Cuộc chiến buộc Facebook trả phí tin tức trong mắt các chuyên gia

Facebook, về cơ bản là một mạng xã hội hoạt động trong lĩnh vực truyền thông số toàn cầu có trên 2,6 tỉ người dùng hàng tháng tính tới thời điểm quí IV/2020. Ảnh: @Pixabay.

Facebook đã phản công Úc vào tuần trước, cấm các tổ chức tin tức nước này đăng các liên kết đến bài đăng của họ, đồng thời chặn người dùng chia sẻ các liên kết bài báo trên nền tảng nền tảng mạng xã hội này sau khi chính phủ Úc đề xuất luật yêu cầu Facebook phải trả tiền cho các nhà xuất bản. Các chuyên gia nói gì về cuộc chiến phí này?

Ngoài việc chặn các nhà xuất bản lớn hơn, Facebook cũng cắt các trang web cung cấp thông tin y tế công cộng trên nền tảng ứng dụng này, liên quan tới việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, dịch vụ thời tiết quốc gia, hay cả các nhà cung cấp dịch vụ xã hội quan trọng.

William Easton, giám đốc điều hành hoạt động của Facebook tại Úc và New Zealand  cho biết: “Luật mới được đề xuất về cơ bản hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng của chúng tôi và các nhà xuất bản sử dụng nó để chia sẻ nội dung tin tức. “Nó đã khiến chúng tôi phải đối mặt với một trong hai lựa chọn khó khăn: cố gắng tuân thủ luật bỏ qua thực tế của mối quan hệ này, hoặc ngừng cho phép nội dung tin tức xuất hiện trên các dịch vụ của chúng tôi ở Úc. Vì tình thế bắt buộc, chúng tôi phải chọn phương án thứ 2”.

Bên thuận: Đề xuất của Úc sẽ tàn phá một mạng lưới internet toàn cầu

Cuộc chiến buộc Facebook trả phí tin tức trong mắt các chuyên gia - facebook 1 2
Ảnh: @Pixabay.

Một số nhà bình luận công nghệ đã bày tỏ sự cảm thông đối với lập trường của Facebook.

Sir Timothy Berners-Lee, nhà khoa học máy tính phát minh ra World Wide Web đã lập luận rằng, việc yêu cầu thanh toán cho các liên kết tin tức xuất hiện trên nền tảng ứng dụng sẽ tàn phá một mạng lưới internet toàn cầu vốn phát triển mạnh về việc thông tin được trao đổi tự do, tiếp cận thoải mái hơn.

David Cicilline, một đảng viên Đảng Dân chủ Rhode Island, cũng là chủ tịch của một tiểu ban Tư pháp Hạ viện cho biết, các nhà xuất bản được hưởng lợi nhiều hơn từ mối quan hệ này với Facebook, lưu ý rằng nền tảng Facebook đã tạo ra khoảng 5,1 tỷ lượt “giới thiệu miễn phí” cho các hãng tin Úc, tương đương với mức phí khoảng 407 triệu đô la Úc (320 triệu đô la Mỹ) nếu quy ra tiền. Nhưng lợi nhuận kinh doanh từ tin tức đem lại cho Facebook lại rất ít. Đó là lý do tại sao Facebook cảm thấy dự luật phạt rất bất công cho nền tảng của họ.

David Cicilline cũng nhắc nhở các nhà xuất bản rằng, mặc dù họ công nhận rằng “báo chí là quan trọng đối với một xã hội dân chủ”, nó không quan trọng lắm đối với điểm mấu chốt. “Doanh thu mà Facebook thu được từ các dịch vụ tin tức là rất ít,” ông nói. “Tin tức xuất hiện trên Facebook chỉ chiếm ít hơn 4% nội dung mọi người xem trong Bảng tin của họ.”

Đồng quan điểm, Mike Masnick, người sáng lập và biên tập viên của blog công nghệ Techdirt  nói rằng, đề xuất của Úc làm suy yếu một nền tảng mạng Internet dạng mở, yêu cầu Facebook và Google phải gánh vác trách nhiệm trong khi đó, nhờ vào Facebook mà một loạt các trang báo có thể kiếm lượt truy cập tốt hơn mà không tốn quá nhiều tiền, ngược lại, các trang tin tức chưa tìm ra mô hình kinh doanh internet tốt hơn, mà còn phải mong muốn được Facebook trả phí, đó là điều đáng để suy ngẫm.

Trevor Long, một nhà bình luận công nghệ tại Sydney nhận định: “Hành động của Facebook là một bước đi cứng rắn vì điều đó cho thấy họ muốn nói gì với lời đe dọa rút các tin tức, nhưng nó cũng chứng tỏ với tất cả người dân Australia rằng Facebook có ảnh hưởng to lớn như thế nào, dù điều đó không phù hợp với nhiều người”.

Ngoài ra, một cựu ngoại giao giấu tên ở Australia đã bày tỏ sự hoài nghi về dự luật của Úc, cho rằng nó hầu như chỉ có lợi cho News Corp, tập đoàn tin tức lớn nhất Australia. “Thủ tướng Morrison chỉ đang hành động vì áp lực từ Rupert Murdoch – tỷ phú sở hữu News Corp”, nhà ngoại giao trên nói, và tin rằng Australia sẽ khó giành được sự ủng hộ lớn của quốc tế nếu “hầu hết mọi người biết động lực phía sau của việc này là gì”.

Bên chống: Facebook đã sai lầm trong xử lý

Vào ngày 19/2, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết tới nay lãnh đạo của các nước Anh, Canada, Pháp và Ấn Độ đã bày tỏ quan điểm ủng hộ ông cũng như quyết định của Úc trong vấn đề hành xử với Facebook, Google về bản quyền báo chí. “Dư luận thế giới đang rất quan tâm tới những gì nước Úc đang làm”, ông Morrison nói với các nhà báo ở Sydney.

Không chỉ gặp phản ứng dữ dội tại Úc, quyết định của Facebook cũng đang đối mặt với nhiều chỉ trích và đánh giá tiêu cực từ cộng đồng quốc tế. Julian Knight – người đứng đầu Ủy ban Quốc hội Vương quốc Anh chia sẻ quan điểm rằng “Facebook đang chơi trò bắt nạt như trẻ con”. “Đây không chỉ là vấn đề về nước Úc. Facebook vừa đặt dấu mốc tuyên bố với toàn thế giới rằng “Nếu các ngài muốn giới hạn quyền lực của chúng tôi, chúng tôi có thể gỡ bỏ quyền lợi của rất nhiều người”, ông Julian Knight nói.

Ông Steven Guilbeault – Bộ trưởng Di sản Canada cho biết quốc gia Bắc Mỹ này cũng sẽ áp dụng phương pháp của Úc khi soạn luật của họ về vấn đề này trong những tháng tới, buộc những người khổng lồ công nghệ phải trả phí cho những tin tức xuất hiện trên nền tảng của họ. Chưa rõ kế hoạch này có điểm nào khác so với dự luật của Australia. “Tin tức chưa bao giờ miễn phí. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, các nhà xuất bản phải được đền bù công sức và chúng tôi sẽ hỗ trợ họ trong lúc họ cung cấp thông tin thiết yếu vì lợi ích của cộng đồng”, Bộ trưởng Steven Guilbeault nói.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) trước giờ vẫn luôn đi đầu trong nỗ lực điều hành dữ liệu và công nghệ mới những năm gần đây, mang đến hàng loạt đạo luật bảo vệ thông tin và kiểm soát các tập đoàn kỹ thuật số. Sau sự việc này, EU đang tìm cách theo bước Australia nhằm buộc Facebook và Google trả phí cho những tin tức trên nền tảng của họ. Các nhà lập pháp EU muốn xây dựng khuôn khổ được đề xuất trong đạo luật Thị trường và Dịch vụ Kỹ thuật số EU, dù chưa có chi tiết nào được công bố.

Thậm chí, Giáo sư Tama Leaver của Trường Truyền thông, Nghệ thuật Sáng tạo và Điều tra Xã hội thuộc Đại học Curtin nhận xét “phản ứng thái quá của Facebook” là một “bước đi tồi” trong việc quảng bá hình ảnh và trong lĩnh vực quan hệ công chúng. CNBC dẫn lời ông Leaver cho biết: “Tôi cho rằng Facebook đã thất bại trong cuộc chiến PR khi áp dụng lệnh cấm quá rộng rãi như vậy. Nếu Facebook hy vọng điều đó sẽ khiến người dân Australia phải nhận thức về tầm quan trọng của họ thì Facebook đã nhầm. Có lẽ người Australia sẽ xem đây là hành động không quan tâm đến hậu quả đối với người dùng”.

Chính phủ liên bang Úc có động thái đáp trả mạnh tay đầu tiên

Trong động thái mới nhất, vào ngày hôm qua 22/2, Chính phủ liên bang Úc tiến hành rút tất cả các chiến dịch quảng cáo của chính phủ trị giá hàng triệu USD trên Facebook khi mạng xã hội này tiếp tục chặn người dân Úc truy cập tin tức trong nước trên nền tảng này.

Cuộc chiến buộc Facebook trả phí tin tức trong mắt các chuyên gia - facebook 1
Ảnh: @Pixabay.

“Chúng tôi sẽ rút hết các quảng cáo vì họ đã thực hiện một hành động khủng khiếp khi chặn các trang web một cách không phù hợp, tìm cách thể hiện quyền lực hay gây ảnh hưởng đến hệ thống dân chủ của chúng tôi” – Bộ trưởng Tài chính Simon Birmingham nói với Đài Radio National ngày 22/2.

“Chúng tôi sẽ không dung thứ cho điều đó, chúng tôi sẽ hành xử cứng rắn về mặt pháp luật và xem xét tất cả các quảng cáo trên Facebook” – Bộ trưởng Birmingham nhấn mạnh.

Ông cũng thông báo lệnh cấm sử dụng Facebook sẽ được mở rộng ra tất cả các cơ quan chính phủ.

Bộ trưởng Y tế Úc Hunt ngày 22/2 cho biết ngân sách dành cho quảng cáo trên Facebook của bộ sẽ được tạm thời phân bổ lại. Ông Hunt nói chính phủ cũng đang sử dụng nhiều kênh khác như đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí để truyền bá thông điệp về vaccine Covid-19.

Có vẻ cuộc chiến phí tin tức Facebook – Australia đang ngày càng nóng bỏng, xuất hiện nhiều quan điểm ý kiến trái chiều nên vẫn chưa biết rồi đây bên nào sẽ nhượng bộ bên nào?

Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm
NVIDIA ra mắt dòng card đồ họa riêng cho giới đào tiền “ảo”, giữa lúc cháy hàng

Dòng card đồ họa dành riêng cho giới đào tiền ảo sẽ gồm 4 dòng sản phẩm 30HX, 40HX, 50HX và 90HX. Tất cả đều được phát triển với bộ xử lý đồ họa hoàn toàn mới được NVIDIA gọi là CMP (Cryptocurrency Mining Processor – Bộ xử lý Khai thác Tiền điện tử).

Samsung mang loạt tính năng mới lên các dòng smartphone cũ thông qua bản cập nhật One UI 3.1

Những tính năng chụp ảnh Single Take, Object eraser, Multi Mic Recording hay chế độ chế độ Eye Comfort Shield vốn chỉ xuất hiện trên dòng flagship Galaxy S21 sẽ có mặt trên các dòng smartphone thế hệ cũ của Samsung thông qua bản cập nhật hệ điều hành One UI 3.1.

OPPO sẽ giới thiệu những công nghệ đột phá nào tại triển lãm MWC 2021?

Tại triển lãm MWC Thượng Hải 2021 diễn ra từ ngày 23-25/2, OPPO sẽ triển lãm ý tưởng công nghệ ​​sạc toàn cầu mới nhất, những thành tựu về 5G và cải tiến công nghệ sạc không dây của hãng.

Huawei chuyển sang chăn nuôi lợn vì doanh số smartphone kém

Lệnh cấm từ chính phủ Mỹ đối với Huawei đã khiến công ty này thực sự gặp khó khăn, doanh số smartphone giảm mạnh, buộc công ty phải thay đổi hình thức kinh doanh.

Samsung hay LG sẽ được chọn phát triển tấm nền cho iPhone màn hình gập lại?

Vài thông tin nội bộ cho thấy, Apple có thể đã ủy quyền cho LG thiết kế và sản xuất một tấm nền OLED có thể gập lại dành cho một nguyên mẫu chiếc iPhone màn hình gập.

Tại sao điện thoại toàn màn hình trượt đã bị các nhà sản xuất hủy bỏ?

Có thể thấy, kể từ khi ba nhà sản xuất Xiaomi, Lenovo và Honor liên tiếp phát hành điện thoại toàn màn hình trượt ( MIX 3, Z5 Pro và Magic 2) vào năm 2018, nhưng kiểu thiết kế này sau đó đã hoàn toàn biến mất từ năm 2019 đến nay. Vì sao vậy?

Facebook sẽ lật tẩy những thông tin sai lệch về biến đổi khí hậu

Facebook cho biết, họ đang gắn nhãn các bài đăng về biến đổi khí hậu ở Anh với biểu ngữ đưa người dùng đến Trung tâm Thông tin khoa học khí hậu mà Facebook đã ra mắt vào năm ngoái. Và điều này sẽ được áp dụng ở nhiều quốc gia khác.

OPPO Reno5 phiên bản 5G sẽ ra mắt ngày 27/2, giá hấp dẫn

Thông tin trên fanpage OPPO cho hay, Reno5 5G sẽ chính thức ra mắt vào ngày 27/2 tới với mức giá rất hấp dẫn.

Microsoft âm thầm tung phiên bản Windows 10 21H1, gia tăng cơ chế bảo mật

Hãng Microsoft vừa âm thầm ra mắt phiên bản Windows 10 21H1 chủ yếu gia tăng các cơ chế bảo mật và sửa các lỗi ở phiên bản Windows 10 19043.844.

Nhiều hãng công nghệ muốn giúp chính phủ Mỹ tiêm chủng vaccine hiệu quả đến toàn dân

Nhà Trắng và Amazon đã xác nhận với công ty báo chí chính trị Politico rằng, họ đang đàm phán về việc triển khai Vaccine Covid-19. Trước đó, nhiều hãng công nghệ cũng ngỏ lời muốn giúp Mỹ trong việc tiêm chủng vaccine cho người dân.