Cuộc chiến sản xuất chip toàn cầu tiếp tục được đẩy lên đỉnh cao

Nhật Bản chính thức áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với 23 loại thiết bị được sử dụng để sản xuất chip. Ảnh: @AFP.

Quy tắc hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip của Nhật Bản sang Trung Quốc vừa chính thức có hiệu lực vào hôm 23/7.

Nhật Bản hoàn thành trách nhiệm của mình trong cộng đồng quốc tế với tư cách là một quốc gia sở hữu công nghệ, và góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Nhật Bản đã bổ sung thiết bị sản xuất chip bán dẫn tiên tiến vào danh sách kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc hôm 23/7. Động thái mới này của Tokyo được cho là tương tự và nối gót các biện pháp của Mỹ, nhằm ngăn chặn công nghệ chip ra khỏi tầm tay của Trung Quốc.

Có tổng cộng 23 mặt hàng, sản phẩm đã được thêm vào danh sách hạn chế này, bao gồm các thiết bị cần thiết được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn, tạo các mẫu vi mạch điện tử và chip thử nghiệm, trong một nỗ lực hợp tác với Mỹ để ngăn chặn dòng chảy công nghệ cao sang Trung Quốc.

Việc tự sản xuất hay cả nhập khẩu các thiết bị chế tạo chip bán dẫn tiên tiến từ nước ngoài sẽ gần như vô vọng đối với Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn

Trong số các hạng mục mới được bổ sung hạn chế có thiết bị liên quan đến kỹ thuật in khắc EUV cực tím – vốn là một kỹ thuật theo dõi, can thiệp các mẫu vi mạch phức tạp trong các con chip tiên tiến nhất thế giới.

Điều này tất nhiên sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn nhiều hơn trong việc nhập khẩu, cũng như tiếp cận được các công cụ sản xuất chip công nghệ cao của Nhật Bản, và dự kiến điều này cũng ​​sẽ sớm gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Chính quyền Bắc Kinh, các nhà quan sát trong ngành cho biết.

Chia sẻ về vấn đề này, Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói với các phóng viên: “Nhật Bản có công nghệ tiên tiến cao trong lĩnh vực thiết bị sản xuất chip bán dẫn. Là một quốc gia sở hữu nhiều công nghệ, Nhật Bản sẵn sàng thực hiện trách nhiệm ngăn chặn việc sử dụng các loại thiết bị này phục vụ cho mục đích quân sự. Chúng tôi sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình trong cộng đồng quốc tế với tư cách là một quốc gia sở hữu công nghệ và góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

Lucy Chen, phó chủ tịch của công ty nghiên cứu thị trường Isaiah Research có trụ sở tại thành phố Đài Bắc cho biết: “SMIC và các nhà sản xuất chip hạng hai khác ở Trung Quốc sẽ khó chuyển sang các quy trình tự sản xuất chip tiên tiến không cần hỗ trợ trong thời gian ngắn.

Còn Yoshiaki Takayama, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, cho biết: “Việc tự sản xuất hay cả nhập khẩu các thiết bị chế tạo chip bán dẫn tiên tiến sẽ gần như vô vọng đối với Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn”.

Động thái hạn chế quyền tiếp cận các công cụ sản xuất chip của Nhật Bản được đưa ra, sau khi Mỹ tăng cường kiểm soát xuất khẩu tương tự sang Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái, nhằm vào các chip được sử dụng trong siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo, kể cả những thứ có tiềm năng trong ứng dụng quân sự.

Mỹ đã kêu gọi Nhật Bản và Hà Lan, hai trong số các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới, thực hiện các bước tương tự. Các hạn chế mới tương tự của phía Hà Lan sẽ có hiệu lực vào tháng 9 tới đây.

Cuộc chiến sản xuất chip toàn cầu tiếp tục được đẩy lên đỉnh cao - chip 2
Mỹ đã thắt chặt xuất khẩu sang Trung Quốc các thiết bị sản xuất chip bán dẫn tiên tiến được sử dụng trong siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo. Họ cũng đã yêu cầu Nhật Bản và Hà Lan, những nước cũng có công nghệ như vậy, thực hiện các biện pháp tương tự. Ảnh: @AFP.

Nhà sản xuất ASML của Hà Lan kiểm soát thị trường máy in thạch bản EUV, trong khi Nhật Bản là quê hương của các nhà cung cấp ngành công nghiệp chip hàng đầu như Tokyo Electron và Screen Holdings.

Nhật Bản cũng là nguồn thiết bị sản xuất chất bán dẫn, chip lớn của Trung Quốc, chiếm khoảng 1/3 giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong phân khúc ngành công nghiệp chip bán dẫn này vào năm 2022, theo Trung tâm Thương mại Quốc tế thống kê.

Chính phủ Nhật Bản nên quan tâm và có các biện pháp hỗ trợ cho các công ty đang lo lắng về tác động của các quy định thắt chặt này

Giờ đây, việc kiểm soát xuất khẩu mới này sẽ làm tăng các yêu cầu phải báo cáo của nhà cung cấp của Nhật Bản cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trước khi tiến hành giao dịch thương mại nào.

Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi việc hạn chế giao dịch này sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản, khi các lô hàng đến Trung Quốc vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kinh ngạch xuất khẩu của họ.

Tomohisa Ishikawa, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản, cũng là người am hiểu về các vấn đề thương mại, cho biết chính phủ Nhật Bản nên quan tâm và có các biện pháp hỗ trợ cho các công ty đang lo lắng về tác động của các quy định thắt chặt này. Ishikawa nói: “Những lợi ích được hỗ trợ sẽ rất cần thiết, chẳng hạn như một môi trường tốt hơn, trong đó các công ty Nhật Bản có thể cùng phát triển ngành chip bán dẫn với các nhà sản xuất Mỹ. Chính phủ Nhật Bản cũng nên đưa ra những yêu cầu như vậy với phía Mỹ”.

Đối với Nhật Bản, mối quan tâm lớn hơn là Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất này vừa được tung ra. Vào tháng 5, Trung Quốc cho biết, họ sẽ cấm sử dụng chip do Micron Technology có trụ sở tại Hoa Kỳ vốn dùng trong cơ sở hạ tầng quan trọng, một động thái được nhiều người coi là sự trả đũa đối với Chính quyền Washington.

Không chỉ dừng tại đó, bắt đầu từ tháng 8 trở đi, Trung Quốc sẽ yêu cầu giấy phép xuất khẩu đối với hợp chất gali và germanium, vốn được sử dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử.

Trong khi đó, việc nhập khẩu vật liệu bán dẫn gali nitride cũng rất quan trọng đối với thị trường Nhật Bản. Thế nên, nếu như Trung Quốc có các biện pháp áp dụng tương tự thì Nhật Bản sẽ phải tìm nguồn vật liệu này bên ngoài thị trường Trung Quốc để nhập khẩu.

Điều này cũng ​​sẽ sớm gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Chính quyền Bắc Kinh

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, động thái vô lý mới của Nhật Bản sẽ khiến ngành công nghiệp chip của nước này một lần nữa phải đối mặt với những vết xe đổ cũ, khi các nhà sản xuất chip Nhật Bản đã và đang dần cố gắng tránh lặp lại những thất bại trong cuộc chiến chip Nhật – Mỹ hơn 3 thập kỷ trước.

Họ còn cho biết, Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của chính mình, đồng thời cho biết thêm rằng, nước này có nhiều biện pháp đối phó bao gồm lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu bán dẫn thô chiến lược, và sẽ mạnh tay hạn chế đối với các nhà sản xuất chip nước ngoài có chung tay hỗ trợ cho cuộc đàn áp ác ý của Mỹ đối với thị trường Trung Quốc, và các biện pháp đối phó này sẽ sớm được đưa ra.

Theo Asia.nikkei/Japantimes/Globaltimes/FT

Có thể bạn quan tâm
Samsung bất ngờ để lộ siêu phẩm MacBook Pro màn hình cảm ứng gập

Apple được cho là đang phát triển một MacBook Pro màn hình gập, nhưng hiện trạng của công nghệ màn hình gập đang cản bước kế hoạch này của công ty.

Trí tuệ nhân tạo có thể viết một email lừa đảo không hề sai sót, đầy thuyết phục

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được sử dụng để hack và lan truyền thông tin sai lệch, cũng như lừa đảo trên mạng. Điều này khiến các chuyên gia an ninh mạng gặp khó khăn hơn trong việc bảo vệ các tổ chức của họ.

Logo hình con chim của Twitter sắp bị thay bằng “X”

Elon Musk cho biết ông đang tìm cách thay đổi logo của Twitter khi viết trên trang cá nhân rằng: “Và chúng ta sẽ sớm chào tạm biệt thương hiệu Twitter và dần dần là tất cả các loài chim”.

Thương hiệu điện thoại Honor trở lại thị trường Việt với dòng sản phẩm X-series

Sau 2 năm vắng mặt ở thị trường Việt Nam, thương hiệu điện thoại Honor đã quay trở lại với loạt sản phẩm Honor X-series, nhấn mạnh đến cấu hình, thiết kế tốt trong mức giá dễ tiếp cận.

Zing MP3 tiếp tục dẫn đầu thị trường nhạc trực tuyến Việt Nam

Theo Data.ai, tính đến hết Quý II/2023, Zing MP3 vẫn đang là ứng dụng nghe nhạc miễn phí có số lượng người dùng thường xuyên hàng đầu, được tìm kiếm và tải về nhiều nhất trên nền tảng iOS cùng Android tại thị trường Việt Nam.

Dòng iPhone 15 có thể bị hoãn ra mắt trong vài tuần

Báo cáo mới nhất từ nhà phân tích Wamsi Mohan đến từ Bank of America cho biết dòng iPhone 15 có thể bị trì hoãn trong vài tuần.

YouTube Premium tăng giá thuê bao thêm 2 USD mỗi tháng

Giá của YouTube Premium đã tăng lên 13,99 USD/tháng tại Mỹ, tăng 2 USD so với giá trước đây. Thông tin này được ghi nhạn bởi 9to5Google và lấy từ trang đăng ký dịch vụ của Google.

Biết tất về lừa đảo trực tuyến cùng TikTok và Cục An toàn thông tin

Hưởng ứng “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”, TikTok phối hợp cùng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) triển khai chiến dịch #LuaDaoTrucTuyen nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho đa đối tượng trên không gian mạng.

Dự án xAI của Elon Musk bị ảo giác về cơ hội chống lại ChatGPT

Elon Musk đang đưa ra hết thách thức này đến thách thức khác với các CEO công nghệ. Trong khi anh ấy muốn đấu với Mark Zuckerberg của Meta, thì giờ đây vị tỷ phú này đang chạy đua với OpenAI để tạo ra AI thông minh hơn con người.

Chương trình Catalyze: Hợp tác tăng tốc khử cacbon trong cuộc đua sản xuất chất bán dẫn

Catalyze là chương trình do Schneider Electric vừa chính thức ra mắt, có sự hợp tác tài trợ của hai tập đoàn hàng đầu Intel và Applied Materials, giúp tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất chất bán dẫn toàn cầu.