Công nghệ 4.0 không thể chạy trong bộ máy quan liêu 1.0!

Với đô thị như TP.HCM, việc xây dựng Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay đang đứng trước khó khăn về nguồn nhân lực, tinh thần chia sẻ hợp tác, thay đổi tư duy và cần các hành lang ưu tiên nằm ngoài những cách làm thông thường đang có.

Sáng 25/9, UBND TPHCM và Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI – Khuyến cáo cho TP HCM”. Theo các chuyên gia, dữ liệu đang soán ngôi dầu mỏ để trở thành nhiên liệu chính cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

Gắn kết nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà đầu tư

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, là một đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, khoa học – giáo dục lớn của cả nước, TP.HCM đã có rất những nỗ lực và cố gắng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ nói chung và AI vào đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên kết quả thực hiện vẫn còn khiêm tốn so với nhiều đô thị trên thế giới. Một trong những điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là nguồn nhân lực vẫn chưa sẵn sàng để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.

“Nhiều vấn đề sẽ cần phải đặt ra một cách thấu đáo bao gồm mô hình và mức độ ứng dụng AI vì nó liên quan đến cơ chế chính sách và các đặc thù của TP. Việc phát triển AI cần 4 bên tham gia là nhà nước, nhà khoa học, Doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư. Sự liên kết 4 bên này đặc biệt quan trọng trong  bối cảnh TP HCM có đến 98% các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ. Bên cạnh đó, sự hấp dẫn với các doanh nghiệp, tổ chức tài chính lớn tham gia cũng như sự sẵn sàng của TP về cơ chế chính sách và nguồn nhân lực đang cần những giải pháp hiệu quả” – ông Phong đặt vấn đề.

Công nghệ 4.0 không thể chạy trong bộ máy quan liêu 1.0! - 214
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM  

Trong khi đó, theo ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, để phát triển AI, TP cần đặt ra các kỳ vọng rõ ràng và thực tế, phải thiết lập các hành lang ưu tiên nằm ngoài các cách làm thông thường để có những chuyển biến thực sự. AI thực hiện 2 điều cơ bản là tự động hóa và  hỗ trợ quá trình ra quyết định của con người. Để thành công Việt Nam không thể chỉ đơn giản là tự động hóa thông thường.

“Vấn đề đặt ra là các khung pháp lý ở trung ương và địa phương sẽ phải cải tiến để có thể hòa vào xu thế ứng dụng công nghệ. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động chính phủ, số hóa và AI cần tránh việc đơn thuần chỉ cố gắng tự động hóa các quy trình thủ tục hiện tại. Quá trình số hóa thành công thể hiện ở việc chúng ta thay đổi tư duy, tinh giản quy trình. Nói một cách khác, cuộc CMCN 4.0 không thể vận hành trong một bộ máy quan liêu ở cấp độ 1.0” – ông Ousmane thẳng thắn nói.

Cần có thói quen tích lũy và tinh thần chia sẻ dữ liệu

Ông Ousmane Dione cũng cho rằng, thách thức của TPHCM rất lớn, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, khu vực tư nhân, các viện nghiên cứu, trường học cùng phối hợp. Ứng dụng AI sẽ giúp chuyển đổi năng lực ủa TPHCM, giúp đưa ra các quyết định tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng DN năng động và sáng tạo. Để TPHCM trở thành điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực công nghệ số, trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, TP phải đáng sống hơn với nhân tài để họ đến sống và làm việc.

Công nghệ 4.0 không thể chạy trong bộ máy quan liêu 1.0! - 33
Ông Ousmane Dione giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam  

Theo đó, các doanh nghiệp cần những cơ hội để tiếp cận các nguồn vốn, các nguồn dữ liệu để đề ra các giải pháp. AI mô phỏng cách thức hoạt động của bộ não con người. AI đòi hỏi một nguồn dữ liệu đầy đủ. Hiện nay dữ liệu đã thay thế vị thế của dầu mỏ để là nguồn nhiên liệu chính cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, trở thành tài sản quan trọng nhất trong xã hội hiện đại ngày nay. Hệ thống dữ liệu có thể đến từ các hệ thống của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng cũng từ các nguồn đa dạng như các hệ thống cảm biến, điện thoại thông minh, vệ tinh… Nhưng khối lượng đồ sộ dữ liệu sẽ chẳng giúp ích gì nếu không ai có thể truy cập được nó để chắt lọc các thông tin cần thiết. Thách thức của TP HCM là làm sao để AI có thể truy cập thông tin từ các nguồn quốc tế, quốc gia và địa phương.

“Giống như xe cộ, máy móc cần xăng dầu để hoạt động, máy tính và AI cần dữ liệu để vận hành. Bộ não con người cần thông tin để suy nghĩ, AI cần dữ liệu để hoạt động. Thách thức lớn nhất vẫn là con người và tổ chức. Nếu chúng ta không có con người và tổ chức quyết tâm, chúng ta không thể đi nhanh được. Thực tế cho thấy, mặc dù các chính phủ vẫn nỗ lực để tích hợp dữ liệu nhưng thường các nguồn tài nguyên thông tin vẫn bị mất hoặc phân tán khắp nơi” – ông Ousmane Dione đánh giá.

Theo ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, thay vì trước đây các phần mềm lập trình cố định, thì nay máy móc mỗi ngày một thông minh hơn. Phải tích lũy dữ liệu, số hóa mạnh mẽ thì mới có AI tốt nhất. Đây là một điểm yếu lớn ở Việt Nam vì thực tế nhiều DN, ngành nghề ở Việt Nam không có thói quen tích lũy dữ liệu hàng ngày như hành vi của người quản lý cho đến dữ liệu điều hành của những người vận hành… trong khi tất cả chúng đều là đầu vào quan trọng giúp cho các hệ thống AI mỗi ngày một thông minh hơn. Bộ KHCN đang nghiên cứu triển khai các chương trình phát triển để qua đó từng người dân, từng DN cùng nhau chia sẻ dữ liệu cho AI.

“Việt Nam có nhiều thách thức hơn là thuận lợi, vì đến nay vẫn chưa có Big Data, chưa có nguồn nhân lực và chưa có hạ tầng tính toán đủ mạnh cho AI. Hơn tất cả việc phát triển AI cần một điều mà chúng ta rất thiếu chính là tinh thần chia sẻ. Làm AI mà lại không chia sẻ dữ liệu với nhau, các cơ quan nhà nước không chia sẻ cho nhau, không chia sẻ cho DN, hoặc chính các DN cũng không chia sẻ dữ liệu cho nhau thì sẽ rất khó khăn. Ví dụ hiện nay ở VN đang có khoảng 50 DN và 10 trường Đại học cũng đang làm dữ liệu về tiếng nói. Ai cũng phải bỏ công rất nhiều đi thu thập dữ liệu nhưng không ai có thể có một bộ dữ liệu đủ lớn để phát triển một hệ thống kiểu như Google. Nếu chúng ta hợp lại, chia sẻ cho nhau thì chúng ta sẽ có cơ hội tạp ra những sản phẩm tốt hơn rất nhiều” – ông Duy đề xuất.

Công nghệ 4.0 không thể chạy trong bộ máy quan liêu 1.0! - A2

Phải làm chủ công nghệ, không nên chỉ thụ động tiếp nhận

Dẫn chứng Báo cáo về tương lai nền kinh tế số ở VN do Bộ KHCN thực hiện, ông Duy chỉ ra 4 kịch bản phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Kịch bản thấp nhất là khi Việt Nam không chủ động ứng dụng công nghệ số cũng như không đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ số. Kịch bản thứ 2 là “xuất khẩu số” khi chỉ tập trung vào phát triển công nghệ để xuất khẩu như một loạt các DN phần mềm đang gia công cho nước ngoài hiện nay. Kịch bản “tiêu dùng số” là khi  Việt Nam nhập từ nước ngoài và ứng dụng rất nhiều sản phẩm công nghệ, AI vào các DN, chính phủ nhưng lại không chủ động nghiên cứu phát triển. Kịch bản tốt nhất là “chuyển đổi số” khi vừa bao gồm đẩy mạnh ứng dụng cũng như làm chủ công nghệ.

“Theo đó, dự báo với kịch bản chuyển đổi số, nền kinh tế số sẽ đóng góp cho tăng trưởng thêm 1,3% GDP. Trong khi kịch bản truyền thống chỉ đóng góp thêm 0,3% GDP. Kể cả hai kịch bản xuất khẩu số và tiêu dùng số cũng chỉ đóng góp 0,39 và 0,7 %. Như vậy đây là một cảnh báo nếu chúng ta chỉ tiếp cận công nghệ số thuần túy, nếu chúng ta chỉ nhập khẩu thuần túy để đưa TP thông minh hơn nhưng lại không đào tạo nhân lực và nghiên cứu làm chủ công nghệ thì kết quả chúng ta nhận được cũng không cao như kỳ vọng.” – ông Duy cho biết.  

HMD tiếp tục hồi sinh điện thoại nắp gập và nồi đồng huyền thoại của Nokia

Bên cạnh dòng smartphone Nokia 7.2, tại sự kiện ra mắt sản phẩm mới diễn ra vào hôm qua 23/9, HMD Global tiếp tục “hồi sinh” thêm hai huyền thoại của thương hiệu Nokia là điện thoại nắp gập Nokia 2720 Flip và điện thoại quân đội Nokia 800 Tough.

Gần 50.000 lượt người đến tham dự Sony Show 2019 dù trời mưa

Sự kiện công nghệ Sony Show 2019 “Hello Future – Chạm đến tương lai” của Sony đã diễn ra thành công xuyên suốt 3 ngày cuối tuần vừa qua tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên TP.HCM. Dù thời tiết không thuận lợi với những cơn mưa bất chợt, nhưng Sony vẫn ghi nhận gần 50.000 lượt người đến tham dự.

Bé gái tử vong vì bắt chước clip của “Thánh ăn văn phòng”

Sau khi thực hiện theo video hướng dẫn của thánh ăn văn phòng Mis Yeah, một bé gái đã tử vong do bị bỏng nặng và một bé gái phải phẩu thuật thẩm mỹ sau tai nạn. Chủ nhân của kênh Youtube đã từ chối trách nhiệm pháp lý nhưng vẫn bồi thường cho nạn nhân.

Samsung tung quảng cáo đá xoáy vào nỗi đau của Huawei

Samsung đã nhanh chóng tận dụng các lợi thế có sẵn để nhắm vào sự thiếu sót hết sức quan trọng trên Huawei Mate 30 trong quảng cáo Galaxy Note10 mới đây.

Trên tay iPhone 11 đầu tiên về Việt Nam trong ngày mở bán

Trong sự kiện Techoffline của hệ thống Di Động Việt, nhiều người đã được trải nghiệm những chiếc iPhone 11 đầu tiên tại Việt Nam trong đó có phiên bản iPhone 11 Pro Max 521 hot nhất hiện nay.

Sóng di động 5G chính thức có mặt tại TP.HCM

Hôm nay 21/9, sau hơn 3 tháng thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên nền tảng 5G, Viettel chính thức công bố phát sóng mạng 5G ở quy mô thử nghiệm tại TP.HCM, cho phép người dân được trực tiếp trải nghiệm công nghệ 5G.

Gmobile thường xuyên mất sóng: cần lời giải thích từ nhà mạng này!

Thời gian gần đây, Thế Giới Số đã nhận nhiều ý kiến của người dân sử dụng mạng di động Gmobile phản ánh việc thường xuyên bị mất sóng, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, điều bức xúc hơn là nhà mạng này đã không giải thích hay xin lỗi khách hàng, thậm chí mất hút luôn kênh liên lạc, người dùng không biết gọi thế nào!

Mãn nhãn khám phá loạt sản phẩm tại Sony Show 2019

Đánh dấu 25 năm có mặt tại Việt Nam, Sony Show 2019 năm nay vì thế là triển lãm hoành tráng nhất, diễn ra từ 20-22/9 tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM. Không chỉ trưng bày loạt sản phẩm tivi, máy ảnh, điện thoại, thiết bị âm thanh đỉnh cao, chú chó robot của hãng, sự kiện còn có nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị dành cho khách tham quan.

Người dân TP.HCM được trải nghiệm miễn phí tốc độ 5G từ ngày mai

Hôm nay 19/9, Viettel công bố đã hoàn thành việc phủ sóng 5G tại Phường 12, Quận 10, TP.HCM, đồng thời cho phép người dùng được trải nghiệm miễn phí một số ứng dụng trên nền tảng công nghệ 5G lần đầu tiên tại Việt Nam.

Huawei Mate 30 Pro: camera đỉnh, 5G, nhưng không có ứng dụng Google

Vào lúc 19h30 tối nay 19/9, sau một thời gian dài xuất hiện dưới dạng rò rỉ, Huawei đã trình làng “quái thú” Mate 30 Pro trong sự kiện diễn ra ở Munich, Đức. Cũng không quá bất ngờ khi dòng điện thoại này đúng là đã không có ứng dụng Google vì chịu ảnh hưởng lệnh cấm của Mỹ.