Diễn đàn ‘Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai’

Phiên thảo luận “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: kinh nghiệm và bài học thành công của doanh nghiệp trong nước và quốc tế”.

Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF) năm 2022 đã diễn ra tại TP.HCM với sự tham gia của hơn 900 đại biểu trong nước và quốc tế. Sự kiện nhấn mạnh đến tầm nhìn, sự quyết tâm chuyển đổi số của thành phố với ba trụ cột chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, làm động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai.

Mục tiêu đến năm 2030 TP.HCM sẽ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của khu vực

“Diễn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2022 – HEF 2022” vào ngày 15/4/2022 với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai”. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Bộ Chính trị,  Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Nguyễn Xuân Thắng; Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân. Cùng lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, TP.HCM; đại diện các cơ quan ngoại giao; các địa phương nước ngoài; các định chế tài chính quốc tế (World Bank, IMF, IFC, ADB…); các chuyên gia kinh tế và kinh tế số, đại diện các quốc gia thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số; các tổ chức, doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Phần Lan, Israel, Thái Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Úc…

Diễn đàn 'Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai' - 3507 z3341600156203 6f4d921e3928442c5b48f58228163c86

Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF) là sự kiện quốc tế thường niên do Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức nhằm mục tiêu tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố nói chung; các Đề án, mục tiêu, chương trình trọng điểm của Thành phố nói riêng. Diễn đàn đã tập hợp được nhiều ý kiến, đề xuất, đóng góp thiết thực cho các kế hoạch xây dựng của Thành phố. Thông qua những trao đổi thẳng thắn, thực chất, Thành phố đã có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện về hiện trạng và xu hướng phát triển đô thị sáng tạo trên thế giới, đặc biệt là những bài học kinh nghiệm và đề xuất khả thi có thể áp dụng đối với thực tiễn của Thành phố.

Diễn đàn 'Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai' - dien dan kinh te tp ho chi minh 2022 kinh te so dong luc tang truong va phat trien thanh pho trong tuong lai
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

Phát biểu khai mạc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, theo mục tiêu đề ra, đến năm 2030 TP.HCM sẽ trở thành thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là trung tâm kinh tế tài chính của khu vực, trong đó kinh tế số chiếm 40% GRDP. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, TP.HCM hướng đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế số quy mô hàng chục tỷ USD. Đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ trọng 25% trong GRDP. Đến 2030, kinh tế số chiếm tỷ trọng 40%, TP.HCM sẽ trở thành thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa đầu tàu xã hội số, kinh tế số, trung tâm kinh tế tài chính thương mại, khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á. 

Để đạt được mục tiêu đó, TP.HCM đã thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hành động chuyển đổi số, đồng thời đặt mục tiêu sớm đưa Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo thành phố và Trung tâm tư vấn hỗ trợ chuyển đổi số hoạt động hiệu quả. Thành phố cũng đang triển khai đề án xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2 và hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước thúc đẩy các đề án phát triển giáo dục thông minh, y tế thông minh, chương trình nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo…

Với định hướng mang tính cởi mở và cũng lắm thách thức đó của thành phố, ông Nguyễn Văn Nên cho biết hiện rất nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân cũng đang chuyển dịch nhanh chóng, đóng góp nhiều thành tựu cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế số của TP.HCM. 

TP.HCM có nền tảng và nguồn lực tốt để kiến tạo một thành phố “viên ngọc xanh

Đại diện cho khối doanh nghiệp tư nhân, Tập đoàn FPT đã mang đến diễn đàn những đề xuất, đóng góp thiết thực cho các kế hoạch xây dựng nền kinh tế số của thành phố, đồng thời chia sẻ những bài học giá trị về tầm nhìn chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực tại TP HCM. Mở đầu phần trình bày, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, đồng thời Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân đặt câu hỏi “Chúng ta không thể làm gì với quá khứ nhưng chúng ta có thể chọn được tương lai. Và nếu có quyền được chọn, tại sao chúng ta không chọn TP.HCM như viên ngọc xanh trong một thế giới mới?”.

Diễn đàn 'Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai' - Ong Truong Gia Binh Chu tich Tap doan FPT dong thoi la Truong ban Ban Nghien cuu Phat trien Kinh te Tu nhan phat bieu tai Dien dan Kinh te TP HCM 2022.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, kiêm Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân

Trả lời cho câu hỏi này, ông Trương Gia Bình cho rằng, khi chuyển đổi số thành công, TP.HCM không chỉ là nơi tốt nhất để sống, để làm việc trên nền tảng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số – mô hình phổ biến nhiều thành phố đang thực hiện, mà còn có tiềm năng trở thành viên ngọc lấp lánh những công nghệ mới nhất như AI, IoT, Metaverse… Khi đó, TP.HCM sẽ vang danh là thành phố xây dựng các thành phố thông minh khác, một thành phố chuyên kiến tạo các thế giới mới. Hiện thành phố đang sở hữu nguồn lực và nền tảng tốt để biến các khát vọng này thành sự thật. 

Thứ nhất, TP.HCM hiện là ngọn cờ đi đầu về công nghệ thông tin của cả nước, là nơi ứng dụng các công nghệ mới hiệu quả nhất, đồng thời là kho dữ liệu tốt nhất trên cả nước. Một trong những minh chứng cho nhận định trên, theo ông Bình chính là quận 7. Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến căng thẳng nhất, quận 7 đã thực hiện chuyển đổi số toàn diện thông qua việc kết hợp cùng FPT xây dựng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế Quận 7. Chính những ứng dụng công nghệ đã trở thành trợ lực, giúp quận sớm trở thành “vùng xanh” khi dịch còn phức tạp, vừa phục hồi kinh tế nhanh chóng. Khi vừa mở cửa chỉ trong tháng 10, thu ngân sách của quận đạt 470 tỷ đồng, bằng cả quý III trước đó. 

Thứ hai, TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung hiện sở hữu nguồn nhân lực công nghệ thông tin dồi dào, tương quan với nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Nhật Bản có 1,3 triệu kỹ sư, thì số lượng này tại Việt Nam là hơn một triệu. Mảng giáo dục – đào tạo kỹ sư phần mềm, Việt Nam cũng xếp ở vị trí thứ 10. “Tôi hy vọng rằng tất cả các trường Đại học, Cao đẳng, và kể cả các trường Phổ thông của TP.HCM trong năm học mới sẽ đưa tất cả các môn học liên quan đến các công nghệ mới như AI, IoT… Bằng cách như vậy, chúng ta sẽ có nguồn nhân lực công nghệ lớn nhất thế giới tại TP.HCM”, Chủ tịch HĐQT FPT chia sẻ. 

Ông Bình cũng kiến nghị cần phải có “KPI” cho thành phố: theo từng giai đoạn, kinh phí từ ngân sách, sự đóng góp cộng đồng… Chúng ta phải xây dựng cơ chế đặc biệt cho thế giới mới đó, như cách chính quyền TP.HCM cấp phép. Ông Bình đưa ra đề nghị, TP.HCM nên dành ngân sách cho chuyển đổi số không dưới 2%. 

Đối với cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM, theo FPT, chuyển đổi số thành công chỉ khi tạo ra sự biến đổi cân bằng, hài hòa về con người – kinh doanh – công nghệ. Các yếu tố này thay đổi không ngừng, vì vậy doanh nghiệp cần khả năng nhận biết, đánh giá và tự cải thiện liên tục nhằm tạo ra các đột phá. Chuyển đối số phải có tính chiến lược, cần lãnh đạo theo sát quá trình, cần đội ngũ hành động quyết liệt. 

Trong vai trò Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), dẫn dắt phiên thảo luận “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: kinh nghiệm và bài học thành công của doanh nghiệp trong nước và quốc tế”, ông Nguyễn Văn Khoa – Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cũng nhấn mạnh, chuyển đổi số không phải là mua và ứng dụng các giải pháp công nghệ mà là thay đổi toàn diện mô hình hoạt động dựa trên 3 yếu tố tăng trải nghiệm khách hàng, tự động hóa quy trình, và định hướng kinh doanh dựa trên dữ liệu. Từ đó, những sáng tạo, những mô hình kinh doanh mới sẽ xuất hiện và tạo ra sự khác biệt.

Cũng theo ông Khoa, các doanh nghiệp truyền thống cũng cần thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức về chuyển đổi số trước, câu chuyện còn lại các chuyên gia, doanh nghiệp cung cấp nền tảng, giải pháp công nghệ có thể tham gia, đi cùng. Nền kinh tế số là hệ sinh thái rộng lớn, do đó hoàn toàn có đủ chỗ cho tất cả các cấu phần của nền kinh tế, dù nhà nước hay tư nhân, dù truyền thống hay startup. 

Có thể bạn quan tâm
Apple gọi Meta đạo đức giả, tiếp tục cuộc khẩu chiến mối thù nhiều năm

Apple đã tiếp tục khẩu chiến với Meta- công ty mẹ của Facebook trong tuần này về vấn đề thu phí đối với nhà phát triển ứng dụng.

TikTok bị điều tra vì không kiểm duyệt nội dung lạm dụng tình dục trẻ em

Nền tảng truyền thông xã hội TikTok được cho là đang bị điều tra tại Mỹ vì thiếu kiểm duyệt trong lĩnh vực ngăn chặn việc chia sẻ nội dung lạm dụng tình dục trẻ em (CSAM).

iPhone 13 Series xanh lá lên kệ, iPhone sốt lần nữa

Ngày 15/04/2022, những chiếc iPhone 13 Series Xanh lá đầu tiên đã được giao đến khách hàng, các đại lý ủy quyền lớn của Apple như FPT Shop và Minh Tuấn Mobile đã nhanh chóng có các chương trình thu hút người dùng.

Hàng loạt smartphone sẽ giảm giá mạnh từ ngày 15-17/4

Thông qua chương trình ưu đãi được các hệ thống bán lẻ áp dụng trong 3 ngày từ 15 – 17/4, hàng loạt mẫu smartphone từ phổ thông đến cao cấp đều được giảm giá mạnh.

Meta muốn tái hiện “khoảnh khắc iPhone” vào năm 2024

Khi Apple chuẩn bị sẵn sàng với các sản phẩm kính và tai nghe AR/VR của riêng mình, Meta cũng đẩy nhanh hoạt động của mình.

Amazon khuyến cáo việc bị mạo danh lừa đảo tuyển dụng

Các nhóm lừa đảo lấy tên Amazon để liên hệ với người có nhu cầu tìm việc, mời tham gia làm việc, buộc nạn nhân ứng tiền để có việc hay phải mua các đơn hàng ảo.

Bị quấn trong “băng đỏ”, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc dần từ bỏ giấc mơ đại lục

Đối mặt với những hạn chế, các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc suy nghĩ lại về tương lai của họ.

Khánh thành dự án làm sạch sông Cần Thơ

Hơn 100 đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ đã tham gia Lễ khánh thành dự án làm sạch sông Cần Thơ.

Cục ATTT cảnh báo 7 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong hệ điều hành Windows

Ngày 13/4, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, đã đưa ra cảnh báo về 7 lỗ hổng bảo mật mức cao và nghiêm trọng trong hệ điều hành Windows được Microsfot công bố qua bản vá bảo mật tháng 4/2022.

Meta giới thiệu công cụ tin nhắn mới giúp doanh nghiệp kết nối sâu với khách hàng

Ngày 19/5 tới đây, lần đầu tiên Meta sẽ tổ chức một hội nghị tập trung bàn về hoạt động bán hàng qua tin nhắn với tên gọi Conversations (Những cuộc hội thoại), nhằm giới thiệu về các công cụ nhắn tin mới nhất trong dòng ứng dụng của Meta.