Đáng báo động: 82,1% nạn nhân ransomware đã phải trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu

Theo nghiên cứu từ Kaspersky, 67% doanh nghiệp trong khu vực xác nhận họ là nạn nhân của ransomware, đáng chú ý trong đó đến 81,2% đều đã phải trả tiền chuộc.

Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky đã tiến hành khảo sát 900 nhà quản lý ở khắp Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, Nga, châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, với 100 người trong số đó đến từ Đông Nam Á. Cuộc nghiên cứu được thực hiện vào tháng 4/2022, với tiêu đề “Quản lý cấp cao tại doanh nghiệp nhìn nhận ransomware như thế nào”, đã thu thập câu trả lời từ những nhà quản lý không chuyên về CNTT (chẳng hạn như Giám đốc, Phó Giám đốc và các cấp độ quản lý) và chủ doanh nghiệp hoặc đối tác các công ty có quy mô 50 – 1.000 nhân viên.

Một nửa trong số doanh nghiệp xác nhận là nạn nhân của ransomware (34%) cho biết dữ liệu của họ bị tội phạm mạng mã hóa và đã trải qua các cuộc tấn công ransomware nhiều lần. Những người còn lại (33%) cho biết họ chỉ trải qua những sự cố như vậy một lần. Điểm chung của các nạn nhân ransomware trong khu vực là hầu hết họ đều trả tiền chuộc (82,1%). Trên thực tế, 47,8% giám đốc điều hành được khảo sát thú nhận rằng họ đã trả tiền chuộc càng sớm càng tốt để có thể truy cập ngay vào dữ liệu kinh doanh của mình, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu là 38,1%.

23,9% đã cố gắng lấy lại dữ liệu của họ thông qua sao lưu hoặc giải mã nhưng không thành công và phải trả tiền chuộc trong vòng hai ngày, trong khi 10,4% phải mất một tuần nỗ lực trước khi trả tiền chuộc. Khi các nạn nhân của ransomware được hỏi về các bước họ sẽ tiến hành nếu một lần nữa đối mặt với sự cố tương tự, đa số (77%) các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Đông Nam Á xác nhận rằng họ vẫn sẽ trả tiền chuộc. Điều đó cho thấy xu hướng đáng lo ngại vì các công ty đã phải trả tiền khi trở thành nạn nhân của ransomware, khuyến khích tội phạm mạng tiếp tục tấn công.

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết, điều đáng lo ngại là chỉ có 17,9% doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á là nạn nhân của ransomware không làm theo yêu cầu đòi tiền chuộc của tội phạm mạng. “Chúng tôi vẫn giữ vững quan điểm rằng các doanh nghiệp không nên phản ứng vội vàng bằng việc trả tiền chuộc. Tuy nhiên, với hơn một nửa (67%) trong số những người được khảo sát thừa nhận rằng trong trường hợp bị tấn công, tổ chức của họ sẽ không thể tồn tại nếu không có dữ liệu kinh doanh. Chúng tôi hiểu sự cấp thiết và tuyệt vọng nhằm lấy lại dữ liệu của họ bằng mọi cách nhanh nhất có thể” – ông Yeo nói.

Nghiên cứu của Kaspersky cũng tiết lộ một mảnh ghép quan trọng: 94% doanh nghiệp ở Đông Nam Á sẽ tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài nếu bị tấn công bởi ransomware (con số này cao hơn tỷ lệ toàn cầu – 89,9%). Với 20% trong số đó sẽ liên hệ với cơ quan pháp luật, trong khi 29% sẽ liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ điều tra và ứng phó sự cố an ninh mạng như Kaspersky. Phần trăm còn lại sẽ liên hệ với cả hai tổ chức này để biết cách ứng phó với cuộc tấn công ransomware.

Tỷ lệ 5% lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận rằng họ có khả năng ứng phó sự cố, hoặc họ có đội ngũ CNTT, hoặc nhà cung cấp dịch vụ thường xuyên để phát hiện tấn công ransomware, cho thấy các doanh nghiệp ở Đông Nam Á cần được giúp đỡ. Ủng hộ sự hợp tác xuyên biên giới giữa các tổ chức công và tư để giúp các chính phủ và công ty chống lại các mối đe dọa như ransomware, tuy nhiên theo Kaspersky đây không phải là giải pháp duy nhất. Các doanh nghiệp nên xem xét việc hành động theo các bước cụ thể để nâng cao kỹ năng hoặc thậm chí xây dựng đội an ninh mạng với khả năng phát hiện và ứng phó sự cố dựa trên thông tin thám báo mối đe dọa.

Dự án toàn cầu “No More Ransom” – được thực hiện bởi Kaspersky cùng với Cơ quan Tội phạm Công nghệ Cao Quốc gia thuộc Cảnh sát Quốc gia Hà Lan, Trung tâm chống Tội phạm Mạng châu Âu của Europol – đã phát triển từ 4 lên 188 đối tác. Công ty đã đóng góp 136 công cụ giải mã 165 chủng loại ransomware. Kể từ khi ra mắt vào năm 2016, dự án đã giúp hơn 1,5 triệu người giải mã thiết bị của họ trên khắp thế giới. Gần 30.000 nạn nhân của ransomware từ tháng 7/2021 đến cuối tháng 6/2022 ở Đông Nam Á cũng có thể truy xuất dữ liệu của họ thông qua dự án này.

Để ngăn chặn cuộc tấn công ransomware, Kaspersky khuyến nghị các doanh nghiệp luôn cập nhật các bản sao tệp tin để có thể thay thế chúng trong trường hợp bị mất, cài đặt tất cả các bản cập nhật bảo mật mới nhất, bật tính năng bảo vệ trước ransomware cho tất cả các thiết bị đầu cuối (công cụ miễn phí Kaspersky Anti-Ransomware Tool for Business), sử dụng các giải pháp chống APT và EDR để phát hiện mối đe dọa tiên tiến, điều tra và khắc phục sự cố kịp thời. Nếu bạn trở thành nạn nhân, đừng bao giờ trả tiền chuộc. Việc đó sẽ không đảm bảo bạn lấy lại được dữ liệu của mình nhưng sẽ khuyến khích bọn tội phạm tiếp tục hoạt động. Thay vào đó, hãy báo cáo sự việc cho cơ quan pháp luật và nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia ứng phó sự cố.

Có thể bạn quan tâm
Xiaomi giới thiệu loạt sản phẩm và công nghệ mới, tham gia sâu vào mọi lĩnh vực

Bên cạnh các dòng smartphone thế hệ mới, Xiaomi còn thể hiện tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh khi ra mắt robot hình người CyberOne và dự án sản xuất ô tô điện với kế hoạch đầu tư 3,3 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng hơn 11.400 tỷ đồng) cho giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Tháng 7, số lượng IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma giảm 7,48%

Trong tháng 7, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT, đã ghi nhận 652.221 địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma (botnet), giảm 7,48% so với tháng 6.

Ổ cứng SSD không thân thiện với môi trường

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Wisconsin-Madison và Đại học British Columbia, vòng đời của ổ cứng SSD từ khi được sản xuất cho đến quá trình vận hành phát thải CO2 cao hơn gấp đôi so với ổ cứng truyền thống.

TikTok đang thu hút chú ý, nhưng nhiều thanh thiếu niên dành thời gian trên YouTube hơn

Bối cảnh của phương tiện truyền thông xã hội luôn thay đổi, đặc biệt là ở thanh thiếu niên, những người thường ở vị trí hàng đầu của không gian này.

Người dùng mong chờ bộ đôi Galaxy Z Fold4 và Z Flip4

Sức hút của bộ đôi smartphone màn hình gập Fold4 và Flip4 thuộc dòng Galaxy Z của Samsung còn được thể hiện rõ qua lượng người dùng để lại thông tin và đặt cọc mua máy tại các kênh bán lẻ.

Nhà hàng robot đã thành sự thật ở Thượng Hải

Công ty khởi nghiệp ở Thượng Hải nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động nhà hàng, mà không làm mất đi hương vị dưới sự tiếp sức của công nghệ Robot và AI.

Bộ đôi Samsung Galaxy Z 2022 chính thức ra mắt, bền hơn, thêm tùy chọn cá nhân và dung lượng pin nhiều hơn

Bộ đôi smartphone màn hình gập thế hệ thứ tư Galaxy Z Fold4 và Galaxy Z Flip4 đã chính thức được Samsung trình làng tại sự kiện trực tuyến Galaxy Unpacked 2022: Unfold Your World được diễn ra vào lúc 20h00 ngày 10/8 (theo giờ Việt Nam).

Kỷ niệm 15 năm ra mắt, Microsoft thiết kế lại giao diện, thêm tính năng mới cho OneDrive

Những thay đổi trên phần mềm lưu trữ đám mây OneDrive sẽ được Microsoft cập nhật vào tháng tới thông qua bản cập nhật phần mềm mới nhất.

Kredivo bắt tay VietCredit cung cấp dịch vụ Mua trước trả sau trên Sendo

Ngày 10/8, Kredivo – nền tảng tín dụng trực tuyến Indonesia công bố hợp tác với VietCredit (Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt), trở thành đối tác cung cấp dịch vụ Mua Trước Trả Sau (BNPL) chính thức của trang thương mại điện tử Sendo.

OPPO và OnePlus bị cấm bán tại Đức vì dùng ‘chùa’ công nghệ của Nokia

Theo phán quyết của tòa án Đức, hai thương hiệu OPPO và OnePlus bị cấm bán tại thị trường này do sử dụng công nghệ xử lý tín hiệu 4G và 5G của Nokia nhưng không trả tiền sáng chế.