Deepfakes – “tội phạm AI” nguy hiểm nhất 15 năm tới

“Deepfakes” sẽ trở thành “tội phạm AI” nguy hiểm nhất trong 15 năm tới. Ảnh: @carlolepelaars.

Nội dung âm thanh hoặc video giả mạo, còn được gọi là 'Deepfakes' đã được xếp hạng là lĩnh vực sử dụng trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) đáng lo ngại nhất trong nhiều năm tới.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Crime Science, các chuyên gia nhận định, trí tuệ thông minh nhân tạo AI có thể bị lạm dụng theo 20 cách khác nhau từ tội phạm mạng nguy hiểm trong khoảng 15 năm tới.

Những cách này đã được xếp theo thứ tự quan tâm, dựa trên tác hại mà chúng có thể gây ra, khả năng thu lợi hoặc trách nhiệm hình sự, cũng như mức độ khó để ngăn chặn chúng. Trong đó, “Deepfakes” là hình thức gây chú ý nhiều nhất.

Các tác giả nghiên cứu từ Đại học College London cho biết, kỹ thuật giả mạo Deepfakes sẽ khó phát hiện và khó mà dừng lại, và nó có thể bị lạm dụng thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, gây rối loạn về độ xác thực giữa các dữ liệu âm thanh và hình ảnh. Từ đó con người dễ mất lòng tin vào những kiểu dữ liệu này, và sớm muộn gì xã hội cũng sẽ bị rối loạn.

Deepfakes - “tội phạm AI” nguy hiểm nhất 15 năm tới - Deepfakes 1
“Deepfakes” sẽ trở thành “tội phạm AI” nguy hiểm trong 15 năm tới. Ảnh: @carlolepelaars.

Deepfakes là kỹ thuật dựng hình ảnh và video được tạo bằng máy tính và phần mềm học máy để làm cho chúng có vẻ như thật, mặc dù tất cả chỉ là giả tạo. Các chuyên gia dự đoán rằng, công nghệ này có thể được sử dụng để gây nhầm lẫn và tuyên truyền thông tin sai lệch, đặc biệt là trong bối cảnh chính trị toàn cầu nóng bỏng.

Trong một bài đăng trên blog, nhà phân tích công nghệ Forrester, Jeff Pollard đã viết rằng, chi phí tổn thất liên quan đến các vụ lừa đảo “Deepfakes” sẽ vượt quá 250 triệu đô la vào năm 2020.

Cùng chung ý kiến trên, công ty an ninh mạng Forcepoint dự đoán rằng, tội phạm mạng có thể sử dụng công nghệ “Deepfakes” để tạo ra các bức ảnh và video thỏa hiệp của các cá nhân và đe dọa sẽ phát hành chúng, nếu nhu cầu tiền chuộc của họ không được đáp ứng.

Ở cấp độ tổ chức, “Deepfakes” cũng sẽ được sử dụng để mạo danh các vị trí cấp cao tại các tổ chức, công ty để lừa đảo nhân viên, người dân bằng cách chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, và nó sớm muộn gì cũng sẽ trở thành “tội phạm AI” nguy hiểm trong 15 năm tới”, ông Al Cole Coleues, giám đốc cấp cao và chiến lược gia an ninh mạng Châu Á Thái Bình Dương tại Forcepoint nói với CNBC.

Deepfakes - “tội phạm AI” nguy hiểm nhất 15 năm tới - Deepfakes 2
Ảnh minh họa: @hitachi.

Trong lĩnh vực chính trị, “Deepfakes” có thể có những tác động tiêu cực sâu sắc như giả dữ liệu, hình ảnh để làm mất uy tín của các ứng cử viên, cử tri bầu cử thông qua phương tiện truyền thông xã hội, ông nói thêm.

Ngoài AI và “Deepfakes”, có một số mối đe dọa ngày càng tăng mà các chuyên gia bảo mật dự đoán sẽ làm tổn thương tới xã hội ở hiện tại cũng như vài năm tới.

Có thể kể đến như mạng 5G. Bởi mạng 5G sẽ giúp việc đánh cắp dữ liệu dễ dàng hơn, mạng công nghệ này sẽ cho phép tội phạm mạng chuyển khối lượng lớn dữ liệu từ máy chủ này sang máy chủ khác với tốc độ nhanh hơn trong quá trình tấn công, đánh cắp sữ liệu. Việc hệ thống mạng 5G lên ngôi vào năm 2020 cũng sẽ kéo theo sự gia tăng về tần suất, quy mô và tốc độ trộm cắp dữ liệu của hacker.

Theo Techshout / Cnbc/ Techbeacon

Có thể bạn quan tâm
Tất tần tật sản phẩm ra mắt tại Samsung Unpacked 2020

Tại sự kiện UNPACKED 2020, Samsung chính thức trình làng siêuphẩm Samsung Galaxy Note20 và loạt thiết bị trong hệ sinh thái kèm theo.

Khác xu hướng thế giới, tốc độ băng rộng Việt Nam tăng trong thời gian giãn cách

Theo một báo cáo mới, các biện pháp giãn cách xã hội bởi COVID-19 đã hạn chế các hoạt động của mọi người, khiến tốc độ băng thông rộng trung bình toàn cầu giảm 6,31% trên toàn cầu.

OnePlus 8 Pro sẽ được Thế Giới Di Động bán chính hãng?

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động đã cho đăng tải trên Facebook cá nhân hình ảnh chiếc smartphone mới nhất của OnePlus là 8 Pro với gợi ý “coming soon”-sắp ra mắt.

Google chốt lịch khai tử Play Music, thay bằng YouTube Music

Thêm một ứng dụng Google bị đánh giá là “thừa thãi”, Play Music đã được lên kế hoạch khai tử trong thời gian sắp tới.

Biến thể của mã độc NetWalker đã tống tiền 25 triệu USD chỉ trong 5 tháng

Một biến thể của ransomware NetWalker đã tấn công hàng loạt nạn nhân và đòi tiền chuộc bằng Bitcoin. Chỉ trong 5 tháng, biến thể này đã tống tiền đến 25 triệu USD.

Gojek chính thức thay thế GoViet tại Việt Nam

Kể từ 6 giờ sáng hôm nay, khách hàng tại Việt Nam có thể truy cập các dịch vụ gọi xe của Gojek, nền tảng gọi xe thay thế GoViet với các dịch vụ gọi xe (GoRide), giao hàng (GoSend), và đặt đồ ăn (GoFood) trên ứng dụng Gojek.

Google Files cho phép đặt mật khẩu Thư mục An toàn

Ra mắt từ tháng 12/2017, tính năng ‘Thư mục An toàn’ trong ứng dụng Files mới đây được cập nhật thêm phương án đặt mật khẩu bằng mã PIN và sẽ được triển khai rộng rãi trên toàn cầu vào tuần tới.

Hệ thống cứu hộ AI trên biển: cảnh báo, cứu người đuối nước kịp thời

Hệ thống cốt lõi dựa trên công nghệ thị giác máy tính học sâu, truyền thông tin thời gian thực tới các màn hình trong tháp cứu hộ, phát ra âm thanh báo động khi người bơi gặp nguy hiểm là những điểm ấn tượng khi nói tới dự án này.

Interpol: Tốc độ tội phạm mạng tấn công “đáng báo động” trong đại dịch

Cơ quan cảnh sát toàn cầu Interpol vừa cảnh báo, tỷ lệ tội phạm tấn công mạng “đáng báo động” trong đại dịch Covid-19, chủ yếu tập trung vào những người làm việc tại nhà online.

Cảnh báo: Chứng huyết áp cao kéo dài có thể làm hỏng mạch não, mất trí nhớ

Theo một nghiên cứu mới, tình trạng huyết áp cao xảy ra trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu nhỏ trong não, có liên quan đến chứng mất trí nhớ và đột quỵ sau này.