Điều dựng nên từ những lời ru

Bà tôi kể rằng hồi nhỏ, cứ mỗi lần bà hát ru bài nào đó hơi thảm thì tôi nằm khóc, vậy là bà phải hát sang bài vui nhộn một chút, sau này, tôi có gia đình, vợ con, quan sát thấy con của tôi cũng giống tôi hồi nhỏ, tức nghe mẹ hát ru bài nào thảm một chút thì gương mặt chuyển buồn và chuẩn bị khóc, mẹ lại hát ru một bài thật vui nhộn.

Thế rồi cũng có lúc, bận bịu quá, mẹ lại mở nhạc cho bé nghe, vừa mở nhạc vừa nấu ăn, đương nhiên mẹ mở nhạc thính phòng, giao hưởng, với âm thanh thật khẽ, với lý do: Mình không thể ru con bằng máy tính mà hãy nhờ máy tính ru con giùm mình vài phút, đây mới là điều quan trọng.

Tôi hỏi về cái điều quan trọng mà nàng nói khi mở máy tính để máy hát ru giùm mình ít phút ấy là gì, nàng lý giải khá dài, nhưng chung qui, gói trong hai chữ: Nhân Cảm.

Nàng nói rằng mọi đứa trẻ khi ra đời, đều có mối tương cảm với mẹ, mối tương cảm ấy hình thành từ khi mẹ hoài thai, gắn với con mình qua cuốn rốn, và bé cảm nhận hơi ấm, tình cảm của mẹ rất sớm, lúc còn trong bụng, mẹ vui, bé sẽ vui, mẹ buồn, bé sẽ buồn, mẹ lo lắng, bé sẽ hồi hộp, mẹ giận dữ, bé sẽ sợ hãi… dường như mọi trạng thái tâm lý của mẹ đều ảnh hưởng tới bé.

Và tiếng nói, thanh âm của mẹ là thứ duy nhất gắn bé với thế giới bên ngoài, một thế giới mà đến một ngày, bé phải gặp, phải trải nghiệm. Tiếng nói của mẹ dịu dàng giúp tâm hồn bé nhẹ nhàng, sâu lắng. Và thực ra, mẹ hát ru bé từ lúc còn trong bụng kia chứ đâu phải khi bé chào đời rồi mẹ mới hát ru.

Thật may mắn cho bé nào còn được mẹ hát ru, bà hát ru, thời đại của karaoke, băng đĩa, mọi thứ đều điện tử hóa và con người thì luôn bận rộn, luôn quay cuồng trong công việc, đôi khi người ta không thể hiểu được mình quay cuồng, bận rộn như vậy để làm gì, mình là ai?…

Lời hát ru của mẹ, của bà dẫn bé vào thế giới cổ tích thần tiên, dẫn bé vào những miền đất lạ, nơi ấy có cánh cò bay lả, có cơn mưa đầu mùa, có lũy tre xanh soi mình bên dòng sông, có những áng mây chiều lửng lờ đỉnh núi, có tiếng chim lạ hót bâng quơ… Và, bé cứ lớn dần theo năm tháng, trong lời ru của bà, của mẹ.

Và, cũng theo thời gian, những em bé không được hát ru, liên tục tiếp xúc với vòng quay công nghiệp, mới sáng sớm đã phải mắt nhắm mắt mở thức dậy, soạn áo quần, sách vở, nhai vội một ổ bánh mì, lên xe, lẽo đẽo theo ba, mẹ đến lớp, rồi tại lớp học, bé phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, từ thời khóa biểu các bài học luôn gây sức ép, luôn làm căng thẳng, cho đến thi thoảng gặp những bạn gàn quấy, đến một lúc nào đó, tính cáu gắt của bé hình thành và bé cũng sinh gàn quấy, khó chịu… Cuối cùng, tính khí của bé thay đổi. Và chẳng có lời ru, chẳng có thế giới cổ tích nào đồng hành với bé trong những lúc bé cô đơn, căng thẳng…

Phần nữa, ba mẹ quay cuồng trong công việc, cơm áo gạo tiền, mọi thứ trở nên mệt mỏi, giây phút ba mẹ chia sẻ, vui vẻ và giúp đỡ con học tập hoặc trò chuyện, tâm sự với con cũng thiếu hẳn, đó là không muốn nhắc đến một số trường hợp cha mẹ đổ tất cả cáu gắt lên con cái, bé trở thành cái túi hứng ưu phiền xã hội của cha mẹ. Trong các trường hợp này, chắc chắn bé không những mất đi sự năng nỗ, tự tin và sáng tạo mà bé còn trở nên cáu gắt, dễ bạo lực.

Nghiệt nỗi, trong thời đại mọi thứ đều đạt tốc độ quay tối đa như vậy, mẹ sinh em bé, nếu có kéo dài tốt đa thì cũng được sáu tháng sau sinh, thời gian còn lại, bé hoặc ở với ông bà, hoặc ở với cô chăm bé, hoặc được gởi trẻ. Đó là giải pháp mà không có người mẹ nào được phép chối bỏ nếu không muốn bỏ luôn công việc hằng ngày. Bây giờ làm gì có người mẹ nào dám bỏ công việc để ở nhà chăm bé, và nếu như bỏ công việc để ở nhà chăm bé, thì chưa chắc đã đủ ‘chuyên môn” để chăm cho tâm hồn bé như mong muốn. Bởi thời đại khác xưa rất nhiều, những bài hát ru bây giờ trở thành cái gì đó giống như đồ cổ, chẳng mấy ai đụng tới, và thử tìm một người bà, một người mẹ biết hát ca dao, biết hát ru thật quá khó so với một người bà biết khiêu vũ, biết hát karaoke hay biết selfie, đó là sự thật!

Trong tình huống này, các bà, các mẹ còn lựa chọn nào tốt hơn việc mượn, nhờ vả vào công nghệ. Nếu chúng ta không đủ thời gian để đong đưa nôi cho cháu, thì còn cách nào khác chúng ta đưa vài nhịp cho cháu ngủ, sau đó nhờ đến công năng của nôi điện giúp cho bé ngủ sâu trong nhịp đưa đều đặn của điện tử. Cũng như việc hát ru, chúng ta có công nghệ, chúng ta phải nhờ đến những đĩa CD hoặc các kênh youtube có những bài hát ru, có những làn điệu sâu lắng, được thực hiệu bởi những nghệ sĩ có tâm huyết với nó. Điều này giúp bé vừa có giấc ngủ ngon, vừa tiếp xúc được với thế giới ca dao, cổ tích, tâm hồn bé trở nên mềm mại và sâu lắng, thế giới của bé trở nên đáng yêu hơn.

Trở lại hai chữ Nhân Cảm của nàng, riêng nàng có quyết định quá táo bạo, khi sinh đứa con đầu lòng, nàng hỏi tôi có thể nuôi mẹ con nàng được không, và không những nuôi một đứa, có thể là nuôi đến ba đứa con? Tôi gật đầu, nói rằng nếu em chịu kham khổ cùng anh và các con thì mấy đứa anh nuôi cũng được (nói vậy chứ trong bụng cũng đánh trống chiến lắm, nhưng mình là đàn ông mà!). Nàng giải thích, nếu vợ chồng chỉ gặp nhau, làm kiếm tiền, xây dựng nhà cửa, sau đó sinh con, cho con ăn học và tiếp tục lao theo công việc để làm giàu thêm, thì sự giàu có nếu diễn ra theo đúng kịch bản định trước cũng sẽ chẳng giải quyết được gì cho các con, bởi thứ mà các con cần đó là sự chăm sóc, ân cần, chia sẻ, đồng hành của cha mẹ, và tâm hồn của các con có đủ mạnh mẽ, đủ thanh tao hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ chia sẻ, dạy dỗ của người mẹ. Chính vì điều kiện kinh tế không đủ để cho bé đến những ngôi trường mà bé có thể học thoải mái, không bị sức ép, không căng thẳng và hoàn toàn không có bạo lực học đường được, nên không còn cách nào khác, nàng sẽ dạy con, sẽ đồng hành cùng các con.

Và việc dạy con, đồng hành cùng các con của nàng bắt đầu từ việc nàng quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm con, sau đó tìm một công việc khác, làm việc bằng phương thức online. Như vậy, nàng có toàn thời gian với con và nàng bắt đầu tìm các CD, mở các video clip hát ru trên youtube để học hát, tập hát và hát ru con. Nàng cũng thừa nhận rằng việc hát ru đối với nàng quá khó khăn, bởi lúc nhỏ, nàng cũng không được cha mẹ hát ru, may mắn lắm nàng được bà ngoại hát ru chừng vài tháng, sau đó bà đãng trí, không thể chăm nàng được, nhưng ít nhất, nàng vẫn có một chút ký ức mơ hồ nào đó về giọng hát ru của bà. Và chính những câu hát ru ấy cùng giọng hát của bà đã gắn bó với nàng, mỗi khi có chuyện gì đó, dường như tự sâu thẳm tâm thức, thậm chí đâu đó trong vô thức của nàng, có một dòng năng lượng khác, mềm mại, thanh sạch đẽ giúp nàng gột bỏ mọi ưu phiền. Và nàng muốn con của mình cũng được những điều giống như mẹ.

Những lúc mẹ bận, cả hai anh em cũng phụ họa ru em, và dùng lại bài cũ của mẹ, tức mượn công nghệ trợ giúp, mở các youtube hát ru hoặc nhạc giao hưởng, thính phòng cho em nghe. Bởi, theo mẹ của hai chàng, việc mở ra một không gian nào đó, có thể chạm đến vô cùng trong tâm thức trẻ thơ, có vẻ như con người không làm được mà chỉ có công nghệ. Nhưng, con người, muốn có không gian ấy theo cách của con người thì ngay từ nhỏ, phải được thấm nhuần yêu thương và có đủ nền tảng nhân cảm để đến một lúc nào đó, công nghệ sẽ chắp cánh cho tâm hồn và trí tuệ.

AI sẽ trở thành thế nào năm 2050?

Chưa thể nói trước được điều gì, nhưng với tốc độ phát triển cũng như hướng đi của AI hiện tại, chúng ta có thể dự đoán được phần nào mức độ hiện diện của nhân vật mới này trong cuộc sống tương lai trong 25 năm nữa.

Hoa cải vàng trong mắt AI

Tôi nhớ đến những ca từ mà thời sinh viên, tình cờ tôi nghe ca sĩ Thùy Dương hát: “Vài mươi năm sau, người ta sẽ nói chuyện thay trí nhớ, và rồi em hỡi, lúc ấy con người sẽ yêu và sẽ sống ra sao trong dung nhan xa lạ…”.

AI mở rộng trí tuệ và sáng tạo của con người

Trong một thế giới nơi Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến, sự hiện diện của nó được cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhiều người xem thời đại của chúng ta ở hiện tại là một thời đại nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rẫy nhưng thách thức. Tuy nhiên, bản thân tôi nhận thấy rằng, mọi người xung quanh mình có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của AI, đặc biệt là khi AI được áp dụng vào các lĩnh vực sáng tạo như hội họa hoặc sáng tác âm nhạc.

Việt Nam giảm 57% các mối đe dọa ngoại tuyến trong 4 năm qua

Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspesky đã ngăn chặn 114.802.178 mã độc gây nguy hiểm thông qua ổ USB di động, CD, DVD và các phương pháp ngoại tuyến khác ở Việt Nam vào năm 2023. Đây là mức giảm 6% so với 121.542.272 vào năm 2022.

Tinder thêm tính năng cảnh báo nhằm hạn chế hành vi quấy rối, quảng cáo, mạo danh

Ứng dụng hẹn hò Tinder vừa ra mắt những cải tiến liên quan đến cảnh báo, nhằm cung cấp thêm những hướng dẫn giúp người dùng nhận biết những hành vi không phù hợp trên ứng dụng, cũng như cách thay đổi nhanh chóng để có trải nghiệm hẹn hò an toàn.

AI LÀM NGHỆ THUẬT CHO AI?

Không nghi ngờ gì nữa, trí tuệ nhân tạo hoặc trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence, viết tắt: AI) hoàn toàn có thể tự sáng tạo – công việc mà nhiều ngàn năm qua ngỡ là độc quyền của con người. Nhưng câu hỏi đặt ra là: AI sẽ làm nghệ thuật cho ai và vì ai?

VNPT nâng cấp 3.000 trạm phát sóng phục vụ cho lễ hội Tết Giáp Thìn

Để đảm bảo an toàn thông tin liên lạc cho khách hàng trong những ngày Tết nguyên đán Giáp Thìn, Tập đoàn VNPT đã thực hiện việc rà soát toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, cũng như xây dựng các phương án sẵn sàng mở rộng tăng dung lượng cho các hệ thống.

Đợt giảm giá lớn cuối cùng dịp Tết: Điện thoại, phụ kiện giảm đến 60%, mua là có quà

Hệ thống Di Động Việt tung ra ưu đãi lớn cuối cùng của dịp Tết Nguyên đán, trong 3 ngày từ 5-7/2 tức từ 26 đến 28 Tết, điện thoại có mức giảm đến 10 triệu đồng, phụ kiện giảm đến 60% và 100% mua sắm là có quà trị giá đến 880 ngàn đồng.

Amazon cảnh báo biến đổi khí hậu làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của họ

Mới đây, Amazon đã bổ sung vấn đề biến đổi khí hậu vào phần yếu tố rủi ro trong hồ sơ hàng năm của mình.

Kinh doanh bán dẫn của Samsung chịu khoản lỗ kỷ lục

Vì là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới nên cuộc khủng hoảng thị trường bán dẫn đã ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Samsung Electronics.