Các cơ quan thẩm định độc lập với ứng dụng PC-Covid đều thống nhất rằng PC-Covid hoàn toàn không khai thác vị trí, tuân thủ các quy định của pháp luật và tuyệt đối không khai thác thông tin SMS, OTT của người dùng.
Trước băn khoăn của nhiều người dùng về các yêu cầu quyền truy cập của ứng dụng PC-Covid, ngày 6/10, Trung tâm công nghệ đã phối hợp với Cục An toàn thông tin mời Cục A05, Bộ Tư lệnh 86 và VNISA tham gia kiểm tra, đánh giá độc lập về các quyền mã nguồn của ứng dụng PC-Covid.
Kết quả đánh giá mã nguồn chưa phát hiện ứng dụng PC-Covid thu thập thông tin người dùng ngoài phạm vi thực hiện các chức năng phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Theo đại diện đơn vị tham gia đánh giá, Đại tá Nguyễn Trọng Thái, Trưởng phòng An toàn thông tin, Bộ Tư lệnh 86, PC-Covid được phát triển theo một tiêu chuẩn tốt, đã được Google và Apple duyệt đưa lên kho ứng dụng.
Bốn quyền truy cập mà ứng dụng PC-Covid yêu cầu đều phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Trong đó, quyền sử dụng Bluetooth để PC-Covid ghi nhận tiếp xúc gần bằng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (BLE). Người dùng có thể chọn có hoặc không dùng chức năng “Ghi nhận tiếp xúc gần”.
Về quyền truy cập thông báo trên điện thoại cài hệ điều hành Android, theo phân tích của đại diện Cục An toàn thông tin, các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android có thể bị dừng hoạt động vì nhiều lý do, PC-Covid cũng không ngoại lệ. Để khắc phục vấn đề trên, PC-Covid phiên bản Android cần được cấp quyền truy cập thông báo. Nếu được cấp quyền, khi PC-Covid dừng hoạt động, hệ điều hành Android lập tức gọi PC-Covid hoạt động trở lại và thông báo việc tái khởi động cho PC-Covid. Người dùng có thể chọn có hoặc không cấp quyền này.
Quyền sử dụng camera được PC-Covid dùng để thực hiện chức năng quét mã QR và gửi phản ánh kèm theo video/hình ảnh.
Cuối cùng là quyền truy cập ảnh, video, âm thanh và tệp để PC-Covid lưu mã QR cá nhân về bộ nhớ điện thoại dưới dạng hình ảnh, giúp người dùng có thể in ra giấy và mang theo cho bản thân hoặc người được khai hộ; có thể xuất trình ảnh ngay cả khi không sử dụng PC-Covid hoặc không có kết nối Internet.
Hơn 80 sản phẩm và giải pháp từ Viet Solutions được đánh giá phù hợp để các doanh nghiệp đầu tư, hợp tác phát triển, ngay khi kết thúc vòng sơ loại, Viettel đã lên kế hoạch hợp tác với 16 đội.
AMD đã đăng một thông báo cảnh báo về hiệu suất giảm tới 15% trên các hệ thống Windows 11 sử dụng bộ xử lý AMD. Một bản cập nhật dự kiến sẽ đến vào tháng 10 hứa hẹn có thể giải quyết vấn đề.
Báo cáo về “Thị trường lao động trong làn sóng Covid thứ 4: Thực trạng và Hướng đi” do VietnamWorks vừa công bố đã ghi nhận bức tranh khá rõ nét về hiện trạng của doanh nghiệp và người lao động Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh. Dự báo để thích ứng với tình hình mới, cả doanh nghiệp và người lao động sẽ có những chiến lược tuyển dụng và tìm việc theo định hướng mới.
HMD Global vừa trình làng chiếc máy tính bảng đầu tiên của mình – Nokia T20. Máy trang bị pin khủng và có mức giá 250 USD.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, CEO Intel, ông Pat Gelsinger đã chia sẻ những nhận xét của mình liên quan đến trận chiến giữa công ty của ông với đối thủ AMD.
Sự cố của Facebook đã giúp cho Telegram có được một lượng lớn người sử dụng mới. Thậm chí, CEO của Telegram cũng phải thừa nhận rằng đây là sự gia tăng số lượng người đùng đăng ký và hoạt động trên dịch vụ của họ.
Ứng dụng nhắn tin đa nền tảng Halome ngay sau khi tung ra phiên bản Web vào ngày 10/9, đến ngày 5/10 tiếp tục ra mắt thêm phiên bản App cho người dùng iOS và Android.
Ngày 6/10, Tổng Công ty Viễn thông Viettel công bố ra mắt 3 sản phẩm ứng dụng công nghệ QR Code là vMark, vMenu và vGift – dùng trong các lĩnh vực Ẩm thực, Bán lẻ, Nông nghiệp và Công thương.
Nhằm gia tăng khả năng bảo vệ tài khoản người dùng, Google sẽ tự động kích hoạt chế độ Xác thức hai bước cho 150 triệu tài khoản người dùng dù họ muốn hay không.
Ngày 5/10, Microsoft chính thức công bố Windows 11 đã đến tay người dùng thông qua bản nâng cấp miễn phí trên các máy tính chạy Windows 10 đủ điều kiện và máy tính mới đã cài sẵn Windows 11.