Nếu trí tuệ nhân tạo (AI) thực hiện đúng lời hứa của mình và trở thành huyết mạch của mọi lĩnh vực kinh tế, thì quyền lực về kinh tế của các doanh nghiệp Big Tech sẽ lấn át bất cứ thứ gì có trước đó. Sự bắt tay giữa các Big Tech với các công ty công nghệ AI mới nổi sẽ khiến cho kết quả trên gần như không thể tránh khỏi.
Sự hợp tác giữa Big Tech và các công ty trí tuệ nhân tạo hàng đầu, kết hợp với sự tăng trưởng bùng nổ, đã khiến AI trở thành mục tiêu hàng đầu của các cơ quan quản lý chống độc quyền. Đáng chú ý nhất, Microsoft đã đầu tư 13 tỷ USD vào OpenAI (nhà phát triển ChatGPT), trong khi Google và Amazon đang đầu tư hàng tỷ USD vào Anthropic (một công ty dẫn đầu về AI khác). Và Microsoft cũng đã ký một thỏa thuận trị giá 650 triệu USD với công ty khởi nghiệp AI Inflection.
Theo Eric Posner- giáo sư tại Trường Đại học Luật Chicago, các công ty Big Tech hiện giống các ngân hàng về tầm ảnh hưởng của họ trên toàn bộ nền kinh tế nhưng ở mức độ siêu cao. Thông qua quyền truy cập vào dữ liệu, Big Tech biết nhiều hơn về hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát những thứ đó nhiều hơn so với cách các ngân hàng đạt được.
Big Tech cung cấp đầu vào quan trọng cho các doanh nghiệp trên toàn bộ nền kinh tế, cũng như các sản phẩm và dịch vụ cho hầu hết người tiêu dùng, mà chưa từng có ngân hàng nào có được tầm với ngang như vậy. Cũng không có gì ngạc nhiên khi các công ty công nghệ lớn cũng đang dần thay thế các tổ chức tài chính ở đỉnh cao chỉ huy nền kinh tế.
Vậy nên, trước nguy cơ xuất hiện sự thống trị độc quyền của các công ty Big Tech đối với nền kinh tế, mới đây, các quan chức hàng đầu cho biết, Bộ Tư pháp Mỹ đang tăng cường tập trung vào cạnh tranh trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI), khi các công ty Big Tech đổ xô đầu tư hàng tỷ USD để đạt được lợi thế trong công nghệ mới này.
Cụ thể, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ triệu tập một cuộc hội thảo quan trọng tại Đại học Stanford vào ngày 30 tháng 5 tới đây, quy tụ các nhà lãnh đạo ngành, nhà nghiên cứu và quan chức chính phủ, Susan Athey, nhà kinh tế trưởng của bộ phận chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp Mỹ vừa cho biết.
Trong số các nhà lãnh đạo ngành phát biểu tại hội thảo sẽ có Andrew Ng (người sáng lập DeepLearning.AI), cũng như các quan chức chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh. Hội thảo này diễn ra trong bối cảnh các cơ quan chống độc quyền của Chính quyền Biden đang theo đuổi các vụ kiện chống lại một số công ty công nghệ lớn nhất, bao gồm Google của Alphabet, Amazon và Meta.
Các cơ quan thực thi chống độc quyền của Mỹ cũng đang xem xét kỹ lưỡng sự phụ thuộc của các công ty khởi nghiệp AI mới nổi phổ biến nhất vào các công ty công nghệ lâu đời về tài chính và cơ sở hạ tầng. Trong những tháng gần đây, Microsoft, Amazon và Google đã đầu tư hàng tỷ USD vào ngành AI, và liên tục tìm cách cũng cố các mối quan hệ với các nhà phát triển AI hàng đầu mới nổi.
Microsoft đã đầu tư hơn 13 tỷ USD vào OpenAI (nhà sản xuất ChatGPT). Kịch tính xung quanh việc sa thải và phục hồi chức vị cho Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman vào tháng 11 năm ngoái đã cho thấy, Microsoft và OpenAI đã gắn kết chặt chẽ với nhau như thế nào. Trên danh nghĩa chỉ có hội đồng quản trị của công ty mới kiểm soát và quyết định việc này, nhưng hội đồng quản trị OpenAI đã buộc phải thuê lại Altman, sau khi có thông tin cho rằng, Microsoft đã đứng sau giúp kích động một cuộc nổi dậy của nhân viên yêu cầu cho Sam Altman quay trở lại.
Microsoft không chỉ là nhà đầu tư vào OpenAI, họ cũng là một đối thủ cạnh tranh. Cả hai công ty đều phát triển và bán các sản phẩm AI và Microsoft đã ngừng mua OpenAI để tránh các vấn đề chống độc quyền. Nhưng nếu Microsoft kiểm soát được một phần OpenAI thì hai công ty này có thể có mối quan hệ thông đồng bất hợp pháp. Đó là lý do tại sao Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đang điều tra kỹ vấn đề này.
Mối quan hệ này cũng đã thu hút sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chống độc quyền ở Vương quốc Anh và cả Liên minh Châu Âu. Vào tháng 1/2024, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cho biết, họ đang xem xét khoản đầu tư của Microsoft, cùng với các khoản đầu tư khác do Amazon và Alphabet thực hiện.
Gói dịch vụ FPT Connect vừa được ra mắt thị trường ngày 24/4 tích hợp SIM và Internet của Tập đoàn FPT mang đến trải nghiệm kết nối không gián đoạn cho người dùng.
Ngay sau khi bộ đôi iPad Air 6 M2 và iPad Pro M4 ra mắt tại Anh vào tối ngày 7/5 (giờ Việt Nam), các đại lý bán lẻ cũng đã lập tức cập nhật bảng giá dự kiến. 16,49 triệu đồng dành cho phiên bản thấp nhất là mức giá vừa được hệ thống Di Động Việt công bố, đi kèm các chính sách trợ giá độc quyền.
Trong 2 ngày 8 và 9/5/2024 tại Saigon Centre, Q1, TP.HCM, đến với không gian triển lãm “Kiến tạo sức mạnh từ chip AI” do ASUS Việt Nam tổ chức, khách tham quan sẽ được trực tiếp trải nghiệm thực tế sức mạnh của chip AI trên các dòng laptop Zenbook và Vivobook mới nhất của hãng.
Công cụ tìm kiếm khổng lồ của Trung Quốc, Baidu đã và đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về quan hệ công chúng, sau khi người đứng đầu bộ phận nhân sự của công ty gây tranh cãi, phẫn nộ với một loạt video trên mạng xã hội.
Mỹ vừa thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip của các công ty Mỹ vốn cung cấp sang cho Huawei của Trung Quốc. Động thái này đánh dấu sự leo thang tiếp tục của các biện pháp kiềm chế, cũng như chống lại nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc, Huawei.
Gần 20 tháng Apple mới chính thức giới thiệu các mẫu iPad Pro thế hệ tiếp theo. iPad Pro thế hệ thứ 7 này cung cấp các tùy chọn màn hình 11 inch và 13 inch, đều sử dụng tấm nền OLED.
ByteDance, chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội TikTok, đã đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn một đạo luật buộc họ phải thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ.
Tại Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng, An ninh Châu Á – DSA & NATSEC diễn ra ngày 06/05/2024 tại Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện của Viettel Group là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech), đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu tại Malaysia.
Keysight Technologies vừa giới thiệu ra thị trường công cụ RFPro Circuit mô phỏng tần số vô tuyến (RF) thế hệ sau, đáp ứng các yêu cầu phức tạp, đa hiệu ứng của các nhà thiết kế mạch tích hợp tần số vô tuyến (RFIC) ngày nay.
Việc giới thiệu tính năng “Pin AI” trên dòng Galaxy S25 thể hiện cam kết của Samsung đối với sự đổi mới, và luôn dẫn đầu trên thị trường điện thoại thông minh.