Đầu số may mắn, may mắn cho ai?

Với cách quảng bá về các đầu số di động mới, có thể thấy, người ta đang cố gắng đẩy lên cao các giá trị mang đầy màu sắc mê tín và người dùng đang trả tiền cho những điều mơ hồ nằm trong tâm lý chung về một giai đoạn mà các hoạt động tâm linh đang biến dạng.

Ba nhà mạng lớn là VNPT Vinaphone, Mobifone và Viettel đã đồng lúc cho ra 3 đầu số mới với các chương trình chăm sóc và các gói cước khác biệt. Đặc biệt, việc phân cấp các dạng số đẹp, số may mắn được các nhà mạng làm ngay từ đầu, theo đó, để sở hữu các số đẹp khách hàng phải ký hợp đồng sử dụng hàng tháng từ 300 ngàn đồng đến cao nhất là 15 triệu đồng trong vòng 3 năm. Ngoài ra các nhà mạng còn có các số đặc biệt để “thỏa thuận riêng” với người dùng về số tiền bỏ ra để sở hữu số.

Mọi chuyện có thể chỉ là thỏa thuận “thuận mua vừa bán” giữa nhà mạng và người dùng, là một chính sách tốt khi các đầu số cũ đang rơi vào trạng thái bão hòa người mua hay không còn đủ để đáp ứng nữa. Thậm chí với những chính sách mới, các hệ sinh thái chăm sóc khách hàng sinh ra từ các đầu số này, các nhà mạng Việt Nam có thể khởi động một cuộc cạnh tranh khác mà ở đó những người dùng có thể đàng hoàng đứng ở vị trí trung tâm, được chăm sóc và trao cho những quyền lợi mở rộng hữu ích với những đầu số mình sở hữu.

Thế nhưng, nhìn qua một lăng kính khác, với cách quảng bá về các đầu số, có thể thấy, người ta đang cố gắng đẩy lên cao các giá trị mang đầy màu sắc mê tín và người dùng đang trả tiền cho những điều mơ hồ nằm trong tâm lý chung về một giai đoạn mà các hoạt động tâm linh đang biến dạng.

Hãy nhìn cách các nhà mạng quảng bá về đầu số của mình, đầu số 088 của VNPT Vinaphone được gọi là số “song phát” (hiểu theo nghĩa 2 lần phát triển), đầu số 086 của Viettel được định danh là “phát lộc” và đầu số 089 của Mobifone được gọi là “phát cửu” với ý nghĩa phát triển trường cửu. Cách định danh của các đầu số này không nói nhiều đến sự tiện lợi hay nội dung dịch vụ, chúng xoáy sâu vào ý nghĩa của việtc phát tài, việc được lộc… những điều mà nhiều người vẫn đi đến chùa, đến lễ hội để cầu.

Cách định danh muốn người mua tin rằng chỉ cần với một đầu số này trong điện thoại họ sẽ phát triển mà không cần đến các cố gắng bản thân, họ sẽ có lộc tự dưng rơi vào túi mà không cần đến uy tín kinh doanh hay khả năng của mình. Trong một không khí cố gắng thành công (theo nghĩa có nhiều tiền) bằng mọi cách, kể cả mua chuộc thánh thần, các lực lượng siêu nhiên thì các định danh này đã đi một bước dài trong việc đánh vào tâm lý người dùng. Người đã sẵn sàng bỏ ra 15 triệu đồng/tháng trong suốt 3 năm, tức cần đến 378 triệu đồng để sở hữu một đầu số, họ đã mua điều gì? Điều đáng nói là với các đầu số cũ, giá tiền mua bằng 0 đồng hoặc thấp hơn hàng chục lần.

Không chỉ là xu hướng số mới, các dịch vụ đi kèm, người ta mua một điều rất mơ hồ – sự may mắn. Sự may mắn, nếu mau được, ắt hẳn thế giới này đã đổi khác. Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh khái quát rằng: “Thiếu tự tin, người ta hay cầu viện quyền lực siêu nhiên”. Những người bỏ số tiền lớn để mua quyền lực siêu nhiên ấy vì sao, tập quán, phong khí thời đại, sự tuyên truyền, trong một đời sống và kinh doanh nhiều bất trắc, người ta đành tìm đến một thứ khác để tin, kể cả khi đó sự may mắn của một dãy số định danh một thiết bị nào đó, một con người nào đó trên sóng viễn thông.

“Khi một xã hội không tạo được điều kiện để từng cá nhân có thể sống và tin một cách lành mạnh, họ sẽ tìm tới các quyền lực – sức mạnh không phù hợp với hiện trạng và xu thế phát triển của xã hội để sống hay tự khẳng định”, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đã phát biểu. Và như thế, những người cố sở hữu 1 con số đẹp với giá tiền khủng và những người rao bán sự may mắn mang tính ảo tưởng, ai là người có lỗi hơn? Tất nhiên, khi có người mua thì vẫn có người bán, còn bao giờ những người mua có thể tự tin rằng sự may mắn chỉ có thể tạo ra bằng nỗ lực bản thân và chính sách xã hội tốt đẹp thì lại là chuyện khác.

                                                                                                            Trần Gia (Theo Tạp chí Thế Giới Số – 3/2016) 

Thà không tắm còn hơn bị cấm sử dụng điện thoại

Bản đo lường và khảo sát của Google tại Việt Nam vừa công bố một vài số liệu khá thú vị: trung bình mỗi ngày một người sẽ cầm điện thoại lên và xem khoảng 150 lần (tức hơn 10 lần/giờ, chủ yếu để kiểm tra tin nhắn/email và vào mạng xã hội), 60% người ngủ cùng với điện thoại, và 18% người cho rằng thà không tắm còn hơn không được sử dụng điện thoại trong một tuần.

Người dùng Việt Nam chuộng màn hình cong

Samsung Vina vừa công bố, sau gần 2 tuần trình làng đến người tiêu dùng Việt, 76% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn màn hình cong Galaxy S7 edge so với Galaxy S7. Trong khi đó, theo ước tính, đã có gần 10 triệu máy Galaxy S7/S7 edge được bán ra trên thế giới.

Sinh viên ngành IT nên học chuyên sâu, tránh học lan man

Sinh viên ngành CNTT ra trường muốn được tuyển dụng, có mức lương cao và thăng tiến trong công việc cần học chuyên sâu ngành mình đang học, tránh học lan man, không ngừng nâng cao ngoại ngữ và rèn luyện kỹ năng mềm ngay khi còn trên ghế nhà trường… Những lời khuyên tuy không mới nhưng vẫn luôn có giá trị và tạo động lực lớn đối với các bạn sinh viên.

Ngày Trải nghiệm ngành học Kinh doanh

Gần 1.300 phụ huynh và học sinh trung học đã tham dự Ngày trải nghiệm các ngành học Kinh doanh lần thứ 2 do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức tại cơ sở Nam Sài Gòn vào Chủ Nhật, ngày 3/4/2016.

Nóng kỷ lục, thị trường giải nhiệt tăng tốc

Với dự báo năm 2016 sẽ là năm nóng đỉnh điểm, thời tiết khắc nghiệt hơn so với mọi năm, các chuyên gia nghiên cứu thị trường tin rằng sức mua các sản phẩm giải nhiệt, cụ thể là các mặt hàng điện lạnh và điện gia dụng sẽ tăng mạnh. Các nhà bán lẻ như Nguyễn Kim đã có các chương trình đón đầu xu hướng này.

Thúc đẩy nhanh quá trình thương mại hóa 4G tại Việt Nam

Quá trình triển khai và phát triển mạng di động truyền tải tốc độ cao 4G LTE, từ kinh nghiệm đã triển khai, các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, nên tận dụng hạ tầng mạng sẵn có, phân bổ tài nguyên tần số giữa các mạng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Vì vậy vai trò của Chính phủ, các nhà mạng và nhà cung cấp giải pháp vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của chương trình.

Ứng dụng GrabCar chính thức “lăn bánh” tại TPHCM

Ứng dụng đặt xe hợp đồng điện tử GrabCar đã chính thức khởi động tại TPHCM.

Nâng cấp hệ thống, Mobifone lỗi thời gian ngắn

Khá nhiều khách hàng tại các khu vực Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An đã khá bức xúc khi mạng bị “tê liệt” và thắc mắc vấn đề trên mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông.

Viettel triển khai thử nghiệm thẻ thông minh của Sony tại Việt Nam

Tổng công ty Viễn thông Viettel và Tập đoàn Sony đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển giải pháp thẻ thông minh tại Việt Nam.

FPT phân phối ổ cứng, SSD của Toshiba

Các sản phẩm ổ cứng, SSD của Toshiba dành cho máy PC, Laptop, Camera, Server doanh nghiệp sẽ chính thức được bán tại thị trường Việt Nam từ 1/4/2016 thông qua nhà phân phối chính thức FPT Trading.