Công nghiệp vi mạch Việt Nam – Lại khởi hành

Chip do ICDREC sản xuất

Từ giữa tháng 8/2022, nhiều doanh nghiệp râm ran nói về sản xuất chip. Có doanh nghiệp khoe đã xuất cảng hàng chục triệu con chip nhưng lâu nay không dám nói!

Những ban đầu lưu luyến

Đó là giai đoạn 2011 – 2018. Khởi nguồn từ trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (gọi tắt là ICDREC, trực thuộc Đại học quốc gia TPHCM). Phải nhắc lại đôi dòng về tổ chức này với những đóng góp về sản phẩm chip và những chính sách để hình thành giai đoạn “tiền công nghiệp vi mạch Việt Nam” với những cảm xúc hào hứng và hoang mang!

Năm 2008, sau khi thành lập được 3 năm, ICDREC công bố đã chế tạo thành công SigmaK3, chip xử lý 8 bit đầu tiên của Việt Nam. Một năm sau (2009), ICDREC cho ra đời dòng chip VN801 có những tính năng, hiệu suất tốt hơn so với dòng chip SigmaK3.

Năm 2009, theo đơn đặt hàng của Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, ICDREC bắt đầu nghiên cứu dòng chip cao cấp hơn với mục đích “phải được sử dụng vào những sản phẩm có liên quan đến kinh tế, an ninh quốc phòng với giá rẻ hơn, bảo mật cao hơn”.

Sau 4 năm miệt mài trong phòng thí nghiệm, năm 2013, dòng chip mới có tên: SG8V1 với cấu hình: 8bit, RAM 16kb, bộ nhớ chương trình 128kb ra đời. Cuối năm 2014, SG8V1 được trao giải nhất của “Nhân tài Đất Việt”. Vào thời điểm đó, theo ông Ngô Đức Hoàng, giám đốc ICDREC, hơn 150.000 con chip SG8V1 đã được đưa ra thị trường. Những con chip SG8V1 đã có mặt trong nhiều sản phẩm công nghiệp như thiết bị giám sát hành trình xe hơi, điện kế điện tử 1 pha, khóa điện tử giám sát quản lý container… của các doanh nghiệp trong nước như công ty điện tử Q.10, tổng công ty điện lực TPHCM…

Tháng 8/2015, ICDREC ra mắt dòng chip RFID với nhiều phiên bản khác nhau với nhiều tham vọng sẽ xuất hiện ở nhiều nhóm sản phẩm khác nhau có sử dụng công nghệ RFID như thẻ nhân viên ra vào, thẻ giữ xe, các thiết bị dân dụng – quốc phòng… Đây là sản phẩm của dự án khoa học quốc gia với số tiền 145,7 tỷ đồng, trong đó 124,8 tỷ đồng từ ngân sách bộ Khoa học và Công nghệ và 20,9 tỷ đồng từ tổng công ty công nghiệp Sài Gòn (CNS). Được biết, dự án chỉ lấy được 124,8 tỷ của Bộ, còn số tiền cam kết của CNS… bay theo ngọn gió dù có ký tá, bắt tay hẳn hoi.

Ngoài những sản phẩm chip đã “xuất xưởng”, theo ông Hoàng, từ nguồn đầu tư của bộ Khoa học và Công nghệ và từ chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013 – 2020, ICDREC đã tạo kho IP có giá trị về mặt thương mại và học thuật vào thời điểm đó: chip vi xử lý 8 bit và 32 bit, lõi IP ngoại vi cho vi xử lý 8 bit, 32 bit, lõi IP xử lý tín hiệu số và xử lý ảnh, lõi IP chip analog và mix – signal… Cách đây ít hôm, vị giám đốc ICDREC nói: “Có thể lúc này kho IP của ICDREC và cộng đồng tạo nên không còn giá trị về mặt thương mại nhưng vẫn còn hữu ích cho việc giảng dạy về lĩnh vực vi mạch tại các trường đại học”.

Năm 2016, tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013 – 2020, lúc đó bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ, TS. Nguyễn Quân đã có những nhận xét tốt đẹp về kết quả nghiên cứu của ICDREC, kết nối giữa các tổ chức nghiên cứu chip với doanh nghiệp sản xuất. Sau khi chip SG8V1, RFID HF xuất hiện, đã có nhiều doanh nghiệp như VietNet, Ewater Engineering… hợp tác với ICDREC để sản xuất sản phẩm bán tại thị trường nội địa và xuất cảng. Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Ewater Engineering cho biết, năm 2017, công ty đã dùng chip SG8V1 của ICDREC để sản xuất thiết bị xử lý cáu cặn.

Sau khi ICDREC đặt những “cục gạch” đầu tiên cho thời kỳ tiền công nghiệp vi mạch tại Việt Nam, Chính phủ, bộ Khoa học Công nghệ, nhất là UBND TPHCM đã ban hành những chủ trương cùng với những gói tiền để phát triển công nghiệp vi mạch.

Năm 2017, UBND TPHCM đã có quyết định số 4022 ký ngày 28/7/2017 phê duyệt “chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030” với 8 dự án “con” dành cho nhiều sở, công ty tham gia: đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường vi mạch điện tử; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM, vận hành và khai thác hiệu quả nhà thiết kế (design house), đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và thiết bị, giải pháp dùng vi mạch Việt, chương trình nghiên cứu thiết kế, sản xuất thử nghiệm vi mạch và sản xuất sản phẩm điện tử đầu cuối ứng dụng chip Việt, dự án xây dựng phòng thí nghiệm và sản xuất thử nghiệm (lab to fab)…, đặc biệt là nghiên cứu dự án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch!

Vừa đứng lên đã lại nằm xuống

Nhiều dự án của chương trình vi mạch TP.HCM đã chạy nhưng không hiểu tại sao, từ giữa năm 2018 lại từ từ xìu và chết hẳn vào giữa năm 2019! Nhiều câu hỏi đặt ra cho những bên liên quan đến chương trình như hội vi mạch TPHCM, ICDREC… như: tiến trình thực hiện các dự án quan trọng như đào tạo nhân lực, hoạt động của design house… nhưng không ai trả lời. Có thể hiểu, “chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030” đã phá sản!

Kéo theo đó, ICDREC một thời hùng mạnh với hàng trăm lao động, là mô hình khuôn mẫu của thời tiền công nghiệp vi mạch Việt Nam giờ chỉ còn 1 vị giám đốc và 1 kế toán. Hội vi mạch vẫn còn đó nhưng chẳng thấy có hoạt động nào. Khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP) cũng từng nói nhiều, đầu tư tiền của vào nghiên cứu và sản xuất chip, là cốt cán của chương trình… nhưng cũng chết lặng từ nhiều năm nay. Gần đây, SHTP đã có những động thái nhẹ nhàng xoay quanh con chip. Sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

Sau khi “xù” 21 tỷ đồng đã cam kết với ICDREC tận hồi năm 2011, cộng vào đó là những biến cố về nhân sự, năm 2018, CNS đã không còn “mè nheo” lãnh đạo TPHCM về dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip dự trù số vốn gần 7.000 tỷ đồng tại SHTP. Trước đó, với niềm vui hân hoan, CNS đã từng đưa ra đề nghị UBND TP.HCM bảo lãnh vay hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân hàng để xây nhà máy. Gần 10 năm của một dự án đã kết thúc.

Trong lặng lẽ lại có niềm vui

Có thể nói như vậy về con chip tại Việt Nam trong những ngày tháng này. Dù không còn rộn rã cờ hoa như thời “tiền công nghiệp vi mạch Việt” của giai đoạn 2011 – 2018 nhưng có nhiều doanh nghiệp lặng lẽ chạy theo con chip.

Công nghiệp vi mạch Việt Nam – Lại khởi hành - San xuat chip cam bien trong phong thi nghiem cua SHTP. Anh Hoang Hung

Trong buổi tiếp đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm nhân sự kiện 30 năm thành lập hôm 16/8/2022, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel “mong muốn được tham gia vào nghiên cứu, thiết kế chip để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu”. Thông tin trên cho thấy, không chỉ nêu nguyện vọng mà Viettel còn muốn có chính sách cho các nhà làm chip. Nói là vậy nhưng theo một nguồn tin riêng, từ năm 2018, Viettel đã đầu tư 40 triệu USD xây dựng trung tâm nghiên cứu và thiết kế chip với dòng chip cao cấp chạy trên mạng 5G. Về lý thuyết trong phòng thí nghiệm, con chip 5G “chạy tốt”, hiện nhà mạng đang chạy thử dòng chip này ngoài thực tế. Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel chia sẻ: “Việc thiết kế và sản xuất chip 5G mang thương hiệu Viettel là bước đi quan trọng trong hành trình tiến tới làm chủ toàn bộ công nghệ liên quan đến 5G”.

Sau động thái của Viettel, cuối tháng 9/2022, FPT Semiconductor (trực thuộc FPT Software, FPT) làm bất ngờ dư luận khi tung thông cáo báo chí về việc thiết kế chip. Ông Trần Đăng Hòa, Phó Tổng Giám đốc FPT Software cho biết: “FPT đã có dòng chip bán dẫn tích hợp đầu tiên. Dòng chip này được thiết kế tại Việt Nam và sản xuất ở Hàn Quốc. Trong 2 năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu con chip với 7 dòng thuộc các lĩnh vực: viễn thông, IoT, chiếu sáng, xe hơi, năng lượng…”. Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ của tập đoàn FPT giải thích: “Chip có nhiều công nghệ khác nhau. Những dòng chip mà FPT Semiconductor thiết kế là những dòng chip có kích thước lớn, 7mm, theo yêu cầu của hàng trăm khách hàng. Vấn đề hiện nay là sợ không đủ sức làm”. Câu chuyện của ông Tú về chip của FPT Semiconductor đã rõ: chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Như vậy, nếu có đóng góp cho công nghiệp vi mạch Việt là tạo công ăn việc làm cho đội ngũ thiết kế chip hơn là tạo ra giá trị về nguồn IP như cách làm của ICDREC trước đây.

SHTP từng là địa chỉ mà CNS muốn xây dựng nhà máy sản xuất chip như trong đề án có giá trị gần 7.000 tỷ đồng và cũng là nơi sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản của dự án nhà thiết kế (design house) của chương trình vi mạch TPHCM giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030. Nhưng cả 2 dự án trên đều bất thành.

Công nghiệp vi mạch Việt Nam – Lại khởi hành - San xuat chip cam bien trong phong thi nghiem SHTP. Anh Hoang Hung
Sản xuất chip cảm biến trong phòng thí nghiệm SHTP. Ảnh Hoàng Hùng

Gần đây, hôm 21.10.2022, SHTP khánh thành trung tâm thiết kế vi mạch SHTP (SHTP chip design center – SCDC) và ra mắt phòng thiết kế vi mạch (chip design lab – CDL). đánh dấu giai đoạn phát triển mới của SHTP. Ông Nguyễn Anh Thi, trưởng ban quản lý SHTP cho biết: “SHTP tập trung vào thiết kế, đây là công đoạn có giá trị nhất của quá trình sản xuất vi mạch. Trong tương lai, SHTP sẽ xây dựng phòng thí nghiệm chế tạo (fablab) để tạo ra sự khác biệt”.

Theo ông Thi, trước hết, 2 mô hình SCDC và CDL sẽ thực hiện các nội dung đã ký kết với Synopsys. Cụ thể, Synopsys cung cấp các license phần mềm thiết kế, tổ chức các khóa đào tạo về thiết kế vi mạch cho giảng viên các trường viện, tổ chức các khóa đào tạo cao cấp về thiết kế vi mạch… Cùng với hai dự án là trung tâm nghiên cứu và thiết kế vi mạch bán dẫn của Microchip technology (Việt Nam) và công ty SNST và Finger Vina, ông Thi hy vọng sẽ kích thích lĩnh vực thiết kế vi mạch tại SHTP “đông vui” hơn.

Những tín hiệu phát đi, đợi hồi âm

Nhiều năm liền, từ 2018 cho tới tháng 10/2022, chẳng có ai đả động gì đến công nghiệp vi mạch Việt. Gần nhất là vào ngày 21.10.2022, cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (bộ Thông tin và Truyền thông) cùng SHTP tổ chức hội thảo với tên gọi: “Giải pháp và cơ chế chính sách phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam” như là hâm nóng công nghiệp vi mạch Việt.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, phó cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông cho biết: “Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch, bán dẫn hiện được hưởng các ưu đãi cao nhất trong ưu đãi đầu tư, thuế, tín dụng, thuê đất, thuê mặt nước…”. Nhưng làm sao thu hút các nhà sản xuất trong nước tham gia xây dựng công nghiệp vi mạch Việt như một thời, như lời ông Nghĩa, “lại chưa thấy”!

Công nghiệp vi mạch Việt Nam – Lại khởi hành - San xuat tai nha may Datalogic voi nhung con chip nuoc ngoai. Anh Minh Tu
ản xuất tại nhà máy Datalogic với những con chip nước ngoài. Ảnh Minh Tú

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia nhận định, hiện Việt Nam chưa có kế hoạch phát triển công nghiệp chip tầm quốc gia. GS.TS Đặng Lương Mô có nhiều tâm huyết với vi mạch Việt đã phân tích: “Đặc trưng của công nghiệp vi mạch là đầu tư lớn, sản phẩm có tính thị trường toàn cầu, tuổi thọ công nghệ ngắn, phải cải tiến công nghệ liên tục… Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ tài chính đặc biệt mới phát triển công nghiệp chip”. TS. Huỳnh Phú Minh Cường, phó khoa Điện – Điện tử (Đại học Bách khoa TP.HCM) nói tiếp: “Muốn phát triển công nghiệp vi mạch Việt, nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vì thiết kế 1 con chip phải mất từ 2-3 năm, chi phí lớn trong khi chưa biết đầu ra như thế nào”. Vị chuyên gia này còn đưa ra đề nghị: “Tỷ lệ góp vốn của nhà nước vào doanh nghiệp thiết kế chip chiếm từ 50-70%”.

Nhắc lại câu chuyện gỡ khó cho công nghiệp vi mạch Việt hiện tại, 6 năm trước, khi còn đương chức bộ trưởng bộ Khoa học Công nghệ, TS Nguyễn Quân nhiều lần nói: “Vi mạch là lĩnh vực đặc thù. Muốn xây dựng công nghiệp vi mạch, nhà nước phải là cổ đông lớn và là khách hàng lớn cùng với chính sách cụ thể, rõ ràng và nhất quán như nhiều quốc gia đã làm với lĩnh vực này”.

Drone Việt bay trên cánh đồng Việt

Với drone nông nghiệp – máy bay nông nghiệp không người lái, người ta bắt đầu nghĩ nhiều hơn về sự thay thế hoàn toàn sức của con người, như việc máy cày thay thế con trâu, tạo nên sự chuyển đổi giá trị cho nền nông nghiệp.

MoMo thúc đẩy lì xì online thành thói quen

Ngoài tính năng đòi lì xì, giật lì xì,… MoMo cũng “khoác áo mới” cho tính năng chuyển tiền lì xì với bộ thiệp kèm QR nhận tiền lì xì theo nhiều chủ đề sinh động, giúp người dùng trải nghiệm Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh bên người thân, bạn bè.

Nhìn lại 2022: Những sóng gió và biến động của ngành công nghệ

Nếu được hỏi năm 2022 sẽ được nhớ đến như thế nào, thì gần như ngay lập tức sẽ nhận được câu trả lời là sự biến động nhân sự lớn trên quy mô toàn cầu khi các tập đoàn công nghệ lớn quyết định sa thải hàng loạt nhân viên ở mọi vị trí sau thời gian trì trệ do đại dịch COVID-19.

CloudVerse, nền tảng quản lý multicloud toàn cầu, dịch vụ đầy tham vọng của VNG

VNG vừa ra mắt nền tảng CloudVerse, giải pháp thông minh dành cho những doanh nghiệp đang sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ điện toán đám mây, giúp tối ưu hóa các dịch vụ multicloud, tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

Tính ứng dụng cao của công nghệ 6G, lượng tử và xe điện đang mở ra những cánh cửa mới

Trong dự báo công nghệ 2023 và những năm sau đó, Keysight đã đưa ra những nghiên cứu khẳng định sự phát triển của những công nghệ dẫn đầu của điện toán đám mây, bản sao số và trí tuệ nhân tạo, 5G và 6G, điện toán lượng tử và xe điện và tự lái.

Vi xử lý Xeon Scalable thế hệ 4, các mẫu CPU và GPU thuộc dòng Max của Intel xuất hiện

Các vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ 4 là những vi xử lý bền vững nhất của Intel dành cho hệ thống trung tâm dữ liệu. Dòng vi xử lý mới của Intel cung cấp nhiều tính năng để tối ưu hóa sức mạnh và hiệu năng nhằm sử dụng các nguồn lực của CPU một cách hiệu quả.

Thanh toán Grab bằng ZaloPay

Từ nay, người dùng Grab sẽ có thể lựa chọn Ví điện tử ZaloPay để thanh toán các dịch vụ: đặt xe, đặt đồ ăn, đi chợ online và giao hàng, bên cạnh hình thức thanh toán qua Ví Moca trên ứng dụng Grab, bằng các thẻ ngân hàng đã liên kết hoặc tiền mặt như trước đây.

5 công nghệ đột phá của ngành y tế mới nhất

Một số công nghệ nổi bật được dự đoán sẽ định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe vừa được công bố những ngày đầu 2023

Sốt dịch vụ thuê người ảo AI tại Trung Quốc

Người ảo hỗ trợ AI đã và đang trở thành cơn sốt ở Trung Quốc.

Khởi động #VaccineSo, an toàn trên TikTok và cả không gian số

Tiếp nối chiến dịch #VaccineSo được triển khai lần đầu tiên vào năm 2021, chiến dịch năm nay sẽ cung cấp những tài liệu bổ ích và chuỗi video hướng dẫn an toàn được thực hiện bởi TikTok và các nhà sáng tạo nội dung nhằm nâng cao kiến thức về an toàn trên không gian mạng cho cộng đồng.