Doanh nghiệp cần phải làm gì trước thời điểm tắt 2G?

Theo ghi nhận, lộ trình tắt sóng 2G của Việt Nam để chuyển sang 4G, đối với người dùng cá nhân không gặp khó khăn ngay cả vùng sâu vùng xa. Song với doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành vận tải, điện, nước… thì vẫn còn nhiều vướng mắc, cần có nhiều thời gian và giải pháp thay thế.

Ngày 17/11, tại hội thảo “Khi tắt sóng 2G – Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?” do Câu lạc bộ AIoT TP.HCM tổ chức đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Chương trình có sự tham gia của đại diện các Sở Ban Ngành cùng Hiệp hội/ Hội ngành liên quan, đại diện của 3 nhà mạng lớn Viettel, MobiFone, VinaPhone tại TP.HCM.

Như đã biết, với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học – Công nghệ, mạng di động đã tiến lên các thế hệ tốc độ cao như 4G, và mới nhất là thế hệ di động 5G với tốc độ gấp gần 10 lần 4G, cho phép truyền tải dữ liệu nhanh chóng, sử dụng các ứng dụng lưu trữ trên đám mây, ứng dụng điều khiển liền mạch không bị gián đoạn. Thậm chí công nghệ 6G cũng đã bắt đầu được các công ty công nghệ lớn nghiên cứu phát triển. Công nghệ di động tốc độ cao đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số của mọi lĩnh vực xã hội, kết nối vạn vật nhanh hơn, an toàn hơn.

Tuy nhiên, để các nhà mạng tập trung nguồn lực phát triển những công nghệ tân tiến thì cần phải cắt giảm những công nghệ đã lỗi thời như 2G. Hơn nữa, tại Việt Nam, các mạng di động công nghệ 3G, 4G hiện đã phủ sóng rộng khắp tương đương vùng phủ của mạng 2G, cho nên việc tiếp tục duy trì công nghệ 2G là không cần thiết. Như vậy việc dừng 2G sẽ giúp các nhà mạng tiết kiệm chi phí vận hành, dành tần số và hạ tầng kỹ thuật cho các công nghệ di động thế hệ tiếp theo. Nhưng việc tắt sóng 2G sẽ ảnh hưởng thế nào tới người dùng nói chung, các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải, các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ đầu cuối ngành điện, nước…?

Những khó khăn thực tế của ngành giao thông vận tải đường bộ tại TP.HCM

Chia sẻ những vướng mắc khi triển khai lộ trình tắt sóng 2G, ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Trưởng phòng Quản lý Giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, vấn đề quản lý của nhà nước về các hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố hiện gặp nhiều khó khăn cần có giải pháp công nghệ mới để thay thế. So với các địa phương trên cả nước thì TP.HCM có đặc thù phương tiện lớn về vận tải hàng hóa và hành khách, với 248.000 phương tiện được Sở cấp phù hiệu, bảng hiệu kinh doanh vận tải của gần 6.000 doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định, ngoài ra một số containner còn yêu cầu lắp camera để giám sát người điều khiển phương tiện. Các quy trình để giám sát hành trình, trích xuất, theo dõi nhắc nhở thời gian làm việc của lái xe, vi phạm vượt quy định, dữ liệu camera lưu trữ… này đòi hỏi phần mềm phải thông minh để cơ quan quản lý kịp thời trích xuất quản lý.

Doanh nghiệp cần phải làm gì trước thời điểm tắt 2G? - DSC03924
Ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Trưởng phòng Quản lý Giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM

Ông Nguyễn Quốc Vinh cho rằng, các quy chuẩn hiện tại của Bộ GTVT quy định cũng như Nghị định của Thủ tướng chính phủ quy định về việc quản lý dữ liệu giám sát hành trình, camera, cũng như phần mềm để phục vụ công tác quản lý cho các địa phương trong việc quản lý hoạt động vận tải vẫn còn một số khó khăn, chưa kịp thời. Liên quan đến chuyện giám sát hành trình thì Bộ GTVT thống nhất giao cho Cục đường bộ (trước đây là Tổng cục đường bộ Việt Nam) tiếp nhận dữ liệu thông tin vận tải đường bộ trên cả nước, trên cơ sở đó hệ thống xử lý thiết bị giám sát hành trình sẽ phân tích tổng hợp trích xuất dữ liệu để phục vụ công tác theo dõi của các địa phương. Nhưng dữ liệu thường truyền từ Cục về các địa phương rất chậm, nên công tác theo dõi trích xuất dữ liệu chậm theo, việc kiểm tra xử lý kịp thời gần như chưa hiệu quả. Chẳng hạn, hiện nay việc trích xuất dữ liệu đối với các phương tiện vi phạm tốc độ của hệ thống chỉ trích xuất được đến tháng 9/2023 trong khi nay đã gần cuối tháng 11.

Mặt khác, do việc nâng cấp phần mềm của Cục đường bộ quản lý hiện tại chưa được tối ưu, nên thời qua Sở GTVT TP.HCM cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT và Cục đường bộ xem xét nâng cấp phần mềm. Hệ thống giám sát camera của Cục hiện cũng chưa hoàn thành xây dựng hệ thống để tiếp nhận dữ liệu từ các đơn vị vận tải truyền về Cục, từ đó các Sở GTVT địa phương theo dõi giám sát. Chính vì vậy, hiện giải pháp chỉ dừng ở mức gần như “thủ công”, tức các Sở GTVT liên hệ với các đơn vị vận tải cung cấp tên người dùng và mật khẩu làm cơ sở theo dõi. Với số lượng xe rất nhiều của TP.HCM rõ ràng việc theo dõi thủ công như vậy rất khó, không khả thi. Tương tự, với hệ thống thiết bị giám sát hành trình cũng vậy, vì thời gian dữ liệu truyền chậm, không xem được, Cục đã chỉ đạo các Sở ở các tỉnh thành có thể chọn giải pháp đối phó là truy cập vào hệ thống giám sát hành trình của doanh nghiệp vận tải, vừa mất thời gian, vừa không mang lại hiệu quả tức thì.

Vì vậy, ông Vinh hi vọng việc chuyển từ công nghệ 2G lên 4G, 5G, tốc độ mạng cùng với sự đầu tư thay đổi của doanh nghiệp cho các thiết bị giám sát hành trình sẽ giúp việc truyền dữ liệu đi nhanh và ổn định hơn, giúp công tác quản lý kịp thời hiệu quả. Điều đó cũng đồng thời đòi hỏi việc quản lý giám sát thiết bị hành trình, camera đi kèm quy chuẩn cho việc nâng cấp, lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình của doanh nghiệp đảm bảo phù hợp.

Sở GTVT TP.HCM cũng mong muốn đặt hàng các doanh nghiệp cung cấp một giải pháp quản lý vận tải đường bộ, có thể tích hợp việc khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera để phát hiện hành vi vi phạm, và chuyển đến đơn vị vận tải để xử lý, hoặc sử dụng dữ liệu đó cung cấp cho các đơn vị có liên quan xác lập hành vi vi phạm, nhằm đảm bảo hoạt động vận tải an toàn. Ngoài ra, giải pháp giải quyết các vấn đề dữ liệu về vi phạm tốc độ, mỗi tháng ở TP.HCM có khoảng 2.000 xe vi phạm.

Giải pháp tối ưu kết nối thiết bị M2M của doanh nghiệp khi tắt sóng 2G

Theo thống kê, tính đến 8/2023, Việt Nam hiện có hơn 127 triệu thuê bao di động nói chung, trong đó khoảng 20,8 triệu thuê bao 2G. Xét về bản đồ cơ cấu thuê bao M2M thì ngành vận tải chiếm đến 58%, ngành điện 21%, nước 8%, và 13% còn lại cho các mục đích sử dụng khác. Số thuê bao di động M2M là số thuê bao mạng viễn thông di động được sử dụng để trao đổi thông tin giữa thiết bị với thiết bị hoặc hệ thống thiết bị thông qua việc truyền, nhận dữ liệu giữa các thiết bị có kết nối mạng (không truyền và nhận thoại trừ báo hiệu), không bao gồm thẻ dữ liệu (datacard) và máy tính bảng. Các thuê bao di động M2M của doanh nghiệp hiện đều sử dụng SIM 2G.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Giám đốc Viettel TP.HCM khẳng định, đối với người dùng cá nhân thì việc tắt sóng 2G không ảnh hưởng gì nhiều ngay cả ở những vùng sâu vùng xa. Bởi sóng 4G hiện đã phủ rộng tương đương mạng 2G, điện thoại thông minh hỗ trợ 4G cũng có nhiều phân khúc giá rẻ để lựa chọn, mặt khác phía các nhà mạng cũng đồng thời triển khai các ưu đãi gói cước, mua máy trả góp 0% lãi suất.

Doanh nghiệp cần phải làm gì trước thời điểm tắt 2G? - z4916492845931 16f1a44172a81a8a96c38ec16ad59a29
Ông Nguyễn Văn Hải, đại diện MobiFone Khu vực 2.

Còn với doanh nghiệp, các thiết bị giám sát hành trình, thiết bị đầu cuối hiện vẫn còn sử dụng trên công nghệ 2G, cần có kế hoạch và lộ trình thay đổi. Các thiết bị này hiện đang sử dụng SIM 2G, một số thiết bị sử dụng SIM 4G nhưng cần phải cài đặt lại cấu hình mới để cập nhật lên 4G. Ông Nguyễn Văn Hải, đại diện MobiFone Khu vực 2 cho biết, các doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp NB-IoT khi chuyển đổi 2G. Đây là giải pháp sử dụng dành cho các thiết bị có đường truyền dữ liệu thấp, tiết kiệm chi phí vận hành, hiệu quả cho định vị, giám sát môi trường, đo đếm, y tế, an ninh, smarthome, smartcity… Đáp ứng nhiều nhu cầu của doanh nghiệp, công nghệ này ngày càng được sử dụng nhiều, hiện chiếm 47% trên toàn cầu. Tại Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển công nghệ NB-IoT trong thời gian gần đây.

Về sự sẵn sàng của công nghệ NB-IoT, ông Nguyễn Minh Thi, KTS IoT Viettel cho hay, hiện Viettel đã phát sóng 22.000 trạm NB-IoT tại 3 thành phố lớn TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, và cam kết 48.000 trạm còn lại sẽ tiếp tục phát sóng tùy theo nhu cầu kinh doanh của khách hàng đối với những ứng dụng như đồng hồ điện, đồng hồ nước, báo cháy, báo khói… Viettel cũng hỗ trợ những tính năng ưu việt của công nghệ mạng NB IoT giúp các thiết bị tiết kiệm pin.

Doanh nghiệp cần phải làm gì trước thời điểm tắt 2G? - DSC03894
Ông Nguyễn Minh Thi, KTS IoT Viettet.

Được đánh giá là một trong những phòng Labs hiện đại nhất thế giới, phòng Labs ở TP.HCM và Hà Nội của Viettel sẵn sàng hỗ trợ miễn phí doanh nghiệp chạy thử nghiệm các thiết bị, các Kits phát triển 5G, những công cụ phát triển ứng dụng. Viettel cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển từ ý tưởng đến nền tảng, xây dựng các moduls cụ thể, đánh giá mức độ tương thích để khi kinh doanh không gặp về vấn đề kỹ thuật.

Phòng Labs thành lập mong muốn thúc đẩy cộng đồng IoT phát triển, hỗ trợ các khởi nghiệp, doanh nghiệp cùng nhau phát triển, đây cũng chính là hướng đi của Viettel cũng như CLB AIoT TP.HCM. Chiến lược của phòng Labs hiện đang hướng đến 5G, các ứng dụng chạy trên nền tảng IoT, mạng 5G dùng riêng cho các cảng biển, xí nghiệp, sân bay, khai mỏ…

Doanh nghiệp cần phải làm gì trước thời điểm tắt 2G? - z4916497605562 91813109b4313c85c2806b19161d0b94
Quy mô thị trường dịch vụ M2M IoT Việt Nam rất lớn, vì vậy CLB AIoT TP.HCM ra đời với mong muốn kết nối các thành viên cùng tham gia chia sẻ, nghiên cứu và thiết kế giải pháp cung cấp đến doanh nghiệp.

Theo công văn số 4833/BTTTT-CVT, Bộ Thông tin và Truyền thông thì lộ trình tắt sóng 2G sẽ hoàn thành chậm nhất vào tháng 9/2024. Tuy nhiên nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều thời gian đầu tư chuyển đổi lên 4G cũng như thử nghiệm những công nghệ mới, Bộ TT-TT đã đồng ý dời lại thời gian tắt sóng 2G đến năm 2026. Vì vậy, theo các nhà viễn thông, các doanh nghiệp đang có một khoảng thời gian phù hợp để thực hiện công tác thử nghiệm, chuyển đổi lên công nghệ mạng mới.

Có thể bạn quan tâm
Base.vn ra mắt giải pháp giúp doanh nghiệp kiểm soát tài chính và nâng tầm quản trị số

Ngày 24/11, tại sự kiện thường niên lớn nhất về công nghệ quản trị – SaaS Day 2023, Base đã gia tăng sức mạnh cho doanh nghiệp bằng việc giới thiệu bộ giải pháp Quản trị Tài chính Base Finance+ phiên bản cải tiến và không gian quản trị toàn diện và cá nhân hoá XHOME .

Huawei Cloud muốn tiếp sức nền kinh tế số Việt Nam

Công nghệ và giải pháp đám mây đang làm thay đổi cuộc sống, xã hội, định hình tương lai nền kinh tế số.

5 thương hiệu toàn cầu tốt nhất, có 4 là công nghệ

Trong danh sách “Thương hiệu toàn cầu tốt nhất” (Best Global Brands) Interbrand công bố năm nay, 5 vị trí đầu tiên đã có 4 là các thương hiệu công nghệ, đặc biệt là Samsung khi có giá trị đạt 91,4 tỷ USD và tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những ứng dụng thú vị về AI tạo sinh có thể bạn chưa biết

Sự bùng nổ về dữ liệu, khả năng tiếp cận với các hệ thống điện toán mạnh mẽ và tiến bộ trong công nghệ máy học (ML) đã thúc đẩy sự quan tâm đến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh. Trên thực tế, báo cáo IDC cho thấy 2/3 các tổ chức trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tìm hiểu hoặc đầu tư vào các công nghệ AI tạo sinh ngay trong năm nay.

Viettel Telecom hợp tác với đối tác Nhật Bản cung cấp giải pháp QRCode vMark

Đại diện Viettel Telecom và Công ty Fuji Seal Group (Nhật Bản) đã ký thỏa thuận hợp tác cung cấp giải pháp QRCode vMark trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm và Hội thảo Quốc tế về Công nghệ xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì Propak VietNam 2023 diễn ra vào trung tuần tháng 11 tại TP.HCM.

Các trụ cột kinh doanh còn nhiều lỗ hổng, 73% doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng tích hợp AI

Theo Chỉ số Sẵn sàng AI (AI Readiness Index) đầu tiên của Cisco công bố hôm nay 21/11, chỉ có 27% các tổ chức tại Việt Nam hoàn toàn sẵn sàng triển khai và khai thác các công nghệ được hỗ trợ bởi Trí tuệ Nhân tạo AI. Trong khi đó, 84% các tổ chức thừa nhận họ đang thực sự quan ngại về tác động của vấn đề này tới việc kinh doanh nếu họ tiếp tục ở thế bị động trong 12 tháng tới.

Visa tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Visa và Quỹ Visa Foundation đưa ra các thông báo liên quan đến cam kết tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (SMBs) trong các nền kinh tế thuộc APEC và trên toàn cầu.

Callio ra mắt chức năng Chat bán hàng đa kênh, tiện cho bán hàng trực tuyến

Mới đây, Phần mềm Quản lý Kinh doanh tập trung Callio chính thức ra mắt tính năng chat bán hàng đa kênh, giúp người bán giám sát kinh doanh 24/7, khi có thể chat – gọi điện – tạo đơn trên một giao diện duy nhất.

AQUA Việt Nam đổi mới dây chuyền sản xuất, truyền cảm hứng sống từ điện tử gia dụng

Từ năm 1996, nhà máy sản xuất đầu tiên của AQUA đã có mặt tại Việt Nam. Với sự lớn mạnh của thương hiệu và thay đổi nhanh chóng của thị trường điện tử gia dụng, AQUA Việt Nam sẽ đưa Smart Line – hệ thống dây chuyền sản xuất thông minh vào hoạt động.

Shopee lập kỷ lục mới, đạt doanh thu toàn cầu 1 tỷ USD trong ngày 11.11

Chỉ trong ngày 11.11, Shopee ghi nhận doanh thu toàn cầu đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Riêng tại Việt Nam, doanh nghiệp ghi nhận số sản phẩm bán ra qua kênh Shopee Live tăng gấp 44 lần trong ngày 11.11, thu hút 603 triệu lượt xem xuyên suốt sự kiện siêu sale, và giúp người dùng tiết kiệm hơn 1 nghìn tỷ đồng.