Dạy Bphone “giống người” – khó thành công cho một tham vọng lớn

Giúp Bphone có thể giao tiếp tối ưu nhất cho người Việt là một điều rất đáng hoan nghênh, tuy nhiên cách mà BKAV đang triển khai dự án của mình đang bị nghi ngờ về tính hiệu quả.

Dạy Bphone "giống người" - khó thành công cho một tham vọng lớn - acVIH

https://voice.bkav.ai/vi và làm theo hướng dẫn. Các câu tiếng Việt sẽ được hiển thị sẵn trên màn hình và người tham gia chỉ cần đọc theo. Sau khi đọc xong 300 câu, ứng viên sẽ nhận ngay 100.000 đồng theo hình thức chuyển khoản ngân hàng. 

Tuy nhiên, cách làm của BKAV đang đặt ra nhiều dấu hỏi lớn về tính hiệu quả. 

Dạy Bphone "giống người" - khó thành công cho một tham vọng lớn - 1935238
Assistant tiếng Việt – thành qủa của cả thập kỷ thu thập dữ liệu của Google, ảnh: VNR

Quá chậm chân ngay cả trên “sân nhà”

Thực tế, việc thu thập dữ liệu giọng nói của người dùng để “dạy” cho trí tuệ nhân tạo được phát triển trên thiết bị không còn là điều mới, thậm chí là cả một thị trường mới nổi như Việt Nam. Trước thông báo về dự án thu thập giọng nói của BKAV, nhiều chuyên gia công nghệ đã cho biết rằng việc thu thập giọng nói của người Việt đã được nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới quan tâm từ rất lâu trước đó. 

Một ví dụ là Apple, từ năm 2013, Apple đã liên kết với một số nhà mạng di động ở Việt Nam để tiến hành thu thập các mẫu giọng nói của người dùng cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Dù rằng khi đó, trợ lý ảo Siri của công ty mới chỉ nhận diện được khá ít ngôn ngữ. Hoặc sớm hơn nữa là cả Google, cũng đã có nhiều dự án thu thập dữ liệu giọng nói của người Việt thông qua các đơn vị riêng lẻ ở cấp địa phương. Lý do chính là bởi, Google không chỉ muốn phát triển giọng nói trợ lý ảo cho phù hợp với người Việt, mà còn có thể sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ đó cho nhiều ứng dụng khác như Bản đồ hay dẫn đường …

Bên cạnh Apple và Google, cũng còn nhiều công ty đa quốc gia khác quan tâm từ rất lâu đến nguồn dữ liệu giọng nói của người Việt, đặc biệt là các công ty phát triển nền tảng bản đồ số. Bên cạnh đó, nhiều công ty còn tiến hành trao đổi dữ liệu với nhau để tự hoàn thiện các nền tảng riêng của mình. Hiển nhiên, theo thời gian, lượng lữ liệu của họ sẽ ngày càng lớn. Và câu hỏi cũng đặt ra cho BKAV ở đây rằng, liệu mới chỉ “chân ướt chân ráo”, bắt đầu tiến hành thu thập dữ liệu thô như thế này, thì đến bao giờ công ty Việt Nam với có được quy mô dữ liệu khổng lồ như các đối thủ?

Dạy Bphone "giống người" - khó thành công cho một tham vọng lớn - 19953 19953 facebookvoice Ava 1
Chương trình mua giọng nói của Facebook trả thù lao vừa cao vừa “nhàn”, ảnh: BV

Dấu hỏi lớn về khả năng thu hút sự đóng góp của cộng đồng

Như đã đề cập, những người tham gia dự án của BKAV sẽ được chi trả một khoản phí nhất định, mà theo thông báo chính thức là khoảng 100.000 đồng sau khi hoàn thành việc đọc mỗi 300 lời thoại. Nhiều ý kiến cho rằng mức thù lao này là quá “bèo bọt”. Một phép so sánh nhanh với Google: mỗi ứng viên tham gia “bán” giọng nói của mình sẽ được công ty trả khoảng 40 USD cho khoảng thời gian 3-4 giờ thu âm. Hoặc mới đây nhất là Facebook, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang mở chương trình “mua” giọng nói của người dùng, với tổng cộng khoảng 100 câu nói lặp đi lặp lại, và được trả khoảng 5 USD, tức khi so sánh về khoảng thời gian làm việc tương đương, các ông lớn công nghệ đang có mức chi trả cao hơn rất nhiều so với BKAV.  

Bên cạnh đó, trong thông báo chính thức của mình, việc BKAV chỉ kêu gọi sự đóng góp cộng đồng người dùng Bphone mà ít đề cập đến các người dùng “ngoài luồng”. Cách kêu gọi này bị đánh giá là tương đối “lạc lõng” bởi thực tế số lượng người dùng Bphone hiện nay không nhiều, nếu không muốn nói là quá thấp khi so sánh với người dùng smartphone khác. Vấn đề này sẽ tạo ra nguy cơ thiếu hụt cơ sở dữ liệu tổng hợp cho chính BKAV và Bphone sau này. 

Dạy Bphone "giống người" - khó thành công cho một tham vọng lớn - cortana mjtq
Dữ liệu giọng nói đang là “xương sống” cho hệ sinh thái của nhiều công ty công nghệ lớn nhất ảnh: TN

Nhiều khó khăn đang chờ đợi

Không thể phủ nhận, việc sử dụng ngôn ngữ bản địa cho điện thoại giao tiếp đang cho thấy BKAV có tham vọng tạo ra một trợ lý ảo tiếng Việt một cách hoàn chỉnh nhất có thể và thị trường điện thoại Việt Nam cũng cần có một thứ như vậy để tăng tính cạnh tranh, và giúp người dùng được hưởng lợi một cách gián tiếp. Nhưng sau tất cả, công ty Việt Nam thực tế mới chỉ “chập chững” ở những bước đi đầu tiên.

BKAV dù vẫn có được một số tiến bộ đáng khen ngợi trong chế tạo sản phẩm, tạo được nét riêng cho hệ sinh thái của mình, nhưng cuộc chơi về dữ liệu lại không thể xét theo chiều hướng mang tính “nghệ sĩ” như vậy, mà là cuộc đua xem bên nào “to” nhanh hơn mà thôi. Và cũng giống như nhiều sự cạnh tranh thương mại khác: kẻ chiến thắng là kẻ di trước, và dám “đốt” nhiều tiềm lực nhất có thể. Khi so với nhiều công ty đa quốc gia có cùng mục đích, quy mô và tiềm lực của BKAV chỉ đơn giản là khó có thể bì được.

Do đó, quá trình bản địa hóa Bphone để có thể trở thành một “người Việt” thực thụ, sẽ còn là một chặng đường rất dài và gian nan đang chờ công ty Việt Nam phía trước.

NVTveron

Số người nhiễm corona ở Hàn Quốc đã lên 3.000, hàng ngàn người không được nhập viện vì quá tải

Sáng nay 29/2, Hàn Quốc có thêm 594 nhiễm mới virus Covid-19, tăng mạnh nhất từ khi dịch bệnh bùng phát, số người nhiễm đã gần 3.000 người. Hàng ngàn người không được nhập viện phải cách ly tại nhà.

Google sẽ chuyển nhà máy điện thoại Pixel về Bắc Ninh, cạnh tranh nhân sự với Samsung

Do lo ngại virus corona, Google sẽ buộc phải thay đổi địa điểm sản xuất chiếc điện thoại Pixel của mình và Việt Nam là một điểm đến tiềm năng.

Nokia 5310 Xpress Music hồi sinh để làm gì khi vẫn chỉ là “cục gạch”

5310 Xpress Music từng là một trong những điện thoại chuyên âm nhạc bán chạy nhất trong lịch sử, và hiện tại chiếc điện thoại này đang có cơ hội hồi sinh lần thứ hai.

Hacker tích cực thu thập thông tin tình báo địa chính trị và kinh tế ở Đông Nam Á

Kaspersky vừa tiết lộ một số nhóm tin tặc đã và vẫn đang hoạt động ở Đông Nam Á, với sự gia tăng ngày càng tinh vi của các nhóm tấn công APT, và hầu hết các chiến dịch đều liên quan đến địa chính trị.

CDC đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần lưu ý về nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng (Risk of Community Spread).

3 hãng Apple, Samsung, Xiaomi thống trị top 10 smartphone bán chạy nhất 2019

Theo số liệu của Canalys top 10 điện thoại bán ra nhiều nhất trên toàn cầu vào quý 4/2019, ngoài iPhone chiếm đến 5 vị trí dẫn đầu thì phía Android chỉ có 5 dòng giá mềm của Xiaomi và Samsung.

82% tín đồ Tân Thiên Địa dương tính virus

Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), 1.848 tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa được xét nghiệm virus Covid-19, 82% cho kết quả dương tính.

Khẩu trang cũng vô dụng nếu để râu không đúng cách

Cục phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra infographic hướng dẫn để râu đúng cách khi đeo khẩu trang.

CEO BKAV muốn BPhone trở thành “người Việt” thực thụ

Giao tiếp bằng tiếng Việt hoàn toàn sẽ là mảnh ghép rất lớn giúp BPhone trở thành một sản phẩm hoàn toàn của người Việt.

Vận động hiến máu và phòng chống virus Covid-19 trong cộng đồng CNTT

Ngày 27/2 tại Công viên phần mềm Quang Trung, Hội Chữ thập đỏ và Hội Tin học TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo vận động hiến máu tình nguyện năm 2020, đồng thời phổ biến cách phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới Covid-19.