Công nghệ radar kép giúp ô tô tự lái nhìn xuyên qua sương mù

Nguyên mẫu công nghệ radar kép giúp quan sát phương tiện trong sương mù. Ảnh: @Lunamarina / Depositphotos.

Ô tô tự lái thường sử dụng cả LiDAR và radar để phát hiện chướng ngại vật trên con đường phía trước, nhưng cả hai hệ thống này đều không thể nhận dạng các phương tiện qua sương mù. Tuy nhiên, giờ đây, các kỹ sư đã phát hiện ra rằng, công nghệ radar hoàn thành tốt nhiệm vụ này nếu nó được "nhân đôi".

LiDAR là viết tắt của cụm từ “Light Detection and Ranging”, công nghệ sử dụng tia laser để đo khoảng cách và xây dựng bản đồ 3D của vật thể, bằng cách phát ra và thu nhận tia laser phản hồi lại, rồi phân tích các dữ liệu đó để cho ra kết quả mong muốn. Phạm vi được xác định bằng cách đo khoảng thời gian giữa phát xạ và kết quả phản hồi.

Công nghệ radar kép giúp ô tô tự lái nhìn xuyên qua sương mù - robot
Cả LiDAR và các hệ thống radar truyền thống đều không quan sát, nhận diện tốt hình ảnh các phương tiện bị khuất trên đường sương mù. Ảnh: @Lunamarina / Depositphotos.

Cụ thể hơn, LiDAR hoạt động bằng cách bắn ra cực nhanh các chùm tia laser (lên đến 900.000 lần / giây) vào một chủ thể, bề mặt và sau đó đo đạc thời gian để ánh sáng bật ra khỏi mục tiêu đó và quay ngược trở lại.

Thật không may, các vật cản trong không khí như sương mù, bụi, mưa hoặc tuyết sẽ hấp thụ ánh sáng được sử dụng bởi hệ thống LiDAR, khiến hệ thống cảm biến này không đáng tin cậy trong những điều kiện vận hành như vậy.

Trong khi công nghệ radar không bị ảnh hưởng xấu tới mức như vậy, nhưng nó chỉ có thể tạo ra một phần hình ảnh về những gì nó phát hiện.

Công nghệ radar kép giúp ô tô tự lái nhìn xuyên qua sương mù - robot 2 1
Ảnh: @Lunamarina / Depositphotos.

Chính vì vậy, Giáo sư Dinesh Bharadia đứng đầu một nhóm nghiên cứu tại Đại học California San Diego đã giải quyết vấn đề này, bằng cách lắp đặt hai cảm biến radar được đặt trên nắp ca-pô và cách nhau một khoảng chiều rộng trung bình của một chiếc ô tô (1,5m).

Theo các nhà nghiên cứu, việc bố trí hai cảm biến radar theo cách này là chìa khóa quan trọng, vì chúng cho phép hệ thống nhìn thấy nhiều không gian và chi tiết hơn so với một cảm biến radar đơn lẻ.  

Các radar này được tích hợp vận hành trên các bộ thuật toán đặc biệt có thể kết hợp các tín hiệu phản xạ mà chúng nhận được để tạo ra một hình ảnh tổng hợp, đồng thời lọc bỏ các tín hiệu “nhiễu” nền không liên quan.

Bộ dữ liệu thuật toán bao gồm 54.000 khung hình radar cảnh lái xe vào ban ngày và ban đêm trong điều kiện giao thông trực tiếp, và trong điều kiện sương mù mô phỏng. Và cuối cùng, hệ thống camera kép này đã được thử nghiệm thành công trong điều kiện sương mù mô phỏng.

Công việc trong tương lai sẽ bao gồm việc thu thập thêm dữ liệu trong mưa. Để làm được điều này, trước tiên nhóm sẽ cần chế tạo các lớp vỏ bảo vệ tốt hơn cho phần cứng của họ.

Chuyên gia Kshitiz Bansal cho biết: “Bằng cách đặt hai radar ở các điểm thuận lợi khác nhau với trường nhìn chồng lên nhau, chúng tôi tạo ra một vùng quan sát có độ phân giải cao, với xác suất phát hiện các vật thể hiện diện rõ trong điều kiện sương mù cao hơn rất nhiều”.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang đàm phán với Toyota, hãng này có thể kết hợp công nghệ radar kép mới nhất cùng camera quang học trên xe của mình. Cảm biến LiDAR đắt tiền đã được chứng minh là không còn hiệu quả trong điều kiện sương mù.

Theo Newatlas

Có thể bạn quan tâm
Robot nhắc người mua sắm đeo khẩu trang và xếp hàng đúng

Yêu cầu ai đó đeo khẩu trang là một điều khá tế nhị, vì vậy một cửa hàng ở Nhật Bản đã thuê một robot để đảm bảo khách hàng của họ đeo chúng trong thời gian đại dịch.

Tại sao Huawei được đối thủ “không đội trời chung” ủng hộ trong cuộc đua 5G?

Ericsson, một trong những đối thủ lớn nhất của Huawei trong cuộc đua 5G đang ra sức giúp công ty Trung Quốc thoát khỏi các lệnh cấm tại chính quê nhà Châu Âu.

FPT Techday 2020: Giải pháp số dành cho doanh nghiệp tương lai

Sự kiện FPT Techday 2020 đã trình diễn được hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ và giải pháp của FPT dựa trên nền tảng công nghệ lõi mới để doanh nghiệp số hoá hệ thống của mình một cách mượt mà liên tục không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

FPT Techday 2020: Hợp lực, hợp nhất và bức phá bằng công nghệ

Diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2020 diễn ra ngày 19/11 với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức, nhà phát triển, cộng đồng yêu thích công nghệ trên cả hai môi trường trực tiếp và trực tuyến.

Dùng chip M1 nhà trồng, MacBook Air giảm 50 USD chỉ sau vài ngày phát hành

Không lâu sau khi giảm giá bán cho các mẫu MacBook Pro và Mac mini dựa trên chip M1, Apple tiếp tục áp dụng chính sách tương tự cho MacBook Air với chip M1 vừa ra mắt.

Vietnam Open Summit 2020: Công nghệ mở, chìa khóa thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Diễn đàn Công nghệ mở Việt Nam lần thứ nhất (Vietnam Open Summit 2020) với chủ đề Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT-TT tổ chức đã được diễn ra tại Hà Nội vào chiều ngày 18/11.

Xây dựng thương hiệu Doanh nghiệp và sản phẩm Make in Vietnam

Ngày 18/11/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công Thương và UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo và Triển lãm Doanh nghiệp và sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2020. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Vibrand 2020 được tổ chức thường niên của ngành công nghệ thông tin – truyền thông.

Sony hé lộ điện thoại 5G giá rẻ đầu tiên

Điện thoại 5G của Sony hiện chỉ có trên hai mẫu flagship cao cấp nhất thuộc dòng Xperia 1 và Xperia 5. Tuy nhiên công ty Nhật Bản đang có kế hoạch đưa 5G xuống các dòng điện thoại cấp thấp hơn.

Nghi vấn Huawei ngừng hợp tác với Leica?

Nguồn tin của Android Authority vừa tiết lộ về việc hợp tác giữa Huawei và Leica đã chấm dứt.

Nhiệt kế siêu dẫn tí hon theo dõi nhiệt độ siêu lạnh của máy tính lượng tử

Nhiệt kế mới Sub-kelvin có kích thước chỉ 2,5 x 1,15 mm rất lý tưởng để tích hợp gọn vào chip và các thiết bị điện tử, máy tính lượng tử khác khi đòi hỏi phải có nhiệt độ cực lạnh.