Doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế thời cuộc, xây chiến lược kinh doanh online bền vững

Ông Nguyễn Minh Đức, CEO IM Group điều phối phiên tọa đàm cùng các diễn giả tại VOBF2022.

Với chủ đề Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, tập trung chiến lược phát triển kinh doanh bền vững, Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum – VOBF 2022) diễn ra ngày 10/5/2022 tại TP.HCM đã thu hút đông đảo cộng đồng kinh doanh trực tuyến.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, đây là năm thứ 6 Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam được tổ chức, đặc biệt sự kiện VOBF 2022 năm nay trở lại sau đại dịch đã đón nhận sự quan tâm nồng nhiệt của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân khởi nghiệp, truyền thông, các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên khắp cả nước. Điều đó cho thấy, kinh doanh trực tuyến chưa bao giờ giảm sức hút và còn rất nhiều tiềm năng để khai phá.

Xu hướng chuyển đổi số, kinh doanh online, ứng dụng Blockchain… đang diễn ra mạnh mẽ có tác dụng như những chiếc đòn bẩy thúc đẩy ngành thương mại điện tử tiến bước nhanh hơn, đóng góp vào tiến trình thúc đẩy kinh tế sau đại dịch. Đó cũng chính là những tín hiệu phục hồi toàn cầu, kết nối toàn cầu trở lại được nhấn mạnh tại Diễn đàn.

Nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, TMĐT trở thành kênh mua sắm tất yếu

Thống kê thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam sau giãn cách của Nielsen cho thấy, sự phục hồi và phát triển của TMĐT trong năm 2022. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi trong Quý 1 năm 2022 nhờ sự tăng trưởng của các ngành chủ chốt như nông lâm ngư nghiệp (tăng 2,5%), công nghiệp và xây dựng (tăng 6,4%), dịch vụ (tăng 4,6%). Ông Nguyễn Tấn Vương, đại diện Nielsen Việt Nam cho biết, tác động của Covid-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng mua sắm online và người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có đánh giá đáng tin cậy, sản phẩm đa dạng, hình ảnh rõ ràng, phương thức thanh toán dễ dàng.

Nhu cầu mua sắm online tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch. Bà Phạm Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Thương mại Lazada cũng cho biết, theo số liệu của Lazada, tại Đông Nam Á, hơn 80% người dùng Internet đã mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trên nền tảng số và cho biết sẽ tiếp tục mua sắm sau lần mua đầu tiên. Hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu nhiều hơn cho mua hàng trực tuyến kể từ khi dịch bùng phát, đồng thời khẳng định mua trực tuyến sẽ là nhu cầu tất yếu. Về phía các doanh nghiệp cũng được ghi nhận rất thích nghi tạo ra nền tảng số, tích cực tham gia chuyển đổi số. Điều đó chứng tỏ TMĐT đã trở thành hoạt động tất yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có sự đóng góp của những nền tảng, họ đã đầu tư rất lớn cho hệ sinh thái, công nghệ, logistic và nguồn lực. Đối với người dùng, mua online ngày nay đã trở thành một trải nghiệm xuyên suốt, tiết kiệm, thường xuyên tham gia các chương trình khuyến mãi từ các sàn thương mại hay các nhà bán hàng.

Doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế thời cuộc, xây chiến lược kinh doanh online bền vững - 280374143 997482261127209 4368982012754576378 n
Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2022 thu hút gần 1.000 người tham dự tại phiên tổ chức ở TP.HCM ngày 10/5/2022.

Xây dựng chiến lược kinh doanh trực tuyến bài bản và bền vững

Để kinh doanh thành công trên TMĐT, theo các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo, các nhà bán hàng, doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế thời cuộc từ các sàn TMĐT, trang bị tư duy kinh doanh chuyển đổi số, kết nối và học hỏi từ cộng đồng kinh doanh, đồng thời đón đầu xu hướng bán hàng.

TMĐT dù có đại dịch hay không thì vẫn là một xu thế bền vững, sự xuất hiện của dịch Covid được xem như chất xúc tác thúc đẩy việc bán hàng nhanh hơn. Vì vậy doanh nghiệp nào đầu tư bền vững, lâu dài bán hàng trên môi trường online là quyết định sáng suốt – ông Thái Bá Minh, đại diện đơn vị vận chuyển VNPost nhận định. Chia sẻ thêm về bí quyết tối ưu hoàn tất một đơn hàng theo đúng nghĩa trọn vẹn, ông Minh cho rằng ở mỗi một nền tảng, một thương hiệu bán hàng đều có những định nghĩa riêng khi bắt đầu, tuy nhiên sẽ có 5 bước mà bên bán hàng cần phải thực hiện. Đầu tiên, phải có Thông tin địa điểm phải rõ ràng. Bước tiếp theo là Nhận lại thông tin đặt hàng, và bắt đầu thực hiện đơn hàng bảo đảm hai tiêu chí vừa đúng và đủ. Bước 3, bắt đầu đóng gói đơn hàng, vừa bảo đảm tính thẩm mỹ vừa bảo quản giữ gìn tốt sản phẩm, đặc biệt với mặt hàng tươi sống càng phải có tiêu chuẩn đóng gói khắt khe hơn. Bước 4 là Vận chuyển – tốc độ giao hàng của đơn hàng là yếu tố rất quan trọng quyết định khách hàng có quay lại hay không và phải hỗ trợ hết mình. Cuối cùng là Kết thúc đơn hàng, lưu ý khi đã kết thúc đơn hàng đừng để trôi qua một cách quá bình lặng, thay vào đó cần phải có một sự tương tác, hỏi thăm chẳng hạn thì khả năng khách hàng quay lại rất cao.

Cùng với xu thế phát triển của TMĐT, những người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm cũng đồng thời mong muốn cần được hỗ trợ tư vấn để đưa hàng của mình lên bán trên nền tảng online. Nắm bắt nhanh nhu cầu này, một ngách ngành mới – ngành TMĐT tư vấn cũng đã bắt đầu phát triển. Droppi là một đơn vị đang sở hữu 40.000 nhân viên bán hàng đã có nhiều hỗ trợ phát triển nông sản đến tay người tiêu dùng giúp người nông dân vượt qua khó khăn trong đại dịch. Ông Dương Tôn Tấn Phát, đại diện của Droppi cho hay, bản thân ông đã có những tiếp xúc trực tiếp với người nông dân tại các địa phương để lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của người dân. Ở mỗi địa phương có mỗi sản phẩm đặc trưng, vì vậy Droppi đóng vai trò như đơn vị trung gian, có thể kết hợp để bán chéo các sản phẩm với nhau giữa các tỉnh thành khác, và bán ra nước ngoài. Hành động này đã làm tăng giá trị sản phẩm của nông dân, nâng tầm sản phẩm giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn các đặc tính của sản phẩm.

Khẳng định tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng kinh doanh TMĐT không phải là một cuộc chiến về giá mà là cuộc chiến về chiến lược tư duy bền vững. Chiến lược này cần được áp dụng hợp lý, tùy thời điểm, tùy mặt hàng, theo những định hướng kinh doanh khác nhau của người bán hàng. Thực tế cho thấy, trên các sàn TMĐT, một số thương hiệu có chiến lược bán hàng rất bài bản, hoạch định chiến lược bán hàng một cách tối ưu nhất, đúng thời điểm và thích nghi nhất, vừa giải quyết câu chuyện về giá mà vẫn đảm bảo phát triển thương hiệu. Tóm lại, không phải giảm giá là nhiều người mua, mà doanh nghiệp, nhà bán hàng cần có sự phân tích về chiều sâu, xây dựng thương hiệu bài bản, có chính sách chăm sóc khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm
Apple kết thúc kỷ nguyên iPod một thời đình đám

Apple sẽ ngừng sản xuất iPod sau hơn 20 năm kể từ khi thiết bị này trở thành bộ mặt của âm nhạc di động và bắt đầu giúp Apple phát triển vượt bậc để trở thành công ty lớn nhất thế giới.

EU và Mỹ chính thức công khai quy trách nhiệm Nga về sự cố mạng vệ tinh KA-SAT

Mới đây, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) và chính quyền Hoa Kỳ đã chính thức quy vụ tấn công mạng vào các hệ thống của Viasat- một nhà cung cấp dịch vụ mạng internet vệ tinh là do Nga thực hiện, và nước này phải chịu trách nhiệm.

Realme 9 4G: Lựa chọn mới trong phân khúc 7 triệu đồng

Realme 9 sẽ là đối thủ đáng gờm trong phân khúc 7 triệu đồng khi sở hữu nhiều đặc tính được người dùng trẻ yêu thích.

Galaxy S22 tại Mỹ rớt giá thảm 50% sau 2 tháng ra mắt

SellCell gần đây đã tiến hành một nghiên cứu tại thị tgrường Mỹ để tìm ra chiếc smartphone nào mất giá nhanh hơn, và có lẽ đây là điều mà người dùng Samsung không hề mong muốn.

Loạt laptop Yoga thế hệ mới được Lenovo nâng cấp có thiết kế mỏng nhẹ, hiệu năng cao

Lenovo vừa công bố loạt laptop thế hệ mới của dòng Yoga cao cấp, siêu mỏng, sử dụng Windows 11, vận hành bộ xử lý mới nhất của Intel hoặc AMD tại thị trường Mỹ.

Galaxy S23 Ultra sẽ sở hữu camera khủng 200 MP

Samsung, một trong những nhà sản xuất cảm biến hình ảnh nhiều nhất cho smartphone, có thể sẽ trang bị cho Galaxy S23 vào năm tới hệ thống máy ảnh ấn tượng.

FPT Digital ra mắt Dịch vụ đánh giá mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp

Công ty tư vấn chuyển đổi số FPT Digital (thuộc Tập đoàn FPT) vừa tung ra Dịch vụ đánh giá về mức độ trưởng thành số. Được thiết kế phù hợp và sát thực với hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, dịch vụ giúp doanh nghiệp nhìn nhận toàn bộ năng lực và vấn đề nội tại trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Atos Unify giới thiệu giải pháp liên lạc thông tin hiệu quả dành cho ngành tài chính, ngân hàng

Atos Unify, hãng công nghệ có trụ sở tại Đức đã tổ chức giới thiệu các giải pháp mới cho các sàn giao dịch, thuộc ngành tài chính, ngân hàng tại Hà Nội ngày 6/5/2022.

Người dùng đã có thể mua bản sao vật lý của Windows 11

Sau hơn nửa năm ra mắt, cuối cùng Windows 11 cũng có thể đến tay người tiêu dùng thông qua một bản sao vật lý của hệ điều hành này.

Lenovo, Xiaomi và nhiều hãng công nghệ Trung Quốc đang rời thị trường Nga

Các công ty công nghệ Trung Quốc đang ngừng kinh doanh tại Nga bất chấp việc chính phủ Trung Quốc kêu gọi các công ty chống lại sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và nhà cung cấp.