiệp đồng thời phải có khả năng chống chịu, linh hoạt tốt hơn khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Có 3 yếu tố cần quan tâm để thích ứng linh hoạt. Đó là Phải đa dạng hóa các đối tác cung cấp, đa dạng hóa tập khách hàng và đa dạng hóa công tác xuất nhập khẩu; Phải chuyển đổi số, xem xét các công nghệ phù hợp; Quản trị rủi ro hiệu quả hơn để chủ động ứng phó với các rủi ro, dự báo trước các rủi ro. 

Khi đầu mùa Covid, người ta lo ngại đứt gãy sức mua hơn là đứt gãy chuỗi cung ứng, nhưng trong giai đoạn hiện nay sức mua đâu đó vẫn rất tốt và lại đứt gãy ở chuỗi cung ứng. Vậy nguyên nhân của sự đứt gãy chuỗi cung ứng của chúng ta nằm ở đâu? Về vấn đề này, ông Phúc cho rằng do ở Việt Nam chúng ta tập trung nhiều vào chi phí khi chọn nhà cung ứng, và thường chọn nhà cung ứng có chi phí thấp nhất. Tất nhiên trong giai đoạn bình thường mọi thứ ổn, nhưng khi xảy ra vấn đề các nhà cung ứng này có thể sẽ rời bỏ chúng ta. Thế nên, các doanh nghiệp cần phải bản địa hóa chuỗi cung ứng hoặc tìm các nhà cung cấp gần chúng ta hơn, hoặc là chọn các nhà cung ứng gần công ty hơn. 

Trong khi các ngành như hàng không, bất động sản, nghỉ dưỡng, du lịch… bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch thì ngành gỗ và nội thất Việt Nam thắng lớn, không những giữ mà còn duy trì được xuất khẩu, vượt qua đối thủ trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn nhất vào Mỹ. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM, Tổng Giám đốc công ty aKa FurnitureViệt Nam cho biết, trong thời gian 2 năm thế giới trải qua đại dịch, có những thời điểm ngành gỗ và nội thất của Việt Nam tăng trưởng 60% doanh số. Gỗ là mặt hàng đặc thù, dành cho gia đình nên khi càng ở nhà người ta càng có nhu cầu thay đổi đồ nội thất nhiều hơn. Nhưng nhờ sự hỗ trợ CNTT nên sức mua vẫn đang được tăng trưởng rất tốt, cộng với sự tăng trưởng về nhu cầu của một số thị trường như Hàn Quốc. Trong suốt đợt dịch cao điểm lần thứ tư, có 50% các nhà máy vẫn duy trì được sản xuất áp dụng 3 tại chỗ, thích ứng nhanh. “Vượt qua đại dịch lần này có sự đóng góp rất lớn của công nghệ và sự gan lỳ của người Việt Nam” – ông Phương nói. 

Khảo sát gần đây của KPMG ghi nhận, 80% công ty tại Việt Nam cho rằng các chương trình chuyển đổi số đã tăng tốc trong giai đoạn Covid, trong đó 67% CIO muốn đầu tư nhiều hơn cho công nghệ. Tuy vậy, ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc, Phó Tổng Giám đốc, Bộ phận chiến lược và hoạt động KPMG Việt Nam cũng lưu ý, quyết định chuyển đổi số thì đầu tư vào công nghệ chưa thể là đủ. Thay vào đó, cần phải chuyển đổi cả cách công ty hoạt động, xác định xem các nguồn doanh thu mới là gì, cần làm gì để hoạt động hiệu quả, sau đó mới nghĩ đến chuyển đổi số. Vì là xu hướng của tương lai, thực tế cho thấy các công ty nào không tiến hành chuyển đổi số sẽ bị tụt lại phía sau, ngược lại hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tiến hành chuyển đổi số và tiến xa hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành. 

Hầu hết các diễn giả chia sẻ tại buổi tọa đàm đều có niềm tin vào chuyển đổi số, ứng dụng phát triển công nghệ nền tảng mới cũng như thúc đẩy sự sáng tạo để vận hành, bứt phá trong bình thường mới. “Trước khi dịch bệnh xảy ra chúng ta đã có niềm tin này và dịch bệnh được xem như một phép thử. Thông thường sự thay đổi của thế giới xảy ra phải mất từ 10 -20 năm cho một cuộc đổi mới, nhưng đại dịch Covid đã đẩy nhanh hơn tiến trình này, chỉ trong 1-2 năm. Hiện nay CMCN 4.0 đã xảy ra xong rồi, chúng ta đang chuẩn bị cho cuộc CMCN 5.0. Chuyển đổi số không phải là đích hướng đến mà là một chặng đường với những mục tiêu cao hơn, nhưng cũng có những điều bất định khiến chúng ta vững vàng hơn” – ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT kết luận.

Ra mắt 6 sản phẩm giúp doanh nghiệp Đảm bảo nguồn lực, Vận hành linh hoạt và Tăng tốc kinh doanh

Với mong muốn giúp các doanh nghiệp tăng sức đề kháng, đối chọi với đại dịch, đảm bảo sản xuất kinh doanh không gián đoạn trong bất cứ tình huống nào, sẵn sàng bứt phá vươn lên, trong vai trò là tập đoàn công nghệ Việt Nam, FPT đã khởi xướng chương trình FPT eCovax – Vaccine số cho doanh nghiệp. FPT eCovax giúp doanh nghiệp tiến đến mô hình doanh nghiệp xanh an toàn, linh hoạt thông qua việc giải quyết những vấn đề cốt lõi như: kinh doanh không chạm – không gián đoạn, môi trường làm việc xanh toàn diện, chủ động thích ứng với mọi biến động​. Các giải pháp này được xây dựng với các tiêu chí ứng dụng đơn giản, không tốn chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu; phù hợp cho các quy mô doanh nghiệp khác nhau; thời gian triển khai vô cùng thần tốc.​ Hơn 3.000 doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiếp cận với chương trình vaccine số của FPT. 

Còn trên phạm vi toàn cầu, Covid-19 cũng đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tiến nhanh nhất như một đề án sống còn của các tập đoàn lớn. FPT cũng vừa mới ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Airbus để đưa các công nghệ như AI, Machine Learning, Cloud… vào các bộ giải pháp giúp các hãng hàng không trên toàn cầu tối ưu hoá vận hành phục hồi, phát triển kinh doanh trong bình thường mới. Bộ giải pháp sẽ ra mắt muộn nhất vào đầu năm 2022, hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho hơn 140 hãng hàng không và 9.500 máy bay thương mại trên toàn thế giới. Hay với tập đoàn lớn nhất của Mỹ về kinh doanh và dịch vụ liên quan đến ô tô – Automotive Cox, hơn 1.300 nhân sự của FPT tại 5 quốc gia đang đồng hành cùng tập đoàn này đưa toàn bộ các giao dịch lên trực tuyến, tích hợp công nghệ Big Data và Cloud trên các nền tảng đang hoạt động hướng đến mục tiêu chuyển đổi số toàn diện. 

Tại các địa phương, FPT đang đồng hành với 40 tỉnh thành trong công cuộc chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa GRDP, cải thiện mạnh mẽ chỉ số cạnh tranh của địa phương PCI, mức độ hài lòng của người dân PAPI, cải cách hành chính PAR, chỉ số về chuyển đổi số DTI và năng lực đổi mới, sáng tạo tại địa phương. Trong Covid-19, FPT đồng hành cùng Quận 7, TP. HCM chống dịch bằng chuyển đổi số. Chỉ sau 2 tháng triển khai Trung tâm chỉ huy, phòng chống dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế, Quận 7 đã trở thành quận xanh và kinh tế đã được khôi phục lại và chỉ riêng trong tháng 10 ngân sách thu được của quận đã bằng 3 tháng trong quý trước đó. Tại Bắc Giang, trong đợt dịch cao điểm tháng 6 và 7, chỉ trong 1 ngày, các trợ lý ảo của FPT đã thực hiện 120.000 cuộc gọi để truy vết, sàng lọc các ca bệnh. Số cuộc gọi này nếu để nhân viên y tế làm thì phải mất 60 ngày. 

Doanh nghiệp không thể vuột mất cơ hội dù đang đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch - Ong Vu Anh Tu Giam doc Cong nghe FPT chia se tai su kien

Tại sự kiện FPT Techday 2021, FPT đã ra mắt bộ giải pháp công nghệ gồm 06 sản phẩm gồm nhóm giải pháp giúp doanh nghiệp Đảm bảo nguồn lực ((FPT eCovax nhân sự xanh), nhóm Tăng tốc kinh doanh (Advisory bot, FPT.eContract & FPT.CA) và Vận hành linh hoạt ((ReaderFlex, Ubot). Trong đó, FPT eCovax nhân lực giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên công nghệ AI và Big Data, thông qua việc số hóa toàn bộ quy trình tuyển dụng; hỗ trợ phỏng vấn sàng lọc, định hướng công việc phù hợp bằng Bot AI; lưu trữ – phân tích – dự báo nhu cầu của ứng viên. Nhóm FPT.AI Advisory Virtual Assistant – trợ lý ảo ứng dụng AI thế hệ thứ hai và giải pháp ký điện tử FPT.eContract và FPT.CA giúp doanh nghiệp tăng tốc kinh doanh ngay trong đại dịch. Còn với FPT AI Reader Flex và Ubot mọi tài liệu văn bản với cấu trúc thông tin đa dạng, mọi nghiệp vụ trong doanh nghiệp đều được số hóa một cách dễ dàng và tự động hóa một cách trơn tru, giúp doanh nghiệp vận hành linh hoạt. 

Chia sẻ thêm các xu hướng công nghệ và kế hoạch đầu tư nghiên cứu công nghệ mới của tập đoàn, ông Giám đốc Công nghệ của FPT, ông Vũ Anh Tú cho biết, trong thời gian tới FPT sẽ tập trung và phát triển 4 nền tảng công nghệ lõi: Hyper Automation; AI; Cloud và Blockchain.​ Với công nghệ Hyper Automation, các giải pháp của FPT sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa thông minh cho nhiều quy trình có giá trị lớn nhưng dữ liệu phi cấu trúc, phân mảnh. Chẳng hạn như: Phân tích tình trạng nợ công ty vay vốn; Đối soát hóa đơn; Tổng đài ảo gọi điện nhắc nhở tự động về khoản vay, tình trạng hồ sơ…​

Với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), FPT sẽ tạo ra những trợ lý ảo thế hệ mới có khả năng suy luận gần như con người trên cơ sở những thông tin tiếp nhận từ các giác quan và xây dựng hệ sinh thái giải pháp ứng dụng AI phục vụ nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong lĩnh vực Cloud, FPT sẽ đẩy mạnh mô hình cung cấp dịch vụ PaaS (cung cấp nền tảng như một dịch vụ) và đặc biệt là SaaS (cung cấp phần mềm như một dịch vụ). Qua đó, công nghệ và sản phẩm công nghệ Made by FPT không chỉ phục vụ cho việc phát triển nội tại của FPT mà còn phụng sự cho bền vững, đột phá của khách hàng.​

Doanh nghiệp không thể vuột mất cơ hội dù đang đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch - Trien lam Thanh pho xanh thong minh 1
Triển lãm Thành phố xanh thông minh.

Cũng tại sự kiện, lần đầu tiên FPT trình diễn mô hình triển lãm Thành phố Xanh Thông minh (Green Smart City) gồm 06 cấu phần chính: Chính quyền Xanh, Doanh nghiệp Xanh, Giáo dục Xanh, Y tế Xanh, Cuộc sống Xanh, Lưu chuyển Xanh. Triển lãm mang đến trải nghiệm đầy đủ về một thế giới bình thường xanh được tái thiết, vận hành, kết nối linh hoạt dựa trên nền tảng cốt lõi là công nghệ với gần 50 giải pháp, sản phẩm công nghệ của FPT, giúp vừa đảm bảo an toàn trong mọi tình huống vừa linh hoạt phát triển kinh tế. Trong đó, Chính quyền Xanh – trái tim của Thành phố Xanh Thông minh, được vận hành dựa trên các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất giúp các nhà chức trách có được dữ liệu cập nhật theo thời gian thực về mọi hoạt động, từ đó ra quyết định kịp thời, chặt chẽ và ngay lập tức thấy được kết quả của sự thay đổi. Đặc biệt, trong bối cảnh Covid diễn biến phức tạp trung tâm chỉ đạo xanh sẽ là nơi trao đổi và kết nối liên thông với các bộ chỉ huy để cùng bàn thảo và đưa ra lời giải cho các bài toán lớn mà không cần phải gặp trực tiếp. 

Doanh nghiệp Xanh, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể chủ động kiểm soát được tỷ lệ nhân sự xanh; quản trị, vận hành, làm việc từ xa. Hay khu vực Y tế Xanh mô phỏng một nền y tế không giấy tờ, với sự kết hợp nhịp nhàng của y bác sĩ với các hệ thống bệnh án điện tử, sổ khám bệnh điện tử… giúp công việc được thông suốt, giảm thời gian chờ đợi. Giáo dục Xanh mang tới trải nghiệm học tập, giảng dạy giữa thầy và trò được kết nối thông suốt dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, phương pháp đào tạo kiến tạo xã hội giúp cho người học tích cực, chủ động và thích thú tham gia, gia tăng hiệu quả học tập.

Doanh nghiệp không thể vuột mất cơ hội dù đang đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch - Y te xanh 1
Mô hình Y tế Xanh.

FPT Techday là diễn đàn công nghệ thường niên do Tập đoàn FPT tổ chức với quy mô và tầm vóc hàng đầu tại Việt Nam. Tổ chức chuỗi sự kiện tại Việt Nam từ năm 2013, đến nay, FPT Techday đã tạo nên một thương hiệu về sự hội tụ của xu hướng kinh doanh và công nghệ mới, được đúc kết thành những bài học, kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn đến từ các chuyên gia tư vấn, chuyên gia công nghệ đầu ngành trong và ngoài nước. Thông qua mỗi sự kiện, FPT mong muốn mang đến cho người tham dự những góc nhìn mới về cách thức công nghệ có thể thay đổi, công nghệ có thể hỗ trợ con người khai phá những tiềm năng trong kinh doanh và cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm
FPT Shop mở bán Macbook Pro 14” | 16” 2021 chạy vi xử lý M1 Pro và M1 Max

Vào 16:00 ngày 03/12/2021, FPT Shop & F.Studio by FPT là hệ thống đầu tiên chính thức lên kệ MacBook Pro 14” | 16” 2021 sử dụng vi xử lý M1 Pro và M1 Max.

Shopee khởi động sự kiện 12.12 Siêu Sale Sinh Nhật, khép lại năm 2021

Loạt sản phẩm thương hiệu giảm sâu đến 50%, miễn phí vận chuyển cho đơn từ 0 đồng, cơ hội trúng xe hơi và chia kho xu, voucher lên đến 12 tỷ đồng là một phần chương trình bán hàng 12.12 của Shopee.

Phân tích dữ liệu trên mây để hiểu nhu cầu thực khách tại nhà hàng hoặc bán mang về

Tập đoàn Jollibee Foods (Jollibee Group), một trong những doanh nghiệp kinh doanh thức ăn lớn với 17 thương hiệu và hơn 5.800 cửa hàng tại 34 quốc gia, đã chọn AWS làm nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây ưu tiên trên toàn cầu.

Grab chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq

Ngày 2/12 tại Singapore, Grab Holdings Limited chào mừng cột mốc trở thành công ty đại chúng cùng với nhân viên, đối tác tài xế, đối tác giao hàng, đối tác thương nhân trong Lễ Rung Chuông trên sàn Nasdaq được tổ chức lần đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.

Tổng Công ty Phát điện 1 ký hợp tác chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ

Ngày 1/12/2021, tại trụ sở Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã diễn ra lễ ký kết “Thỏa thuận hợp tác Chiến lược về Chuyển đổi số giữa Công ty cổ phần FPT và Tổng Công ty Phát điện 1”.

Tình báo Bí mật Anh cảnh báo: Trung Quốc và Nga đang chạy đua làm bá chủ công nghệ mới

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trước công chúng, Richard Moore- Giám đốc Cơ quan Tình báo Bí mật của Anh gợi ý rằng, những quốc gia có công nghệ thông minh tiên tiến nhất sẽ thống trị các vấn đề thế giới, trong đó Bắc Kinh và Moscow đang ‘đổ tiền’ vào những tiến bộ công nghệ giúp họ định hình lại hoạt động gián điệp và địa chính trị.

Đăng ký gói VNPT Home được tặng bộ sản phẩm Smart Home

Những khách hàng may mắn khi đăng ký các gói cước Home của VNPT sẽ được nhận bộ sản phẩm thiết bị thông minh cho gia đình.

Khởi động chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam

Visa sẽ hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) – Bộ Công Thương, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân.

Vì sao Apple là cổ phiếu công nghệ duy nhất tăng giá vào hôm 30/11?

Cổ phiếu Apple đóng cửa tăng 3,1% vào hôm 30/11 khi các cổ phiếu khác giảm do lo ngại về biến thể Omicron của SARS-CoV-2. Điều này cho thấy các nhà đầu tư coi Apple là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ thị trường bất ổn.

Mua hàng qua thiết bị di động sẽ bùng nổ trong dịp lễ cuối năm

Báo cáo toàn cầu của Adjust cho thấy, doanh thu in-app tăng mạnh trong năm 2021, trong đó tăng mạnh nhất vào tháng 5/2021 và hứa hẹn bùng nổ vào dịp cuối năm.