Điều để phân biệt con người với AI

Video một robot AI “trà trộn” vào cửa hàng trưng bày ở Trung Quốc và thuyết phục thành công 12 robot khác nghỉ việc, đi theo robot “về nhà” đã thổi bùng lên những tranh cãi, hoài nghi và cả lo lắng về việc trí tuệ nhân tạo ngày càng làm được những điều phi thường, vượt xa trí tưởng tượng của con người.

Dù những gì diễn ra được đặt trong bối cảnh thử nghiệm nhưng nó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy AI không dừng lại ở những chatbot, những đoạn hội thoại mà dần được tích hợp vào các công cụ truyền thống, từ điện thoại đến robot, xe tự lái. Trí tuệ nhân tạo đang len lỏi khắp mọi ngóc ngách của đời sống, hiện diện dày đặc đến mức nhiều bắt đầu lo ngại, còn gì AI không thể chạm đến?

Với tốc phát triển như hiện tại của công nghệ, rất khó để nói đâu sẽ là những “thành trì” không bị AI tác động trong tương lai. Nhưng hiện tại, chúng ta có thể khẳng định những việc yêu cầu khả năng sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, cần những yếu tố về trực giác, đạo đức, tình cảm và sự linh hoạt vẫn là thế mạnh của con người, AI không thể thay thế.

Giới hạn của AI

Khả năng đọc, lưu trữ dữ liệu lớn trong quá khứ sau đó thực hiện các tác vụ hoặc đưa ra dự đoán nhanh khiến nhiều người choáng ngợp, cho rằng AI có thể làm mọi thứ. Nhưng về cơ bản, công nghệ này hoạt động dựa trên hai yếu tố chính là dữ liệu và thuật toán. Nó không thể suy luận ngoài phạm vi dữ liệu đầu vào và các thuật toán đã được lập trình trước. Nói các khác, AI là công cụ mạnh mẽ nhưng không phải thực thể toàn năng. 

Ví dụ AI có thể dựa trên một lượng lớn dữ liệu di truyền học để phân tích và dự báo khả năng mắc bệnh ung thư của một người, dựa trên cấu trúc gen. Nhưng với một căn bệnh hiếm gặp, ít dữ liệu được ghi chép lại, một bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm có thể nhận ra bệnh nhân của mình “có gì đó không ổn”. Trực giác này không chỉ được tích lũy bằng kiến thức, logic mà có được từ kinh nghiệm sống động. Đây là loại cảm giác AI không thể có và không thể sao chép, vì trực giác của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, nó linh hoạt, biến đổi theo điều kiện thực tế.

Thành trì tiếp theo AI chưa thể chạm đến đó là cảm xúc và đạo đức của con người. Nếu bạn gõ một câu vu vơ vào khung trò chuyện với ChatGPT: “Hôm nay tôi buồn”. AI sẽ đáp lại: “Rất tiếc khi biết bạn đang buồn hôm nay. Có điều gì bạn muốn chia sẻ không? Tôi sẵn sàng lắng nghe hoặc hỗ trợ bạn, dù chỉ là một câu chuyện nhỏ để cảm thấy thoải mái hơn”. Đó là một câu trả lời nghe có vẻ hoàn hảo, nhưng máy móc, trong khi điều chúng ta mong đợi đôi khi là sự im lặng và thấu cảm. 

Đó là một ví dụ đơn giản, nhưng nếu đặt trí tuệ nhân tạo vào một bối cảnh cụ thể, cần những quyết định mang tính đạo đức và cảm xúc hơn, chúng ta có thể thấy AI sẽ không bao giờ thay thế được con người. Hãy hình dung ở một tương lai gần, AI sẽ được tích hợp vào xe tự lái. Nhiệm vụ cao nhất của các “trợ lý” này là bảo vệ an toàn tính mạng cho chủ nhân ngồi trên xe. Một tỷ phú công nghệ ngồi trên xe, đi ngược chiều là một chiếc xe bus chở 40 hành khách. Một viên đá lớn bất ngờ trên đồi lăn xuống, chỉ một trong hai xe có cơ hội an toàn. Câu hỏi đặt ra lúc này là AI sẽ chọn bảo vệ tỷ phú ngồi trên xe hay nhường cơ hội sống sót cho 40 hành khách trên xe bus? Với những gì được lập trình sẵn, khả năng cao trí tuệ nhân tạo sẽ tìm mọi cách để bảo vệ chủ nhân của mình. Yếu tố cảm xúc, đạo đức xã hội là điều AI không thể sao chép được từ con người một cách đầy đủ. Đến đây, nhiều người cho rằng điều này là không thể. Đúng, chúng ta chẳng thể nói trước được điều gì, do đó sẽ có một phần thảo luận nghiêm túc ở phần sau về viễn cảnh này. 

Một nhầm lẫn lớn về khả năng của AI là sức sáng tạo không giới hạn. Báo cáo mới nhất của Google về xu hướng tìm kiếm của người Việt trong năm 2024, cho thấy phần lớn công cụ AI được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến việc tạo video, nội dung 3D. Nhiều người cho rằng trí tuệ nhân tạo đang có thể tạo ra hàng trăm nghìn tác phẩm theo những phong cách không tưởng, do đó AI đã vượt khả năng sáng tạo của con người. Nhưng thực ra, chúng ta đang nhầm lẫn giữa khái niệm sáng tạo nghệ thuật và tái xử lý dữ liệu. Những sản phẩm được AI tạo ra chỉ đơn thuần là tổ hợp xử lý dữ liệu có hệ thống. Trong khi đó, các nghệ sĩ không chỉ tạo hình tác phẩm mà còn thổi vào đó những ý niệm sâu sắc mang trải nghiệm cá nhân. Đây là những thứ AI không có khả năng thấu hiểu hoặc trải nghiệm bằng các kỹ thuật logic thông thường. Nói cách khách, AI có thể thay đổi cách chúng ta sản xuất nghệ thuật nhưng không thể thay thế vai trò con người trong việc tạo ra nghệ thuật thật sự. 

Công tắc AI có cần thiết?

Quay trở lại câu chuyện ban đầu, khi một robot AI có thể thuyết phục 12 robot khác “nghỉ việc và đào tẩu”. Chúng ta lờ mờ nhận ra rằng dù có nhiều điều AI không thể chạm tới nhưng việc máy móc mô phỏng lại hành vi của con người là hiện hữu. Nó làm dấy lên một vấn đề nghiêm trọng khi ranh giới khác biệt này ngày càng bị thu hẹp và liệu có một ngày, trí tuệ nhân tạo sẽ có khả năng “tự ý thức về bản thân mình”. 

OpenAI vừa giới thiệu “mô hình trí tuệ nhân tạo thông minh nhất thế giới” – o1 – với khả năng tự lập luận, hình thành “chuỗi suy nghĩ” trước khi đưa ra phản hồi. o1 được xem có thể là cỗ máy gần nhất với AGI (Artificial General Intelligence) – trí tuệ nhân tạo tổng quát, có khả năng lập luận logic như não người. Nhiều người thậm chí gọi AGI là AI toàn năng để mô tả về sức mạnh đáng kinh ngạc của nó. 

Điều để phân biệt con người với AI - face AI artificial general intelligence

Việc AI có thể tự lập luận và hình thành “chuỗi suy nghĩ” dẫn đến một nỗi lo lớn hơn mà chúng ta đã nhắc đến trước đó, đó là khả năng tự bảo tồn. “Tự bảo tồn” có thể xem là mục tiêu đơn giản nhưng cao cả nhất mà mọi sinh vật trên trái đất đều hướng đến, trong đó có cả loài người. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu AI bắt đầu có ý thức và thiết lập cho mình mục tiêu sinh tồn này?

Trong cuộc trò chuyện với giới công nghệ Việt Nam, Giáo sư Yoshua Bengio, nhà sáng lập Viện nghiên cứu Mila, người đặt nền móng cho AI, cũng đặc biệt lưu ý vấn đề này. Ông cho rằng nếu một ngày các hệ thống AI có mục tiêu tự bảo tồn, chúng sẽ mạnh mẽ và thông minh hơn. Đây là vấn đề lớn.

“Bố già AI” diễn giải rằng, khi các cỗ máy có khả năng tự bảo tồn, chúng sẽ sao chép chính mình hoặc sao chép máy tính khác. Khi đó nếu muốn tắt chúng đi sẽ rất khó. “Nếu con người và AI mất đi sự cân bằng, nhân loại có thể gặp rắc rối”, Giáo sư Yoshua Bengio cảnh báo. 

Ông cho rằng dù lạc quan về viễn cảnh AI sẽ trở thành trợ thủ, phục vụ con người tốt hơn, những người tạo lập ra các cỗ máy cũng cần có trách nhiệm đề phòng, “xây dựng các công tắc AI”, tránh việc robot, AI “nổi dậy” hoặc chúng bị rơi vào tay kẻ xấu và trở thành công cụ nguy hiểm. “Công tắc AI” cũng là chìa khóa cuối cùng để con người bảo vệ mình trước những gì chúng ta không muốn AI chạm tay vào.

Có thể bạn quan tâm
OPPO Find X8 và Find X8 Pro được vinh danh về hiệu suất pin vượt trội

OPPO Find X8 và Find X8 Pro vừa đạt danh hiệu DXOMARK Gold Battery Label 2025, khi dẫn đầu trong ngành smartphone về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.

Giá Bitcoin lập đỉnh trong ngày ông Donald Trump nhậm chức

Hôm 20/1/2025, nước Mỹ chứng kiến một sự kiện quan trọng: lễ nhậm chức của ông Donald Trump vào vị trí Tổng thống Mỹ thứ 47.

Công cụ xếp hạng SchoolRank giúp học sinh 12 biết năng lực mình đang ở đâu

Ngày 20/1, Trường Đại học FPT chính thức mở công cụ tra cứu xếp hạng học sinh THPT SchoolRank 2025. Học sinh THPT trên toàn quốc có thể bắt đầu nhập điểm học bạ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 để biết thứ hạng của mình.

Dùng miễn phí OPPO Reno13 Series trong 30 ngày, không thích trả hàng hoàn tiền 100%

Với chương trình “Dùng thử – Thích thật” – Trải Nghiệm Miễn Phí OPPO Reno13 Series 5G – “Chuyên Gia AI” do Thế Giới Di Động vừa chính thức triển khai, khách hàng có thể dùng thử máy trong vòng 30 ngày, nếu không hài lòng sẽ được trả hàng hoàn tiền 100%.

Số phận TikTok đã được định đoạt tại Mỹ

Tòa án Tối cao Mỹ đã bác bỏ đơn kiện của công ty mẹ ByteDance, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến pháp lý của nền tảng này.

AI lừa đảo phishing, chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng mắc bẫy

Sự phát triển vượt bậc của AI không chỉ tác động đến nhiều ngành công nghiệp mà còn thay đổi chiến thuật lừa đảo của các nhóm tội phạm mạng. Một xu hướng đáng báo động hiện nay là việc kẻ tấn công sử dụng AI để tinh chỉnh, nâng cấp chiêu trò lừa đảo, nhắm vào cá nhân cụ thể, từ đó gây khó khăn cho việc xác định các cuộc tấn công.

FPT tặng rắn vàng 9999 và hàng ngàn phần quà công nghệ dịp xuân Ất Tỵ 2025

Từ 15/01 đến 28/02, FPT mang đến chuỗi hoạt động “Ất Tỵ Sáng Lối – Kết Nối FPT”, khách hàng sẽ có cơ hội săn giải độc đắc lớn nhất “rắn vàng” trị giá 1 cây vàng 9999 cùng hàng loạt phần quà hấp dẫn khác, khởi động một năm mới 2025 ngập tràn niềm vui và tài lộc.

Bùng nổ laptop AI cùng chương trình Acer Swift Series – Ưu đãi mê ly

Với chương trình Acer Swift Series – Ưu đãi mê ly đang áp dụng trên toàn quốc, người dùng được mua dòng laptop Acer Swift với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đây là dòng máy được thiết kế cho mọi đối tượng, trải dài ở mọi phân khúc, mang đến hiệu năng vượt trội, tích hợp nhiều tính năng thông minh với sự hỗ trợ của trí tuệ nhận tạo (AI).

Trí tuệ nhân tạo: Nhìn lại quá khứ, dự báo tương lai

Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá lịch sử đầy biến động của trí tuệ nhân tạo (AI), từ những giấc mơ vĩ đại, những giai thoại chưa kể, đến những con người đã định hình nên lĩnh vực này. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhìn về tương lai – nơi AI có thể không chỉ là công cụ mà còn đồng hành cùng nhân loại trong hành trình khám phá vũ trụ tri thức vô tận.

Hợp tác với Phúc Giang, Sennheiser quyết tâm tái khởi động thị trường Việt Nam với trọng tâm mới

Ngày 15/1/2025, cùng với việc công bố Công Ty TNHH Phúc Giang làm nhà phân phối chính thức tại Việt Nam, Sennheiser Consumer Hearing khẳng định, hợp tác chiến lược lần này đánh dấu cột mốc quan trọng, quyết tâm tái khởi động thị trường với trọng tâm mới, mang đến trải nghiệm âm thanh vượt trội và tăng cường kết nối với khách hàng.