Hội nghị Kinh doanh tạo tác động 2022 do Forbes Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển cộng đồng LIN tổ chức 22/9 tại TP.HCM quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế cùng thảo luận về xu hướng chuyển dịch các mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh tạo tác động tích cực xã hội và hướng tới phát triển bền vững.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hiện nay nhiều mô hình kinh doanh truyền thống không còn đủ khả năng đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu. Để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngày càng phải tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, cân bằng sứ mệnh xã hội với lợi nhuận, giúp tạo tác động tích cực đến cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động và mang lại lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế mới.
Đánh giá bức tranh chung về hệ sinh thái đang hình thành kinh doanh tạo tác động tại Việt Nam, bà Đỗ Lê Thu Ngọc – Trưởng phòng tăng trưởng bao trùm Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP) cho rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có ghi nhận pháp lý cho mô hình doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, số doanh nghiệp có sản phẩm hoặc giải pháp tập trung giải quyết vấn đề xã hội và môi trường song song với việc tạo lợi nhuận vẫn còn khá hạn chế, chỉ ở mức 5% tổng số doanh nghiệp đăng ký tại Việt Nam.
Chuyên gia UNDP cũng đưa ra những xu hướng và cơ hội của mô hình hình kinh doanh tạo tác động xã hội và môi trường tại Việt Nam cùng các chính sách, hệ sinh thái hỗ trợ sự phát triển cho mô hình này, giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hình dung về bức tranh toàn cảnh cho bối cảnh đầu tư tạo tác động tại thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh trực tiếp tạo tác động xã hội và môi trường ngày càng có nhiều lợi thế cạnh tranh. Chính những mô hình mới này đang trở thành lực đẩy tạo sự thay đổi tích cực và giải quyết những thách thức chung của quốc gia và thế giới. Trong quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp cần tiếp cận với những sự hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn, nguồn vốn.
Chia sẻ câu chuyện thực tế của doanh nghiệp đã tạo ra những thay đổi cần thiết hướng đến sự phát triển bền vững của con người và môi trường ngay từ khi nhận thức chung của thị trường còn hạn chế, bà Hồ Thị Thu Uyên – giám đốc Đối ngoại Intel Việt Nam khẳng định, kinh doanh tạo tác động xã hội và môi trường đang trở thành kim chỉ nam cho các doanh nghiệp muốn xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Để hoạt động và phát triển lâu dài tại thị trường còn nhiều tiềm năng và không ít thách thức như Việt Nam, cần doanh nghiệp có tầm nhìn xa và nỗ lực tiên phong kiến tạo thay đổi nhằm tạo ra tương lai bền vững hơn cho thị trường.
Tại phiên thảo luận Nguồn vốn đầu tư vào mô hình kinh doanh tạo tác động, với sự điều phối của ông Lưu Hoàng Hà – Chủ tịch công ty Nami Energy, cùng các chuyên gia gồm bà Christina Ameln – Cố vấn tại Việt Nam thuộc Mạng lưới cho các nhà đầu tư xã hội ở châu Á (AVPN); bà Shuyin Tang – Đối tác hợp danh tại Patamar Capital và ông Darryl J. Dong – Chuyên gia tài chính trưởng của tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), các đại biểu đã chia sẻ quan điểm đầu tư vào các mô hình doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động, những câu chuyện trải nghiệm thực tế giúp các doanh nghiệp, tổ chức, lãnh đạo hiểu hơn về các yêu cầu cần thiết để rút ngắn quá trình đi đến hợp tác giữa các bên.
Phiên thảo luận Phát triển doanh nghiệp tác động, dưới sự điều phối của bà Phạm Kiều Oanh – Nhà sáng lập và CEO CSIP, cùng các diễn giả bà Nguyễn Thị Bích Vân – Chủ tịch Unilever Việt Nam; ông Nguyễn Trường Hải – Tổng giám đốc Saint-Gobain Việt Nam và ông Nguyễn Thanh Ngữ – Tổng giám đốc công ty CP Thành Thành Công – Biên Hòa đã mang đến những câu chuyện về cách làm, bài học thực tiễn trong quá trình lồng ghép các tác động tích cực đến môi trường và con người vào chiến lược kinh doanh và sản phẩm doanh nghiệp. Các chuyên gia đều đồng tình rằng, quá trình chuyển đổi mô hình sang kinh doanh tạo tác động có nhiều khó khăn, thách thức doanh nghiệp phải vượt qua nhưng cũng có nhiều cảm hứng và tầm nhìn mới được bồi đắp.
Dòng đồng hồ thông minh Amazfit GTS 4 Mini có thiết kế trẻ trung, có thể giám sát sức khỏe 24/7 người đeo liên tục trong 15 ngày chỉ với một lần sạc.
Apple vừa phát hành iOS 16.0.2 – bản cập nhật nhỏ thứ hai sau khi iOS 16 được chính thức phát hành cách đây hơn một tuần và là trường hợp rất hiếm.
Frances Haugen, cựu nhân viên Facebook hôm 22/9 đã công bố một tổ chức phi lợi nhuận mới, với mục tiêu làm lành mạnh hơn phương tiện truyền thông xã hội.
Đó là hệ thống PathWave Advanced Design System (ADS) 2023 cho thiết kế tốc độ cao (HSD) với các tính năng thiết kế bộ nhớ mới Memory Designer dành cho mô hình hóa và mô phỏng các tiêu chuẩn giao diện thế hệ sau.
Các cuộc tấn công mạng vẫn có thể được ngăn chặn trước khi kẻ tấn công xâm nhập vào mạng nội bộ. Việc giám sát mối đe dọa giúp các tổ chức có thể hành động kịp thời và vô hiệu hóa tấn công một cách hiệu quả trước khi chúng có thể khai thác các lỗ hổng hiện có và gây ảnh hưởng đến các tổ chức mục tiêu.
Ngày 21/9, tại Hội nghị Huawei Connect 2022 tổ chức ở thành phố Bangkok, Huawei công bố hợp tác với Đại học Srinakharinwirot (SWU) ra mắt Trung tâm Trải nghiệm Công nghệ Giáo dục Toàn cầu đầu tiên ở Thái Lan.
iFixit đã tháo rời chiếc iPhone 14 hoàn toàn mới của Apple và phát hiện ra rằng đó là chiếc smartphone có thể sửa chữa một cách dễ dàng.
Đó là khẳng định của ông David Tse, Giám đốc cấp cao châu Á – Thái Bình Dương của Rakuten Viber tại buổi ra mắt chiến dịch “Không giới hạn cùng Viber: Xây dựng kết nối vượt trội với khách hàng” dành cho các doanh nghiệp, nhãn hàng tại Việt Nam.
Thế hệ thứ 3 của dòng loa di động Ultimate Ears WONDERBOOM được Logitech thiết kế với nhiều màu sắc bắt mắt, cải thiện vùng phủ sóng Bluetooth và thời gian sử dụng.
Số lượng đăng ký nhận thông tin và muốn mua iPhone 14 tại các chuỗi của hàng bán lẻ ủy quyền của Apple tại Việt Nam tăng mạnh, ngày 7/10 sẽ bắt đầu cho đặt hàng và 14/10 sẽ giao hàng.