Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tàn khốc đối với thế giới ở nhiều phương diện, lĩnh vực thậm chí cả tính mạng con người.
Trên toàn cầu, chúng ta thấy đại dịch Covid-19 đã đẩy các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu chịu sức nặng lên đến mức đỉnh điểm, khiến các nhà nghiên cứu “bứt tốc” tìm kiếm các giải pháp không chỉ chống lại loại virus này, mà còn phải nghĩ tới việc tìm ra các giải pháp khác để đối phó với các đại dịch tương lai có thể xuất hiện tương tự bất cứ lúc nào.
Việc chuẩn bị như vậy sẽ đòi sự tiếp cận hợp tác và phối hợp nhịp nhàng từ các chính trị gia, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới, các công ty y tế, và việc phải sử dụng công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) có thể là trọng tâm của kế hoạch này.
Trong một bài đăng mới nhất, cô Nicole Junkermann (là một doanh nhân người Đức và nhà đầu tư quốc tế, đồng thời là người sáng lập NJF Holdings – một công ty đầu tư quốc tế với lợi ích đầu tư mạo hiểm, cổ phần tư nhân và bất động sản) chia sẻ: “Tôi đã sớm đầu tư vào cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và công nghệ sinh học, đặc biệt tập trung vào các công ty công nghệ đang tìm cách tận dụng những tiến bộ mới nhất trong AI để tạo ra những đột phá cần thiết trong các lĩnh vực của họ. Tôi đã may mắn được tận mắt chứng kiến cách AI được áp dụng đúng cách, nhờ sự hợp tác với các nhà khoa học và tổ chức hàng đầu. Điều này có thể đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tương lai của việc kiểm soát dịch bệnh”.
Hiện từ công tác chăm sóc, dự đoán đến kiểm tra sức khỏe chính xác, hay chế tạo vắc-xin sinh học, nhiều bác sĩ và bệnh viện trên toàn thế giới đã và đang bắt đầu sử dụng AI với tư cách là công cụ hỗ trợ. AI ngày càng trở nên tinh vi và đạt hiệu quả cao. Chính vì thế mà làn sóng đầu tư vào các nghiên cứu AI mới sau Covid-19 có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kế hoạch này.
Đồng thời trên thế giới, các công ty công nghệ, trường đại học và các nhà nghiên cứu đang thúc đẩy áp dụng công nghệ AI vào ứng phó với đại dịch Covid-19, và công việc này sẽ giúp nhân loại chuẩn bị tốt cho các đợt bùng phát dịch bệnh tương tự trong tương lai.
Ví dụ, Microsoft gần đây đã khẳng định lại sự hỗ trợ của mình đối với Viện chuyển đổi kỹ thuật số C3.AI, được đồng quản lý và tổ chức bởi Đại học California, Berkeley và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign. Viện nghiên cứu này ra đời nhằm mục đích tập hợp các nhà khoa học, học giả và các công ty tư nhân để khám phá các kỹ thuật AI nhằm giảm thiểu sự lây lan của Covid-19.
Nhưng có một lưu ý hết sức thận trọng mà mọi người nên nhớ, mặc dù những lợi ích tiềm năng mà AI mang lại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hay đối phó đại dịch tương lai là vô cùng lớn, nhưng chúng ta phải thận trọng, đặc biệt là về tính bảo mật dữ liệu của bệnh nhân.
Thật không may, ở nhiều quốc gia đã xảy ra vấn nạn về việc bán dữ liệu chăm sóc sức khỏe bất hợp pháp và phi đạo đức trong ngành y tế, dược phẩm. Bởi quyền riêng tư, ẩn danh và quyền kiểm soát bệnh nhân trong hệ thống dữ liệu y tế phải được tôn trọng, bảo mật, và là tiêu chuẩn đạo đức y tế bắt buộc, dù AI có tiến bộ đến cỡ nào.
Các Chính phủ và các chuyên gia quản lý phải làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng các khuôn khổ và biện pháp bảo vệ dữ liệu y tế thích hợp luôn được áp dụng, kiểm soát chặt chẽ trong tiến trình áp dụng AI vào đó, nhằm đảm bảo các giá trị đạo đức của chúng ta không bị tổn hại.
Chúng ta phải học tất cả các bài học có thể từ cuộc chiến chống lại Covid-19 để bảo vệ thế giới của chúng ta tốt hơn trong tương lai, đặc biệt là cách công nghệ AI có thể được áp dụng một cách chính xác và phù hợp với quy chuẩn đạo đức đối với dữ liệu y tế của bệnh nhân.
Bmmagazine
Tài khoản Zalo 1022 Đà Nẵng thiết lập phím chức năng COVID-19, tích hợp tính năng tra cứu thông tin dịch tễ, hành trình di chuyển của những ca mắc virus SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Samsung Family Hub không chỉ là trung tâm điều khiển cho ngôi nhà thông minh (smart home) mà còn là trung tâm giải trí đa phương tiện, trung tâm kết nối các thành viên trong gia đình. Máy vừa được Samsung chính thức bán thị trường Việt với nhiều ưu đãi.
Không chỉ có không gian giải trí hiện đại với Smart TV 4K, ngôi nhà Samsung còn rất tiện dụng và thông minh với bộ sưu tập thiết bị gia dụng Samsung Elite mới nhất.
Từ nay đến hết ngày 31/08/2020. Người dùng sau khi tải miễn phí ứng dụng Pulse, đăng ký tài khoản thành công và hoàn thành bài “Đánh giá toàn diện” 15 phút sẽ được các bác sĩ tư vấn sức khỏe riêng, miễn phí.
Sau thời gian cũng cấp miễn phí myViewBoard cho các trường học trên toàn cầu từ tháng 3/2020 để chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19, ViewSonic tiếp tục cung cấp miễn phí gói dịch vụ myViewBoard Entity cho tất cả cơ sở giáo dục thường xuyên.
Nuôi tôm ở nước ta là một nghề đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ nếu trúng thì trúng đậm còn thua thì thua trắng, nhất là nuôi kiểu truyền thống. Dần dần, người ta rút kinh nghiệm, cải tiến, áp dụng nguyên lý tuần hoàn và thu được kết quả khá hơn. Gần đây, sự góp mặt của công nghệ số giúp hiểu ra nhiều chuyện mà trước kia không hình dung được vì thiếu thông tin. Nuôi tôm kiểu công nghệ số đạt tới đỉnh cao của nghề nhưng không đơn giản và không phải ai cũng làm được.
Ngày 15/7, Xiaomi chính thức ra mắt các sản phẩm trong hệ sinh thái AioT của hãng tại một sự kiện diễn ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
Ngày 10/7, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan chính thức ra mắt ứng dụng Go!Bus trên hai hệ điều hành di động Android và iOS.
Bốn thành viên trẻ đến từ khoa Quản Lý Công Nghiệp, khoa Khoa Học Máy Tính trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã xuất sắc góp mặt trong top 10 cuộc thi Solution Challenge 2020 trên toàn thế giới.
Thông qua ứng dụng di động, gương thông minh MIRROR hiển thị mọi thông tin về chỉ số cơ thể, các động tác tập gym để người dùng có thể theo dõi, luyện tập mỗi ngày ngay tại nhà.