Công nghệ deepfakes: Giả dạng giọng nói người quen để nhờ chuyển tiền

Ảnh minh họa (Nguồn Internet).

Theo “Nghiên cứu về vị trí của chúng ta trong nền kinh tế danh tiếng kỹ thuật số” do Kaspersky thực hiện, tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA), những người thuộc thế hệ X (sinh năm 1965-1980) và thế hệ Z (1997-2009) ít lo sợ về các công nghệ như công nghệ sinh trắc học, thiết bị thông minh, thiết bị robot và công nghệ deepfakes. Trong khi các thế hệ Millennials (1981-1996) và Baby Boomers (1946-1964) lại nâng cao cảnh giác hơn.

Muôn vàn sự cố trên mạng, đời thực lãnh hậu quả

Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 11/2020, 831 người dùng mạng xã hội ở ĐNA được hỏi về mức độ sợ hãi của họ đối với các xu hướng công nghệ hiện tại. Đáng chú ý, 62% những người tham gia khảo sát cảm thấy sợ công nghệ deepfake. Tỷ lệ này cao nhất trong nhóm Baby Boomers (74%) và thấp nhất ở nhóm Gen X (58%).

Công nghệ deepfakes: Giả dạng giọng nói người quen để nhờ chuyển tiền - A0pKvVYGT3vCnGtRmJdaxcKEm2Am3hVtwbKRg5m4OEohEUWos9j1ljwxTcZZ1So

Deepfakes là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra hình ảnh, âm thanh hoặc bản ghi âm giọng nói giống như của một người khác. Nhiều video deepfake đã được sử dụng cho các mục đích chính trị, cũng như để trả thù cá nhân. Công nghệ này còn được sử dụng rộng rãi trong các vụ tống tiền và lừa đảo lớn.

Điển hình là vụ việc giám đốc điều hành một công ty năng lượng của Anh bị lừa 243.000 USD khi kẻ gian dùng giọng nói Deepfake của người đứng đầu công ty mẹ yêu cầu ông này chuyển tiền khẩn cấp. Giọng nói giả giống thật đến mức vị giám đốc này đã không nghĩ tới việc kiểm tra lại và đã chuyển theo yêu cầu. Vị giám đốc điều hành chỉ bắt đầu nghi ngờ khi “sếp” của ông ta yêu cầu chuyển thêm một khoản tiền khác. Lúc này ông ta cảm thấy lo lắng thì đã quá muộn để lấy lại số tiền đã chuyển.

Ở ĐNA, những người tham gia khảo sát vẫn tỏ ra đề phòng, mặc dù ở một mức độ thấp hơn, đối với các công nghệ sinh trắc học như công nghệ sử dụng vân tay, máy quét mống mắt và nhận dạng khuôn mặt (32%), thiết bị thông minh (27%) và các công cụ robot như robot hút bụi (15%).

Người sử dụng mạng xã hội trong khu vực có lý do chính đáng để lo sợ về các công nghệ đang phát triển, vì nghiên cứu cũng chỉ ra những trải nghiệm tiêu cực của họ trên mạng. Sự cố phổ biến nhất mà hơn 30% người tham gia phỏng vấn từng gặp phải là bị chiếm đoạt tài khoản, trong đó tài khoản mạng xã hội của họ bị người khác trái phép chiếm quyền truy nhập. 29% người tham gia phỏng vấn từng bị tiết lộ thông tin bí mật.

28% người tham gia khảo sát chia sẻ rằng thiết bị của họ bị cố tình xâm nhập, 24% nói thông tin cá nhân của họ hoặc bị đánh cắp hoặc sử dụng mà không được họ đồng ý hoặc bị công khai trên mạng (23%). Những sự cố này gây ra các hậu quả đối với nạn nhân như phải nhận thư rác và quảng cáo (43%), cảm giác căng thẳng (29%), cảm thấy bối rối hoặc bị xúc phạm (17%), thiệt hại về danh tiếng (15%) và tổn thất tiền bạc (14%).

Tuy vậy cũng theo nghiên cứu, gần 20% người dùng trong khu vực ĐNA tin rằng họ không cần phần mềm bảo mật internet để bảo vệ cuộc sống trực tuyến của mình. Suy nghĩ này phổ biến nhất trong thế hệ Gen Z (17%), tiếp theo là thế hệ Millennials (16%), và 15% đối với Gen X và Baby Boomers.

Để bảo đảm an toàn khi làm việc từ xa

Trong một thời gian ngắn, đại dịch Covid-19 đã tạo ra một cuộc cách mạng làm việc từ xa, kéo theo những thách thức không gian mạng mới cho các nhóm CNTT.

Theo Kaspersky, doanh nghiệp cần tập huấn nâng cao nhận thức về không gian mạng cho nhân viên thông qua các buổi đào tạo kết hợp giữa các hình thức học trực tuyến, lớp học (thế giới ảo hoặc thực tế) và tư vấn thường xuyên qua email. Kiểm tra khả năng phát hiện ra một cuộc tấn công lừa đảo của nhân viên bằng cách gửi email lừa đảo mô phỏng. 

Tham gia Khóa học miễn phí với thời lượng 30 phút theo phương pháp học tập thích ứng của Kaspersky và Area9 Lyceum dành cho những người mới bắt đầu làm việc từ xa để giúp họ làm việc an toàn tại nhà với các bài học về cách chọn mật khẩu mạnh, tầm quan trọng của bảo vệ thiết bị điểm cuối và cập nhật phần mềm thường xuyên.

Khi mắc sai lầm, người lao động thường không biết mình đã làm gì hoặc sợ sẽ bị mất việc, họ có thể không báo cáo chính thức về sự cố vi phạm dữ liệu dẫn đến thiệt hại cho công ty. Vì vậy, cần xây dựng văn hóa tin cậy và minh bạch giữa nhân viên và đội ngũ CNTT.

Hoạt động duyệt web thông thường có thể làm vô hiệu hóa an ninh mạng, vì vậy cần truyền thông điều này tới nhân viên và khuyến khích nhân viên dùng thiết bị riêng để làm việc cá nhân – như mua sắm, truyền thông xã hội hoặc đọc tin tức.

Nếu thiết bị của các nhân viên trong tổ chức không được vá và cập nhật đầy đủ, tin tặc sẽ có nhiều cơ hội tìm thấy lỗ hổng trong hệ thống. Truy cập từ xa vào máy của nhân viên để triển khai các bản vá hoặc trợ giúp qua điện thoại. Nhưng cách tốt nhất là cài đặt giải pháp vá lỗi tự động.

Tin tặc có thể dễ dàng tìm được mật khẩu mặc định được sử dụng trong hầu hết các bộ định tuyến gia đình và xâm nhập vào hệ thống backend của mạng. Quá trình thay đổi mật khẩu này khá phức tạp nên không nhiều người sử dụng nghĩ tới việc thay đổi mật khẩu. Tuy nhiên, thay đổi mật khẩu mặc định sẽ cải thiện đáng kể khả năng phòng vệ trực tuyến cho nhân viên. Hãy hướng dẫn cách làm cho nhân viên.

Nhiều gã khổng lồ công nghệ có thể ngừng cung cấp dịch vụ ở Hồng Kông

Liên minh Internet châu Á gồm Facebook, Google, Twitter, Yahoo và nhiều gã khổng lồ công nghệ khác cho biết họ có thể ngừng cung cấp dịch vụ ở Hồng Kông nếu một luật bảo mật mới được áp dụng.

HMD tiết lộ điện thoại Nokia cao cấp với camera 108 MP sắp xuất hiện

Chiếc điện thoại cao cấp mang thương hiệu Nokia mà nhiều người dùng chờ đợi vừa được HMD xác nhận sẽ ra mắt vào ngày 11/11 năm nay.

Ra mắt laptop ThinkBook 14/15 Gen 3 nền tảng AMD, đáp ứng tác vụ nhu cầu doanh nghiệp

Lenovo vừa ra mắt thị trường bộ đôi laptop ThinkBook 14 và 15 Gen 3 sở hữu vi xử lý AMD dành cho nhu cầu xử lý công việc chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh, nằm trong tầm giá khởi điểm từ 15 triệu đồng.

OnePlus Nord CE 5G mới, cạnh tranh mạnh ở phân khúc tầm trung có 5G

OnePlus Nord CE 5G là mẫu smartphone 5G mới nhất của OnePlus, chiếc máy biểu hiện rõ chiến lược theo đuổi phân khúc tầm trung có 5G và nhiều tính năng riêng của hãng này.

Các công ty giao hàng nổi dậy chống lại Amazon vì bị áp bức quá mức

Việc hai công ty giao hàng Amazon ở Portland đóng cửa gần đây dường như là ví dụ công khai đầu tiên ở Hoa Kỳ, về việc các công ty như vậy đứng lên phản đối Amazon, vì những áp bức quá đáng.

Tỷ phú Jeff Bezos sẽ đưa người phụ nữ 82 tuổi thực hiện ước mơ bay vào vũ trụ

Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos vừa thông báo, hành khách thứ tư trên chuyến bay đầu tiên của công ty du lịch vũ trụ Blue Origin của ông sẽ là Wally Funk, một người từng tham gia Mercury 13- một chương trình tuyển dụng nữ phi hành gia vào những năm 1960.

Apple và Amazon bị điều tra phối hợp chèn ép cạnh tranh độc quyền

Ủy ban Thị trường và Cạnh tranh Quốc gia (CNMC) của Tây Ban Nha đang điều tra các hành vi chống cạnh tranh độc quyền có thể xảy ra ở Tây Ban Nha của Apple và Amazon, liên quan đến việc bán các sản phẩm điện tử trực tuyến.

9 ứng dụng Android chuyên đi đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook

Google đã loại bỏ 9 ứng dụng Android với hơn 5,8 triệu lượt tải xuống khỏi Play Store sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra chúng chứa mã độc được sử dụng để đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook của người dùng.

Cảnh báo hàng loạt hình thức lừa đảo lợi dụng mùa Covid-19 tại Việt Nam và toàn cầu

Rao bán giấy chứng nhận chích ngừa Covid-19 giả, lừa đảo tiêm chủng vaccine, mạo danh kêu gọi đóng góp mua vaccine, hay giả dạng cán bộ tới tận nhà truy vết F0 để lừa đảo… là một trong số những hình thức lừa đảo đang nổi cộm hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Qualcomm sắp có chip máy tính xách tay tốt hơn Apple M1

Qualcomm tin rằng họ có thể sản xuất một chip máy tính xách tay có thể cạnh tranh với Apple Silicon nhờ đội ngũ cựu kỹ sư của Apple hiện đang làm việc cho nhà sản xuất chip này.