Cuộc chiến bán dẫn Mỹ – Trung khiến Hàn Quốc rơi vào thế khó

Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tìm cách hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ bán dẫn của Trung Quốc. Ảnh: @tipranks.

Áp lực của Mỹ không thể làm chậm sự trỗi dậy ngành bán dẫn của Trung Quốc, và Hàn Quốc cảm nhận được sức nóng từ nó.

Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng cạnh tranh nhau về sở hữu trí tuệ và sản xuất chất bán dẫn, trong đó Mỹ đang tìm cách khởi động lại hoạt động sản xuất chip của riêng mình, đồng thời sử dụng các biện pháp trừng phạt để ngăn cản nỗ lực tự lực cánh sinh của Trung Quốc trong ngành công nghiệp bán dẫn quan trọng này.

Vào tháng 10/2023, Chính quyền Biden đã áp đặt một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng, nhắm vào khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với chất bán dẫn có nguồn gốc từ Mỹ, và các sản phẩm liên quan của chúng. Các doanh nghiệp và cá nhân ở Trung Quốc hiện không thể mua chip tiên tiến và công nghệ sản xuất chip từ các nhà cung cấp Mỹ, nếu người bán không nhận được giấy phép cụ thể từ Chính phủ Mỹ.

Mỹ cũng đã củng cố các biện pháp kiểm soát này, bằng cách thuyết phục Hà Lan và Nhật Bản hạn chế xuất khẩu công nghệ được sử dụng trong sản xuất chip sang cho Trung Quốc. Cả hai quốc gia đều bị nhắm mục tiêu vì đây là nơi có công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới, bao gồm cả ASML của Hà Lan. ASML là công ty duy nhất có thể cung cấp thiết bị quét quang khắc thế hệ mới nhất, được sử dụng để khắc các mạch điện nhỏ lên các tấm silicon. Vào ngày 30/6/2023, Hà Lan xác nhận rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của họ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2023.

Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Biden cho biết, các hạn chế được thiết kế để bảo vệ các công nghệ nền tảng bằng “sân nhỏ và hàng rào cao”. Ông Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc thì cáo buộc Mỹ thực hiện các biện pháp ngăn chặn này như kiểu “chiến tranh lạnh”.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực liên tục của Mỹ nhằm hạn chế những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, các báo cáo từ Hàn Quốc cho thấy có một thực tế đáng lo ngại: Đó là ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp, đồng thời nó cũng đặt ra thách thức đáng kể đối với sự thống trị của Hàn Quốc tại thị trường công nghệ Trung Quốc.

Trái ngược với kỳ vọng ban đầu, áp lực của Mỹ không làm suy yếu đáng kể khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc không chỉ củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực điện thoại thông minh và màn hình, mà còn đang có những bước tiến đáng chú ý trong lĩnh vực bán dẫn quan trọng.

Những hạn chế của Mỹ đã và đang thúc đẩy nỗ lực tự cung tự cấp của ngành bán dẫn Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ ở thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc, nơi các thương hiệu nội địa hiện đang dẫn đầu rõ ràng trước những công ty công nghệ khổng lồ Hàn Quốc như Samsung. Dữ liệu cho thấy thị phần của Samsung trong lĩnh vực điện thoại màn hình gập đã giảm mạnh xuống chỉ còn 5,9% trong quý 1 năm 2024, giảm đáng kể so với mức 11% của năm ngoái, đẩy hãng này xuống vị trí thứ năm.

Đồng thời, sự hồi sinh của Huawei cũng là một ví dụ điển hình khác. Bất chấp những nỗ lực của Mỹ nhằm loại bỏ họ, thương hiệu này đã đạt được những bước tiến đáng kể. Dòng Pura 70 mới nhất của họ tự hào có hầu hết các linh kiện do Trung Quốc sản xuất, thể hiện khả năng thích ứng và phát triển công nghệ bán dẫn trong điều kiện hạn chế, hướng tới nỗ lực tự cung tự cấp bán dẫn ở Trung Quốc.

Các quy định xuất khẩu gần đây của Mỹ hạn chế quyền truy cập vào bộ xử lý AI tiên tiến và thiết bị sản xuất chip chỉ càng đẩy nhanh sự thay đổi này. Một kế hoạch trợ cấp mới đã được công bố, nhằm mục đích tăng cường khuyến khích sử dụng GPU của Trung Quốc, và thúc đẩy khả năng tự cung cấp công nghệ bán dẫn chip AI.

Hơn nữa, các công ty Trung Quốc đang vượt qua Hàn Quốc trên thị trường tấm nền OLED, vốn là một thành phần quan trọng trong màn hình. Trong khi vẫn còn khoảng cách về công nghệ bán dẫn tiên tiến, nhưng Trung Quốc đang thể hiện động lực tăng trưởng không thể phủ nhận, đặc biệt là trong các giải pháp lưu trữ công nghệ.

Sự gia tăng nhanh chóng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với ngành công nghệ Hàn Quốc. Vị trí thống trị một thời của họ tại thị trường Trung Quốc đang bị thu hẹp, khi các công ty công nghệ nội địa Trung Quốc chiếm thị phần đáng kể. Xu hướng này càng làm dấy lên lo ngại về khả năng Hàn Quốc sẽ phải lao đao để duy trì lợi thế cạnh tranh, trước những tiến bộ công nghệ mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Có thể thấy, chiến lược gây áp lực lên ngành bán dẫn Trung Quốc của Mỹ dường như đang phản tác dụng, vô tình đẩy nhanh khả năng tự cung tự cấp, và khả năng cạnh tranh công nghệ của Trung Quốc lên tầm cao mới. Cú lội ngược dòng này của Trung Quốc đòi hỏi phải đánh giá lại bối cảnh công nghệ toàn cầu, và công ty Samsung Hàn Quốc có thể cần phải điều chỉnh các chiến lược của mình để điều hướng, trước những động lực đang thay đổi mạnh mẽ từ các công ty công nghệ khổng lồ đang lên của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm
Nhật Bản trình làng thiết bị 6G đầu tiên thế giới, nhanh hơn 20 lần so với 5G

Các chuyên gia ở Nhật Bản lần đầu tiên đã truyền dữ liệu ở tốc độ 100 gigabit/giây (Gbps) ở dải bước sóng tần số cao trên khoảng cách 100m.

Apple tích cực đàm phán với nhiều bên để đưa các tính năng AI tạo sinh vào iPhone

Apple đã nối lại các cuộc đàm phán quan trọng với công ty OpenAI (cha đẻ của ChatGPT) về các tính năng trí tuệ nhân tạo, hứa hẹn có thể có mặt trên các sản phẩm iPhone sắp tới. Apple cũng được cho là đang tìm kiếm giải pháp về vấn đề này với cả Google và Baidu.

Reoqoo ra mắt camera AI, an toàn và quản lý toàn diện cho ngôi nhà

Ngày 4/5/2024 tại TP.HCM, Reoqoo – thương hiệu về thiết bị an ninh thông minh cùng với nhà phân phối AZ-TEK đã ra mắt loạt dòng camera Wifi an ninh thông minh sử dụng AI mới nhất. Trong đó, hai dòng Reoqoo XT-X10B (trong nhà) và Reoqoo XT-X31B (ngoài trời) sẽ chính thức được bán ra thị trường từ ngày 5/5.

Liệu AI có thể thổi sức sống trở lại vào doanh số bán iPhone đang sụt giảm nghiêm trọng?

iPhone tiếp theo có thể sẽ có AI – nhưng Tim Cook vẫn khiến chúng ta phải đoán già đoán non.

Huawei âm thầm tiến gần hơn việc sản xuất smartphone 100% linh kiện trong nước

Điện thoại thông minh mới của Huawei chứa nhiều linh kiện do Trung Quốc sản xuất hơn các mẫu trước đó, một dấu hiệu cho thấy những tiến bộ của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ smartphone.

iPad bị liệt vào sản phẩm tuân theo quy định kỹ thuật số khắt nghiệt của Châu Âu

Mới đây, Ủy ban Châu Âu đã chỉ định hệ điều hành iPadOS của Apple là dịch vụ mới nhất buộc phải tuân theo các quy tắc hàng đầu của Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act, viết tắt là DMA).

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024.

Cảnh báo: Bản cập nhật Chrome giả mạo cài cắm phần mềm độc hại Brokewell, rút tiền tài khoản

Chủ sở hữu Android sử dụng Chrome có lý do để lo lắng khi một mối đe dọa mạng mới có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng của họ và rút tiền từ đó.

Giả mạo website Bộ TT&TT để lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc

Khi truy cập vào trang web ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.

Đang xét xử vụ chống độc quyền: Google trả 20 tỷ USD cho Apple để đặt công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari

Một tài liệu xét xử chống độc quyền mới nhất do Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) công bố cho thấy Google đã trả Apple số tiền 20 tỷ USD vào năm 2022 để Google là công cụ tìm kiếm mặc định của Safari trên iPhone, iPad và Mac.