Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo cho biết, bất chấp bước đột phá về chip của Huawei, Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ nhiều năm về công nghệ này.
Vào hôm 22/4, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình nghị sự 60 Minutes của Đài CBS News, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã hạ thấp bước đột phá chip vi mạch mới nhất của Huawei Technologies, cho rằng Mỹ vẫn vượt xa nhiều năm so với Trung Quốc về loại công nghệ quan trọng này.
Bà Gina Raimondo cho biết, con chip được sử dụng trong điện thoại thông minh Mate 60 Pro của công ty công nghệ Trung Quốc Huawei không tiên tiến bằng những con chip được sản xuất tại Mỹ. “Điều nó cho tôi biết là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đang có hiệu quả, vì con chip đó gần như không tốt bằng,… chậm hơn nhiều năm so với những gì chúng tôi có ở Mỹ. Chúng tôi có chất bán dẫn tinh vi nhất trên thế giới. Trung Quốc thì không”, Raimondo nói trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình 60 Minutes của Đài CBS News.
Vốn dĩ, mẫu Mate 60 Pro của Huawei, được ra mắt vào tháng 8/2023, sử dụng chip Cortex 9000s dùng công nghệ xử lý 7nm tiên tiến, và được sản xuất bởi nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC). Con chip 7nm cung cấp năng lượng cho điện thoại Mate 60 Pro của Huawei, được coi là một bước đột phá đối với Trung Quốc, vì đây là chip bán dẫn tiên tiến nhất mà nước này sản xuất cho đến nay.
Các bình luận mới của Bộ trưởng Thương mại Mỹ được đưa ra trên chương trình nghị sự “60 Minutes” của Đài CBS News cũng phù hợp với lập trường vững chắc, khi bà ấy cũng cho rằng, các hạn chế của Chính quyền Biden đối với việc bán chip cho Trung Quốc đang có hiệu quả, mặc dù một con chip tiên tiến sản xuất tại Trung Quốc đã xuất hiện trên điện thoại Huawei vào năm ngoái.
Quan điểm mới của Raimondo cũng được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đó là một cuộc chiến dường như không làm chậm được nỗ lực của Bắc Kinh, nhằm xây dựng chuỗi cung ứng chip tự cung tự cấp.
Các chuyên gia cho rằng cho đến nay, các nhà sản xuất chip Trung Quốc đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kinh ngạc, trước các lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu, và họ sẽ tiếp tục tìm cách phát triển các biện pháp khắc phục chúng trong tương lai. Những nỗ lực đó được hỗ trợ bởi Chính phủ Tập Cận Bình, nơi đang rót hàng tỷ USD vào ngành bán dẫn của Trung Quốc. Ông Tập cũng đã cam kết sẽ xây dựng khả năng tự cung cấp 70% trong lĩnh vực sản xuất chip vào năm 2025.
Trong khi đó, Huawei và nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC ( đứng sau chip 7nm đột phá vào năm ngoái) là những công ty được hưởng lợi lớn từ những nỗ lực của Bắc Kinh, họ đã nhận được hàng tỷ USD khoản tiền trợ cấp của nhà nước. Điều đó có nghĩa các công ty này đã sản xuất hàng loạt chip bán dẫn 7nm sử dụng công nghệ sản xuất chip cũ, bất chấp năng suất thấp và chi phí cao.
Huawei vẫn là biểu tượng của cuộc chiến công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau khi Washington thêm họ vào cái gọi là danh sách thực thể bị cấm vào năm 2019, trong bối cảnh lo ngại họ có thể do thám người Mỹ, các nhà cung cấp tại Mỹ của Huawei đã buộc phải tìm kiếm giấy phép khó xin để vận chuyển, trong đó có Intel, họ đã nhận được giấy phép trị giá hàng tỷ USD để tiếp tục bán hàng cho Huawei.
Tuy nhiên, tiết lộ mới của Huawei về máy tính xách tay hỗ trợ AI đầu tiên được trang bị chip Core Ultra 9 mới của Intel trong tháng này đã làm dấy lên sự tức giận trong những người theo đường lối cứng rắn của Đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, tuần trước Huawei đã trình làng một loạt điện thoại cao cấp mới – Pura 70. Các nhà phân tích kỳ vọng, những chiếc điện thoại thông minh này sẽ có chip tiên tiến được sản xuất trong nước giống như thiết bị tiền nhiệm Mate 60.
Gần đây, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã giám sát việc phân bổ Đạo luật Khoa học và Chips trị giá gần 53 tỷ USD của Chính quyền Biden, nhằm xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa của Mỹ và cạnh tranh với các đối thủ như Trung Quốc.
Trong những tuần gần đây, hàng tỷ USD tiền tài trợ và khoản vay đã được dành cho các nhà sản xuất chip lớn như Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), Samsung Electronics, Micron Technology, tất cả đều đã và đang tăng năng lực sản xuất ở Mỹ. Raimondo nói với Đài CNBC vào đầu tháng này rằng, tất cả số tiền tài trợ được phân bổ cho Đạo luật Khoa học và Chips sẽ được gửi đi vào cuối năm nay.
Mừng dịp lễ 30/4-1/5 và kỳ nghỉ kéo dài 05 ngày, Viettel ra mắt gói cước data roaming không giới hạn tới 20 quốc gia lớn với chi phí 50.000 đồng/ngày.
Công ty TikTok sẽ đưa ra tòa, nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật yêu cầu công ty mẹ ở Trung Quốc, ByteDance thoái vốn khỏi ứng dụng này.
Bằng cách cam kết triển khai các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có đạo đức và quản lý nó nghiêm ngặt, các doanh nghiệp từ đó có thể sẵn sàng khai thác tiềm năng to lớn của AI. Cách tiếp cận này bảo vệ khỏi những cạm bẫy tiềm ẩn, và tăng cường tạo ra giá trị các lâu dài.
Đối mặt với kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất – chế tạo nhanh chóng xác định những bài toán tồn đọng nội tại gây ra nhiều khó khăn trong vận hành – quản trị. Liệu có tồn tại một giải pháp nào vừa có thể tối ưu việc lưu trữ và khai thác dữ liệu từ bản vẽ, vừa tránh thất thoát thông tin – tri thức từ biến động nhân sự?
Qualcomm Technologies và Meta vừa công bố sự hợp tác nhằm tối ưu hóa việc ứng dụng các mô hình ngôn ngữ lớn Meta Llama 3 (LLMs) trực tiếp trên điện thoại thông minh, máy tính, kính VR/AR, xe hơi và các thiết bị khác.
Siemens Digital Industries Software vừa công bố hợp tác với Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) bồi dưỡng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã nói về chiếc máy ảnh nhanh nhất thế giới có thể thu được hình ảnh với tốc độ 156.000 tỷ khung hình/giây (fps), biến nó trở thành công cụ rất hữu ích cho khoa học.
CEO Apple Tim Cook cho biết, ông sẽ xem xét hoạt động sản xuất tại Indonesia, sau chuyến công du tại Việt Nam gần đây.
Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới (21/4), Hội tin học TP.HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đã phối hợp tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day. Các chuyên gia tham gia chương trình nhận định, Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo sôi động nhất khu vực và chính các công nghệ mới như Blockchain, AI, IoT… đang thổi làn gió mới vào sự chuyển động tích cực này.
Một số công ty công nghệ lớn của Mỹ như Microsoft, OpenAI, Google đã và đang tìm cách liên minh phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nhằm tìm kiếm một chỗ đứng hàng đầu trong ngành.