Như nhiều báo đã đưa tin, vừa qua, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an, đã tiến hành khởi tố vụ án kinh doanh trái phép tại Công ty Sgame và khởi tố bị can đối với 3 lãnh đạo công ty này là ông Mai Thanh Long, Giám đốc Sgame và 2 Phó Giám đốc là ông Nguyễn Anh Dũng và ông Nguyễn Mạnh Linh.
Cả 3 bị can này đều được cho tại ngoại. Đó là điều đáng vui cho họ, vì hầu hết các bị can này đều còn khá trẻ và được giới làm game cũng như phát hành game trong nước đánh giá cao về sự năng động, cách quản lý, khả năng… trong ngành dịch vụ nội dung số đang loay hoay tìm cách bứt phá của nước nhà. Việc phải trải qua các tháng ngày tù tội có thể phá hủy nhiều nỗ lực của họ. Tất nhiên các hành vi của các cá nhân này sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành, nếu làm sai, họ sẽ phải chịu những mức án tương thích. Nhưng câu chuyện vụ án này lại gợi mở đến độ chênh của chính sách và nhu cầu xã hội.
Căn cứ vào kết quả điều tra và căn cứ theo Điều 159 Bộ luật Hình sự, quy định về tội kinh doanh trái phép , ngày 25/9, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) – Bộ Công an xác định, công ty Sgame và 3 lãnh đạo của công ty đã kinh doanh trái phép các trò chơi điện tử trực tuyến và tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can như trên. Công ty Sgame được thành lập vào tháng 9/2009 do ông Mai Thanh Long, ông Nguyễn Anh Dũng và ông Nguyễn Mạnh Linh. Sgame chỉ có giấy phép phát hành 3 trò chơi trực tuyến, để phát hành được nhiều trò chơi khác không và chưa được cấp phép, công ty này tiến hành sử dụng tên miền quốc tế đặt tên cho các website game, kinh doanh theo kiểu dịch vụ xuyên biên giới để tránh các cơ quan chức năng. Các game cài đặt và webgame dạng này như Đao Kiếm 2, Tân Tiên Kiếm, Đại Hiệp Truyện, Chân Long Giáng Thế, Tam Quốc Truyền Kỳ… đã đem lại doanh thu lớn.
Câu chuyện về cách “lách luật” này đúng hay sai, chịu sự điều chỉnh của pháp luật như thế nào ắt hẳn các cơ quan pháp luật sẽ làm rõ. Đây có thể cũng là một “án lệ” để các công ty phát hành game khác có mô hình hoạt động tương tự soi vào và điều chỉnh. Nhưng hơn hết, để xảy ra câu chuyện trên, một phần có thể thấy do chính sách về game online và nhu cầu xã hội hiện có độ chênh. Từ năm 2010 tới nay, việc cấp phép cho game online đã tạm dừng, rất ít game trải qua được các vòng “khắc nghiệt” để có được tấm giấy phép hoạt dộng đàng hoàng rên thị trường.
Tại một phòng game ở TPHCM.
Trong khi ấy, nhu cầu của người chơi, của xã hội, của công nghệ đối với game onine thay đổi chóng mặt. Một game có khi chỉ tồn tại được từ 4-6 tháng trước khi người chơi chán và tìm kiếm trò mới. Nhu cầu của người chơi là có thật mà bằng chứng là con số thu lợi của Sgame mà cơ quan điều tra chỉ ra. Nếu doanh nghiệp Việt không “năng động” người chơi sẽ rời bỏ họ và chơi của các nhà phát hành làm việc kiểu xuyên biên giới thật sự. Để trống một thị trường như vậy không phải là cách hay trong chính sách phát triển công nghiệp nội dung số.
Nghị định 72/2013/NĐ-CP áp dụng từ 9/2013 những tưởng sẽ mở lối cho doanh nghiệp phát hành được cấp phép dễ dàng nhưng việc cấp phép một game phải qua hội đồng thẩm định cùng nhiều công đoạn khác khiến danh sách game chờ xin giấy phép dài ra và rất khó. Gần đây, 26 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến (được quy định là game G1), đây thực chất là một chứng nhận cho doanh nghiệp được phát hành game online trong vòng 10 năm. Còn lại mỗi game phát hành cũng phải trải qua các công đoạn cũ. Hiện có khoảng 400 game đang hoạt động trên thị trường Việt chờ được duyệt kịch bản kiểu này. Mỗi doanh nghiệp phát hành game bỗng dưng trở thành một tiềm năng bị công quyền khởi tố.
Mới đây thôi, ta còn cổ vũ ngành game nhân Flappy Bird, ta ủng hộ các doanh nghiệp game khởi nghiệp, nhưng một hành lang pháp lý chưa thông thoáng, những thủ tục khắt khe và dài ngày đang khiến nhiều doanh nghiệp game Việt khốn khổ thì lại đi ngược với các hô hào ấy. Có lẽ đã đến lúc khơi thông các bế tắc này, để chí ít, nếu không được ủng hộ, các doanh nghiệp game Việt cũng không bị cuốn vào cảnh tranh tối, tranh sáng mà sa vào lao lý.
Trần Gia
“Đại tiệc Honor – Ưu đãi như mơ” là chương trình khuyến mãi chỉ dành riêng cho khách hàng mua điện thoại Honor 4C hoặc Honor Bee tại chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động trên toàn quốc trong 3 ngày (11/11, 12/11 và 13/11/2015). Chương trình được tổ chức nhân sự kiện điện thoại Honor Bee ra mắt thị trường Việt Nam.
Ngày 7/11/2015 tại hội thảo về phát triển công nghệ SOTB diễn ra ở Ủy ban Nhân dân TPHCM, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch ICDREC công bố đã nghiên cứu và thiết kế thành công vi điều khiển 8-bit 65nm trên công nghệ SOTB.
Từ ngày 6/11/2015 đến ngày 22/11/2015, tại Crescent Mall (Quận 7, TPHCM) giới công nghệ Việt Nam có cơ hội thưởng lãm và trải nghiệm trình diễn công nghệ hoành tráng của Samsung tại Galaxy Studio tại Cresent Mall Q.7-TPHCM.
Sáng nay (6/11), đồng loạt các chuỗi cửa hàng như FPT Shop, Thế Giới Di Động, Viettel… đều bán ra các sản phẩm iPhone 6s và iPhone 6s Plus. Khác với mọi năm, dù số lượng đặt hàng được cho là lớn, các ưu đãi và nghi thức cho khách khá trang trọng, nhưng không khí ở các cửa hàng vẫn khá yên ả.
ASUS vừa chính thức hợp tác với công ty cổ phần Thế Giới Số (Thái Nguyên) khai trương trung tâm bảo hành ủy quyền chính hãng tại Thái Nguyên.
Ngày 5/11/2015, Viện Khoa Học Công Nghệ Tính Toán (thuộc Sở Khoa Học Công Nghệ TPHCM) đã phối hợp cùng Trung tâm Tính toán hiệu năng cao, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG TPHCM) tổ chức hội thảo “Tính toán hiệu năng cao và ứng dụng thực tiễn”, với sự tham dự của nhiều nhà phân tích, các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học…
Sau lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam hồi tháng 9/2015, đúng như kế hoạch, dòng điện thoại Obi Worldphone SF1 sẽ chính thức mở bán tại các cửa hàng trên toàn quốc vào ngày 9/11 này.
Ngày 06/11/2015, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT VinaPhone chính thức mở bán iPhone 6S, iPhone 6S Plus với 3 phiên bản 16GB, 64GB và 128GB trên toàn quốc với mức giá được phân ra cho thuê bao trả sau và thuê bao trả trước.
Ngày 05/11/2015, VPBank và M_Service đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược. Theo đó, khách hàng của Ngân hàng VPBank từ nay có thể kết nối với Ví điện tử MoMo để có thêm kênh Nạp/Rút, Chuyển nhận tiền cũng như thanh toán di động (mobile payment) gần 100 hóa đơn/dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ lớn ở Việt Nam.
Vừa qua, ASUS đã lần thứ 3 liên tiếp giành giải Thương hiệu số 1 Đài Loan. Đây là chương trình được tổ chức bởi Bộ Kinh tế và Thương Mại Đài Loan, trong lễ trao giải, công ty tư vấn chiến lược thương hiệu toàn cầu – Interbrand cũng tiết lộ giá trị thương hiệu của ASUS đạt 1,78 tỉ USD.