Công phu tạo tơ từ sen, một trong những loại vải hiếm và đắt nhất

Sen rất phổ biến ở khu vực đông Nam Á, như Campuchia, Myanmar và được xem là quốc hoa của Việt Nam. Dù vậy, ít người biết đến những sản phẩm lụa được dệt từ tơ sen có giá đắt đỏ đang được sản xuất hạn chế và được nhiều người săn lùng.

Trên thế giới có rất ít người thợ có thể sản xuất được những sợi tơ tự nhiên này bởi quy trình tạo ra nó không hề đơn giản. Để có đủ sợi để tạo ra một tấm khăn phải mất đến 2 tháng và có giá đắt gấp 10 lần so với lụa thông thường.

Công phu tạo tơ từ sen, một trong những loại vải hiếm và đắt nhất - to sen 5
Bà Phan Thị Thuận

Gia đình bà Phan Thị Thuận làm lụa từ bao đời nay, tự tay trồng và thu hoạch những sợi tơ tằm để tạo ra những sản phẩm và trang phục sang trọng. Tằm được nuôi để lấy tơ trong các khây rộng và được cho ăn 24h ngày đến khi tằm tạo kén và tơ sẽ được thu hoạch. Khác với tơ tằm, tơ sen được tạo ra phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật mới có thể tạo ra được.

Với tơ tằm, chỉ cần cho ăn và chăm sóc kỹ, sợi tơ sẽ được sâu bướm tạo ra một cách tinh vi mà không cần đến sự can thiệp của con người. Cần đến hàng trăm con tằm để tạo ra một kilogam sợi tơ có màu vàng óng đẹp mắt.

Nhưng sợi tơ sen thì khác, chúng được tạo ra từ chính đôi tay của người thợ, màu lụa sen nhạt, mỗi sợi tơ sen được bắt đầu từ cuống sen.

Công phu tạo tơ từ sen, một trong những loại vải hiếm và đắt nhất - to sen 6
Kiểm tra chất lượng sợi sen trước khi hái

Sen được trồng trên khắp lãnh thổ Việt Nam nhưng đến nay chỉ mới có gia đình của bà Phan Thị Thuận mới thử nghiệm sản xuất loại tơ này vào năm 2017. Ở Myanmar, loại vải dệt bằng sợi tơ sen được sản xuất lâu.

Từng cuống sen được chọn và hái bằng tay, mỗi thân sen chỉ chứa một lượng tơ nhỏ bên trong, phải được se bằng tay và sấy khô. Công đoạn tạo sợi tơ được thực hiện thủ công hoàn toàn và không phải người thợ nào cũng làm được.

Việc thu hoạch cuống sen phải được thực hiện mỗi ngày vì phải được kéo sợi khi chúng còn tươi. Sen chỉ có thể thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 10. Mỗi sợi tơ sau khi khô được đan cẩn thận bằng tay một cách tinh vi rồi mới đưa vào khung dệt.

Công phu tạo tơ từ sen, một trong những loại vải hiếm và đắt nhất - to sen 2

Những sợi tơ sen rất mỏng manh nhưng khi được dệt sẽ bền không thua lụa truyền thống. Gia đình bà Phan Thị Thuận có 20 công nhân chuyên tạo sợi mỗi ngày với công suất 10-20 chiếc khăn lụa sen mỗi tháng.

Mỗi chiếc khăn kích thước 25cm được bán với giá 200USD – có lẽ vẫn chưa đủ để nói lên sự khó khăn để tạo được một sản phẩm mềm như lụa, thoáng khí hơn vải lanh và có tính đàn hồi cực tốt.

Công phu tạo tơ từ sen, một trong những loại vải hiếm và đắt nhất - to sen 1
Đôi tay khéo léo của người thợ se từng sợi tơ trong thân sen

Những tính chất chỉ có trên chất liệu cao cấp kèm với quá trình tạo tác tỉ mỉ và nguyên liệu quý hiếm khiến lụa sen ngày càng được nhiều du khách tìm kiếm bất chấp giá cực cao của sản phẩm.

Thời gian gần đây, các thương hiệu thời trang cao cấp cũng đã chú ý đến chất liệu sợi sen xa xỉ cho những sản phẩm của họ. Tuy nhiên, vì rất ít người có thể tạo được sợi tơ sen, quy mô sản xuất nhỏ, nguyên liệu không hiếm nhưng để kéo được sợi tơ không dễ. Vẫn còn ít người được đào tạo để làm ra sợi sen rất công phu này.

Bà Phan Thị Thuận vẫn hi vọng trong thời gian tới kỹ thuật se sợi có thể phát triển và mở rộng hơn quy mô sản xuất.

Các đây không lâu, một nhóm sinh viên gồm Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội), Lương Đức Trung (Trường ĐH Ngoại thương) đã nảy ra ý tưởng chế tạo máy lấy tơ sen để tăng năng suất lấy sợi nâng cao thu nhập cho người thợ.

Công phu tạo tơ từ sen, một trong những loại vải hiếm và đắt nhất - mayse tosen
Chiếc máy se tơ sen đầu tiên của Việt Nam (nhân vật cung cấp).

Dự án được thực hiện từ tháng 10/2019, sau 2 tháng với kinh phí hơn 40 triệu chiếc máy lấy sợi tơ sen đã hoàn thành có công suất gấp 5-8 lần so với làm thủ công. Máy hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để cho sợi có chất lượng cao hơn như với việc làm thủ công.

Tiếp tục rà soát game và văn hóa phẩm Trung Quốc chứa bản đồ phi pháp

Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) vừa tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng một số doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng đưa bản đồ phi pháp vào các sản phẩm văn hóa và trò chơi điện tử trên mạng.

Lệnh cấm TikTok tại Mỹ vẫn sẽ thông qua dù ai đắc cử

Cố vấn của Tổng thống Mỹ cho biết lệnh cấm TikTok sẽ sớm được thực thi bất chấp kết quả đắc cử của Mỹ.

Cô gái nghiện mặc trang phục cổ điển thu hút cộng đồng mạng

Mila Povoroznyuk, một cô gái trẻ đến từ thành phố Vinnitsa của Ukraina đã tránh xa quần jean và tất cả các loại quần áo hiện đại khác, rồi tìm đến những chiếc váy dài, những bộ quần áo phức tạp đậm chất cổ điển đến từ thế kỷ 19 để mặc.

INNO Day 2020: OPPO trình làng hệ thống quản lý màu toàn diện cho smartphone Android

Hệ thống Quản lý màu sắc toàn diện (Full-path Color Management System) sẽ được ra mắt đầu tiên trên smartphone OPPO Find X3 dự kiến vào năm 2021.

Khai trương chợ làng 4.0 trong khu công nghiệp Thăng Long

Công ty Cổ phần công nghệ Utop – thành viên của Công ty FPT Software phối hợp với Khu Công Nghiệp Thăng Long chính thức khai trương hệ sinh thái mua sắm trực tuyến TL-base nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống và dịch vụ cho công nhân, cộng đồng xung quanh khu công nghiệp.

NASA phóng vệ tinh theo dõi mực nước biển đang dâng cao trên toàn cầu

Với việc thế giới ngày càng nóng lên và mực nước biển tiếp tục dâng cao, NASA và ESA vừa phóng một vệ tinh mới để quan sát đại dương từ quỹ đạo, nghiên cứu tình trạng và hậu quả của biến đổi khí hậu trong thập kỷ tới.

Công viên san hô ReefLine dài 11km dưới nước dành cho những tay mê lặn biển

OMA đã tiết lộ thiết kế cho một công viên điêu khắc công cộng dưới nước dài 11,2 km, và đây cũng là rạn san hô nhân tạo đầu tiên của Miami. Nó ra đời nhằm mục đích bảo tồn sinh vật biển.

Start-up Việt trình làng robot “thầy giáo” Trí Nhân: đủ 5 giác quan, tim phổi và chuỗi ADN

Tại Diễn đàn công nghệ giáo dục EDU 4.0 được diễn ra ở Hà Nội vào ngày 21/11 vừa qua, công ty Start-up Open Classroom đã trình làng mẫu robot “thầy giáo” đầu tiên mang tên gọi Trí Nhân.

Nhìn lại N97: kẻ hủy diệt của Nokia, thua trên nhiều mặt trận phần cứng lẫn ứng dụng

Đã có khá nhiều mẫu điện thoại từng được cho là kẻ hủy diệt iPhone trong quá khứ, mà tiêu biểu nhất trong thời kỳ đầu chính là Nokia – ông vua của thế giới di động cách đây 1 thập kỷ, với chiếc N97.

Samsung sẽ khai tử dòng Galaxy Note?

Theo trang tin Ajunews (Hàn Quốc), Samsung dự kiến sẽ ra mắt Galaxy Z Fold 3 tích hợp bút S-Pen vào tháng 6/2021 và rất có thể sẽ không còn ra mắt thêm phiên bản nào nữa của dòng Galaxy Note.