Đánh giá hiệu quả vắc-xin Covid-19, chuyện không hề đơn giản

Vaccine Covid-19

Với hơn 140 loại vắc-xin SARS-CoV-2 đang được phát triển, cuộc đua đang diễn ra gấp rút để tìm ra “ứng cử viên” thành công nhất giúp ngăn ngừa dịch Covid-19.

Một loại vắc-xin hiệu quả và an toàn sẽ là bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Tuy nhiên, có những thách thức trong việc đánh giá hiệu quả của các loại vắc-xin này giữa đại dịch, một bài phân tích được đăng tải trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada (CMAJ) vào ngày 9/7 đã đề cập chi tiết về vấn đề này.

Với hơn 140 loại vắc-xin SARS-CoV-2 đang được phát triển, cuộc đua đang diễn ra gấp rút để tìm ra “ứng cử viên” thành công nhất giúp ngăn ngừa dịch COVID-19.
Việc đánh giá hiệu quả vắc-xin Covid-19 phải đối mặt với nhiều thử thách lớn. Ảnh: @Shutterstock.

Thực tế, các chuyên gia đánh giá hiệu quả vắc-xin virus SARS-CoV-2 phải tính đến nguy cơ lây nhiễm trong quy dân số được nghiên cứu thử nghiệm, sử dụng nghiêm ngặt các biện pháp cách xa xã hội khi thử nghiệm, cũng như xác định chặt chẽ, tỷ lệ miễn dịch Covid-19 trước và sau thử nghiệm.

Tiến sĩ Bahaa Abu-Raya thuộc Bệnh viện Nhi đồng BC chia sẻ: “Mô hình phơi nhiễm virus và mức độ miễn dịch dân số biến động liên tục, virus thì biến chủng tăng tốc trong đại dịch, đó là những yếu tố gây nhiễu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của vắc-xin SARS-CoV-2. Điều này nên được xem xét, tính toán kỹ các mô hình kích thước mẫu trong các thử nghiệm đánh giá hiệu quả vắc-xin”.

Với hơn 140 loại vắc-xin SARS-CoV-2 đang được phát triển, cuộc đua đang diễn ra gấp rút để tìm ra “ứng cử viên” thành công nhất giúp ngăn ngừa dịch COVID-19.
Một máy vi tính điện tử quét màu virus SARS-CoV-2. Ảnh: @NIAID.

Một số cân nhắc quan trọng khi tiến hành đánh giá hiệu quả vắc-xin SAR-CoV-2 gồm:

Xác định và kiểm soát mẫu dân số thử nghiệm phù hợp là điều cần thiết để chứng minh hiệu quả của vắc-xin trong việc giảm bệnh Covid-19. Mẫu này có thể cần phải được sửa đổi liên tục, dựa trên tốc độ truyền cũng như biến đổi chủng virus SAR-CoV-2 trong quần thể nghiên cứu.

Các can thiệp y tế công cộng như giãn cách xã hội có thể làm giảm mức lây truyền và điều này cũng ảnh hưởng quan trọng đến việc đánh giá hiệu quả vắc-xin SARS-CoV-2.

Mức miễn dịch cơ bản có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Ví dụ, hiệu quả của vắc-xin SARS-CoV-2 có thể không rõ ràng ở những người có hệ miễn dịch cao trước khi bị nhiễm Covid-19.

Có khả năng bệnh Covid-19 nghiêm trọng hơn ở một số người mắc chứng Tăng cường phụ thuộc vào kháng thể (Antibody-dependent enhancement – ADE). Đây là một hiện tượng trong đó gắn virus với các kháng thể không trung hòa, giúp tăng cường sự xâm nhập của nó vào tế bào chủ và đôi khi cũng là sự sao chép của nó. Điều này nên được theo dõi vì vắc-xin có thể tăng cường sản xuất kháng thể, nhưng thông qua cơ chế ADE nó sẽ làm căn bệnh tồi tệ hơn khi người đó đã mắc Covid-19. Các ảnh hưởng miễn dịch của ADE đã được quan sát thấy trong các bệnh nhiễm virus khác nhau, đặc trưng bởi sự tăng cường xâm nhiễm virus qua trung gian kháng thể, và gây ra viêm nặng. Tác động gây bệnh tiềm tàng của các kháng thể kháng SARS-CoV-2 sẽ là mối quan tâm lớn đối với việc phát triển vắc-xin và các liệu pháp dựa trên kháng thể.

Các tác giả nhấn mạnh sự cần thiết việc thử nghiệm vắc-xin ở những nhóm dân số dễ bị tổn thương hơn như người cao niên, nhân viên y tế, người da đen và những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh nặng, những người mắc Covid-19 có phản ứng khác lạ, so với những người tham gia thử nghiệm trẻ hơn, khỏe mạnh hơn.


“Các nhà nghiên cứu cần phải hiểu các phản ứng miễn dịch được tạo ra sau khi nhiễm virus này là thế nào, và liệu chúng có bảo vệ cơ thể chúng ta trước SARS-CoV-2 hay không, vì điều này là tiền đề cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển và đánh giá của các loại vắc-xin” – Tiến sĩ Manish Sadarangani, Giám đốc Trung tâm đánh giá vắc-xin tại Bệnh viện BC Children nói.

Gần đây nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra các tiêu chí thiết yếu để thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm đánh giá hiệu quả vắc- xin SARS-CoV-2. Trong các thử nghiệm vắc-xin mới, phải giảm thiểu rủi ro tối đa cho người tham gia, nhân viên, người tình nguyện, mẫu cộng đồng, đảm bảo thử nghiệm đúng với các tiêu chuẩn khoa học và lâm sàng, đó là những cân nhắc quan trọng.


Ngoài ra, cuộc thử nghiệm này nên thực hiện trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 để xử lý virus, hoặc các phòng cách ly nhiễm khuẩn trong không khí thích hợp hay cơ sở chăm sóc đặc biệt nào đó.

Bất cứ cái chết đơn lẻ hay bị lây nhiễm bệnh nặng bất ngờ nào ở một tình nguyện viên khỏe mạnh sau khi thử nghiệm là điều “vô lương tâm”. Thế nên tiến trình này phải được chuẩn bị, cân nhắc thật kỹ lưỡng.

(Theo Medicalxpress)


Có thể bạn quan tâm
Bằng chứng mới: Người lạc quan ngủ ngon, sống lâu, ít mắc bệnh mãn tính

Những người lạc quan sống lâu hơn những người bi quan, và có nguy cơ mắc bệnh mãn tính thấp hơn. Điều này đã được kiểm chứng về mặt khoa học trong nhiều trường hợp.

Realme ra mắt hệ sinh thái AioT: đồng hồ Realme Watch, tai nghe Buds Q và C11 giá rẻ

Ngày 9/7, Realme đã chính thức giới thiệu hệ sinh thái AioT tại Việt Nam thông qua các dòng sản phẩm mới, gồm đồng hồ Realme Watch, tai nghe không dây Buds Q và điện thoại C11 giá rẻ.

Qualcomm ra mắt Snapdragon 865 Plus với tốc độ lên đến 3,1GHz

Snapdragon 865 Plus được Qualcomm cải tiến nhiều so với thế hệ trước để mang đến trải nghiệm chơi game, AI và kết nối 5G mượt mà.

Viet Solutions 2020: cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia

Lễ phát động cuộc thi Viet Solutions 2020 tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia dành cho các cá nhân, doanh nghiệp trên toàn cầu đã diễn ra ngày 8/7 tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT).

Samsung sẽ “đi theo” Apple loại bỏ bộ sạc trong hộp máy

Samsung có thể không trang bị bộ sạc trong hộp của một số dòng điện thoại thông minh kể từ năm 2021 để giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

Covid-19 có thể cho ra kết quả âm tính giả vì biến chủng liên tục

Virus gây ra Covid-19 có nhiều biến thể và nếu các nhà khoa học không theo kịp sự thay đổi của nó ở các khu vực khác nhau trên thế giới, việc thử nghiệm nó có thể cho ra kết quả âm tính giả.

Nghiên cứu mới: Bức xạ mạng 5G không gây hại đến sức khỏe con người

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, mạng 5G ít tác động đến sức khỏe con người và không gây nguy hại như đồn đoán trước đây.

Tại sao Ấn Độ tẩy chay các ứng dụng và công nghệ Trung Quốc?

Ấn Độ gần đây đã cấm 59 ứng dụng phổ biến của Trung Quốc, biểu tình phong tỏa nhà máy OPPO, thậm chí phá hoại nhằm vào các cửa hàng bán smartphone Trung Quốc. Nguyên nhân do đâu, liệu họ sẽ được gì sau những chuyện này?

Sony lần đầu mang TV 8K về Việt Nam

Sony vừa tung ra loạt TV BRAVIA 2020 mới tại Việt Nam. Trong đó, cao cấp nhất là TV LED 8K Sony Z8H 85inch có giá bán dự kiến 263 triệu đồng.

Samsung Galaxy Note20 ấn định ngày ra mắt chính thức

Samsung vừa thông báo trên kênh YouTube chính thức sự kiện Galaxy Unpacked – Samsung Galaxy Note20 sẽ diễn ra vào 21h thứ Tư, ngày 5 tháng 8, giờ Việt Nam.