Biên tập viên tạp chí khoa học viễn tưởng Clarkesworld cho biết, nhóm của anh ấy đã phải vật lộn để xem xét khối lượng bài báo khổng lồ do AI tạo ra gửi về. Neil Clarke cho biết, ấn phẩm này đã phải tạm thời đóng cửa hình thức gửi bài.
Tạp chí khoa học viễn tưởng Clarkesworld đang đối phó với những bài viết do AI tạo ra
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã thống trị các tiêu đề báo chí trong những tháng gần đây, đặc biệt kể từ khi ra mắt công cụ ChatGPT vào tháng 11 năm ngoái. Chatbot AI này có thể trả lời nhiều loại câu hỏi, đồng thời tạo ra những bài thơ, câu chuyện, bài báo độc đáo với tốc độ cực nhanh.
Tuy nhiên, nhân viên tại một ấn phẩm khoa học viễn tưởng gần đây cho biết, các công cụ mới do AI cung cấp đang khiến công việc của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vào ngày 22/7, Neil Clarke, một biên tập viên và là nhà xuất bản của tạp chí Clarkesworld, nói với Đài CNN rằng, nhiều người đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để viết các bài báo nhưng lại có chất lượng kém và gửi chúng đến ấn phẩm Clarkesworld để xem xét.
Neil Clarke nói: “Chúng thực sự là một trong những bài viết tồi tệ nhất mà chúng tôi từng xem”, khi Clarke nói về hàng trăm mẫu bài viết do AI sản xuất, mà anh và nhóm của mình hiện phải phân tích kiểm duyệt thủ công.
“Nó gần như làm tăng gấp đôi khối lượng công việc của chúng tôi”, anh ấy nói thêm. Và Neil Clarke cũng mô tả các công cụ AI mới nhất là cái gai đối với đội ngũ của anh ấy trong vài tháng qua. Bởi họ đã phải vật lộn để xem xét kiểm duyệt luồng nội dung do AI tạo ra có vấn đề về tính chuẩn xác và nội dung xấu.
Có một sự trỗi dậy của văn hóa trực tuyến hối hả
Neil Clarke nói: “Hầu hết chủ nhân những bài viết đó đến với chúng tôi đều không đến từ cộng đồng khoa học viễn tưởng thực sự. Họ đến từ những người chuyên theo dõi các blog khoa học viễn tưởng bên lề khác nhau, hoặc từ các kênh YouTube hoặc TikTok, và họ chỉ đang dùng AI để tạo ra bài viết và gửi nó đi với hy vọng kiếm được tiền nhanh chóng”.
“Có một sự trỗi dậy của văn hóa trực tuyến hối hả. Và có một số vấn đề pháp lý và đạo đức quan trọng xung quanh công nghệ AI này, mà chúng tôi chưa sẵn sàng chấp nhận”, Neil Clarke khẳng định.
Clarke cho biết, tạp chí không tiết lộ rõ phương pháp mà họ đang sử dụng để xác định các bài viết do AI tạo ra, vì tạp chí không muốn để mọi người bắt bài rồi đánh lừa hệ thống, nhưng anh ấy cho biết chất lượng bài viết gửi về rất kém.
Gần đây, chủ nhân của một số phần mềm tuyên bố có thể phát hiện khi nội dung gửi bị ăn cắp ý tưởng, hoặc khi nội dung đó được tạo bởi các công cụ như ChatGPT. Nhưng Clarke đã không tìm thấy những chương trình tốn kém này mang lại hiệu quả chính xác thực sự. Tương tự, chuyên gia Kyle Wiggers của tờ TechCrunch đã thử nghiệm bảy công cụ dò tìm văn bản AI khác nhau, nhận thấy rằng không có công cụ nào đặc biệt hiệu quả.
Vốn dĩ, các công cụ AI đã được khen ngợi về khả năng tạo văn bản giống con người viết, và thường được một số trang báo coi là một cách để cải thiện năng suất và tiết kiệm chi phí. Nhưng việc sử dụng ngày càng nhiều hình thức này đã khiến Clarke phải đau đầu. Anh ấy đã nói với CNN rằng, ấn phẩm của anh ấy đã phải tạm thời đóng biểu mẫu gửi bài để đối phó với một lượng lớn các bài gửi về.
Gần đây, nhiều công ty đã chuyển sang kết hợp công nghệ này vào quy trình làm việc hàng ngày. Ví dụ, AT&T đang sử dụng công cụ dựa trên ChatGPT để hỗ trợ các lập trình viên và nhà phát triển phần mềm trong công việc của họ, cũng như dịch tài liệu của khách hàng và nhân viên.
Đối với các công việc liên quan đến viết báo, các công cụ này có thể tạo ra bài viết được viết tương đối tốt, với tốc độ nhanh nhưng nó cũng được coi là mối đe dọa tiềm tàng. Đối với lĩnh vực báo chí, một số người tin rằng, AI là mối đe dọa tiềm ẩn đối với các phóng viên và biên tập viên, nhưng những người khác tin rằng nó có thể được sử dụng như một công cụ để giúp đỡ họ.
Tuy nhiên, các nội dung do AI cung cấp có nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm xu hướng bịa đặt thông tin, hoặc bị ảo giác về sự thật. Điển hình là ấn phẩm công nghệ CNET đã buộc phải đưa ra một loạt đính chính trên một số bài báo, sau khi các lỗi được phát hiện trong các bài báo do AI tạo ra.
Tác động dài hạn của AI không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc giống nhau giữa các ngành và thị trường
Kể từ khi công cụ ChatGPT ra mắt vào cuối năm ngoái, nhiều nhân vật nổi bật nhất của thế giới công nghệ đã vẽ nên thế giới màu hồng về cách AI có tiềm năng giúp tăng năng suất, giúp tất cả chúng ta làm việc ít hơn và tạo ra những công việc mới và tốt hơn trong tương lai.
“Trong vài năm tới, tác động chính của AI đối với công việc sẽ là giúp mọi người thực hiện công việc của họ hiệu quả hơn”, đồng sáng lập Microsoft Bill Gates cho biết trong một bài đăng trên blog gần đây.
Nhưng như thường thấy với công nghệ, tác động dài hạn của AI không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc giống nhau giữa các ngành và thị trường. Con đường dẫn đến một điều không tưởng về công nghệ AI sẽ gập ghềnh, và đầy những hậu quả không lường trước được, bao gồm các trích dẫn tòa án giả mạo được đệ trình, dù được cho là hỗ trợ các luật sư, hay một ấn phẩm báo chí dễ bị chôn vùi dưới những gì không thực tế, chuẩn xác do công nghệ máy tính tự động tạo ra như kiểu của ChatGPT.
AI có thể cải thiện một số khía cạnh của chất lượng công việc, nhưng vẫn có sự đánh đổi
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts đã phát hiện ra rằng, việc truy cập vào ChatGPT giúp tăng năng suất cho những người lao động được giao các nhiệm vụ như viết thư xin việc, email và phân tích lợi ích chi phí.
“Tôi nghĩ những gì chúng tôi cho thấy là loại công nghệ này có những ứng dụng quan trọng trong công việc văn phòng. Đó là một công nghệ hữu ích. Nhưng vẫn còn quá sớm để nói liệu nó sẽ tốt hay xấu, hoặc chính xác là nó sẽ khiến xã hội bị điều chỉnh như thế nào”, Shakked Noy, tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
Còn Mathias Cormann, tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development, viết tắt là OECD)
cho biết, tổ chức liên chính phủ đã phát hiện ra rằng, công nghệ AI có thể cải thiện một số khía cạnh của chất lượng công việc, nhưng vẫn có sự đánh đổi đi kèm.
Theo Businessinsider/CNN/Techcrunch/Npr
Với chương trình học bổng vừa được Trung tâm Đào tạo Nghề Kỹ thuật Công nghiệp Bosch (Bosch TGA Việt Nam) công bố dành cho học sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, các học viên không chỉ được miễn học phí hoàn toàn mà còn được nhận phụ cấp trong suốt 3,5 năm học.
realme vừa xác nhận Việt Nam sẽ là thị trường đầu tiên chào sân realme 11 – thành viên mới nhất thuộc realme 11 series vào ngày 31/7/2023.
Quy tắc hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip của Nhật Bản sang Trung Quốc vừa chính thức có hiệu lực vào hôm 23/7.
Apple được cho là đang phát triển một MacBook Pro màn hình gập, nhưng hiện trạng của công nghệ màn hình gập đang cản bước kế hoạch này của công ty.
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được sử dụng để hack và lan truyền thông tin sai lệch, cũng như lừa đảo trên mạng. Điều này khiến các chuyên gia an ninh mạng gặp khó khăn hơn trong việc bảo vệ các tổ chức của họ.
Elon Musk cho biết ông đang tìm cách thay đổi logo của Twitter khi viết trên trang cá nhân rằng: “Và chúng ta sẽ sớm chào tạm biệt thương hiệu Twitter và dần dần là tất cả các loài chim”.
Sau 2 năm vắng mặt ở thị trường Việt Nam, thương hiệu điện thoại Honor đã quay trở lại với loạt sản phẩm Honor X-series, nhấn mạnh đến cấu hình, thiết kế tốt trong mức giá dễ tiếp cận.
Theo Data.ai, tính đến hết Quý II/2023, Zing MP3 vẫn đang là ứng dụng nghe nhạc miễn phí có số lượng người dùng thường xuyên hàng đầu, được tìm kiếm và tải về nhiều nhất trên nền tảng iOS cùng Android tại thị trường Việt Nam.
Báo cáo mới nhất từ nhà phân tích Wamsi Mohan đến từ Bank of America cho biết dòng iPhone 15 có thể bị trì hoãn trong vài tuần.
Giá của YouTube Premium đã tăng lên 13,99 USD/tháng tại Mỹ, tăng 2 USD so với giá trước đây. Thông tin này được ghi nhạn bởi 9to5Google và lấy từ trang đăng ký dịch vụ của Google.