Cơ hội đột phá cho ngành công nghiệp thiết yếu khu vực ASEAN

Ông Naveen Menon, Chủ tịch Cisco khu vực ASEAN tại buổi chia sẻ trực tuyến với báo chí, ngày 25/11/2020.

Quá trình số hóa nhanh chóng của các ngành công nghiệp thiết yếu khu vực ASEAN như giáo dục đào tạo, y tế và chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới cho những tổ chức đột phá - theo một nghiên cứu mới của Cisco và quỹ đầu tư Jungle Ventures thực hiện vừa công bố.

Với tiêu đề Những tổ chức đột phá mới từ đại dịch toàn cầu (Emerging Disruptors from the Global Pandemic), báo cáo này xem xét quá trình chuyển đổi các dịch vụ thiết yếu tại khu vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng như các mô hình của những tổ chức đột phá thành công.

Báo cáo nhấn mạnh đến cách thức mà các chương trình số hóa quốc gia của nhiều nước ASEAN đã góp phần đơn giản hóa quá trình chuyển đổi của các tổ chức tại khu vực sang hoạt động và làm việc từ xa trong đại dịch COVID-19. Kết quả cho thấy, khu vực ASEAN đang nổi lên như là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, coi di động là ưu tiên hàng đầu với sự phát triển của nhiều nền tảng số bao trùm các lĩnh vực thiết yếu.

Trong buổi chia sẻ trực tuyến với báo chí khu vực ngày 25/11, ông Naveen Menon, Chủ tịch Cisco khu vực ASEAN nhận định, đại dịch COVID-19 đã nêu bật năng lực nội tại của con người trong việc đổi mới sáng tạo trên quy mô lớn, tốc độ cao, khi phải đối phó với những khó khăn. Một số ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, như giáo dục, y tế và chuỗi cung ứng, đã có thể định hình lại tương lai, triển khai các chiến lược sáng tạo cũng như mạnh mẽ áp dụng tư duy khởi nghiệp. Chúng ta đang chứng kiến những làn sóng sáng tạo để thích ứng với trạng thái bình thường mới này.

Báo cáo cũng chỉ ra những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu đã tác động như thế nào đến sự nổi lên của những công ty khởi nghiệp đang tiến hành chuyển đổi cũng như giúp các ngành công nghiệp thích ứng và tạo ra những đột phá mới cho các tổ chức. Phần lớn các nền kinh tế khu vực ASEAN vẫn đang hoạt động ngoại tuyến tạo ra cơ hội lớn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ. Số liệu mới đây từ STATION F, một trong những trung tâm khởi nghiệp lớn nhất thế giới, cho thấy 18% số công ty khởi nghiệp trên phạm vi toàn cầu đã có ý định thâm nhập các thị trường mới kể từ khi bắt đầu giai đoạn khủng hoảng và khoảng 13% doanh nghiệp nữa đang xem xét động thái tương tự trong vòng 6 tháng tới.

Cơ hội đột phá cho ngành công nghiệp thiết yếu khu vực ASEAN - 20201126 162154
Ông Amit Anand, Thành viên sáng lập của quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures.

Đột phá trong kinh doanh có thể là yếu tố thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và nhiều công ty khởi nghiệp tại khu vực ASEAN đang đi đầu trong quá trình chuyển đổi số để lấp đầy khoảng trống và nắm bắt các cơ hội mới. “Là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp cả ở giai đoạn ban đầu và giai đoạn tăng trưởng tại khu vực Đông Nam Á, chúng tôi vui mừng hợp tác với các nhà sáng lập – những người mong muốn vượt qua những thách thức mới, đầy thử thách và xây dựng các doanh nghiệp tiên phong, bền vững” – ông Amit Anand, Thành viên sáng lập của quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures cho biết.

Báo cáo cũng đồng thời phân tích chuyên sâu về cách thức các doanh nghiệp trong ba ngành quan trọng là giáo dục đào tạo, y tế và chuỗi cung ứng và logistics đã ứng phó với khủng hoảng cũng như ứng dụng công nghệ một cách nhanh chóng và sáng tạo để giảm thiểu gián đoạn hoạt động dịch vụ như thế nào.

Thu hẹp khoảng cách về giáo dục đào tạo

Theo số liệu của UNESCO, COVID-19 đã khiến nhiều trường học và cơ sở đào tạo phải đóng cửa, làm gián đoạn hoạt động học tập của hàng tỷ học sinh, sinh viên trên phạm vi toàn cầu, trong đó có 160 triệu học sinh, sinh viên khu vực ASEAN. Công tác giảng dạy nhanh chóng chuyển sang hình thức trực tuyến, trên quy mô chưa được kiểm chứng và chưa có tiền lệ khiến các giáo viên gặp khó khăn trong việc thích ứng. Mặc dù đã có 350 triệu người dùng Internet, hạ tầng công nghệ và kết nối Internet – những yêu cầu tiên quyết hỗ trợ cho hoạt động học tập từ xa này vẫn chưa được tiếp cận một cách bình đẳng tại nhiều khu vực và cộng đồng trong ASEAN.

Báo cáo còn phát hiện ra rằng, nhiều công ty vẫn chưa tiếp cận đầy đủ mô hình học tập kết hợp và học trực tuyến qua mạng. Nhưng, một số tổ chức đột phá lớn đã xuất hiện và được dự báo sẽ ngày càng gây ảnh hưởng lớn. Một trong số đó là Quỹ Jarimatika (Jarimatika Foundation) tập trung vào việc nâng cao kỹ năng cho những người nội trợ nhằm định hình tư duy và kỹ năng cho thế hệ kế tiếp tại Indonesia.

Thay đổi cục diện ngành y tế lâu dài

Báo cáo còn cho thấy chuyển đổi số do tình hình dịch bệnh gây ra có thể tạo ra bước ngoặt cho các tổ chức y tế truyền thống mong muốn đầu tư vào các công nghệ số mới cũng như chuyển đổi mô hình của họ. Độ linh hoạt và đổi mới sáng tạo là hai ưu thế quan trọng của các đơn vị đột phá đang thâm nhập thị trường y tế.

Những tổ chức đột phá hàng đầu trong lĩnh vực này bao gồm Homage, một công ty khởi nghiệp tại Singapore đang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về y tế dự phòng tại quốc gia có bối cảnh dân số già hóa ngày càng tăng bằng việc giới thiệu dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà chuyên nghiệp theo yêu cầu của từng cá nhân.

Trong tương lai, các chuyên gia y tế và đơn vị trong ngành vẫn tiếp tục duy trì ứng dụng các công nghệ số ngay cả khi thế giới đã kiểm soát được đại dịch COVID-19. Theo báo cáo, trong khi các cơ sở y tế công cộng và tư nhân cần thích ứng thì các chính phủ nên ban hành chính sách hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này. Điều đó có khả năng tạo nên trạng thái bình thường mới trong ngành y tế với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng có sự hỗ trợ của công nghệ sẽ trở thành những yếu tố làm thay đổi cuộc chơi trong dài hạn.

Đổi mới hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Đại dịch toàn cầu đã dẫn đến việc các quốc gia và công ty trên toàn thế giới đoàn kết trong các liên minh và chuỗi cung ứng có mức độ tập trung cao tại những khu vực nhất định. Địa dịch đã tạo ra hiệu ứng gợn sóng (ripple effects) trong nền kinh tế toàn cầu cũng như khẳng định tầm quan trọng của thông tin và tương quan mạng lưới chuỗi cung ứng.

Nghiên cứu khuyến nghị, việc xây dựng các quy trình công việc chiến lược và hoạt động kinh doanh phù hợp có thể góp phần giải quyết các vấn đề trong việc quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Một số công ty công nghệ lớn đang thay đổi thị trường logistics bằng cách cung cấp các giải pháp mua sắm số thông qua sự kết hợp liền mạch và hiệu quả của phần mềm và dịch vụ. Nền tảng mua sắm số chuyên dụng có trụ sở tại Singapore, Moglix, là một trong những công ty như vậy với khả năng giúp các công ty sản xuất và các đối tác chính trong việc số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ mua sắm. Dù hoạt động kiểm soát khủng hoảng gần như không bao giờ có thể tiến hành tự động hóa hoàn toàn, nhưng các thông tin toàn diện về chuỗi cung ứng với số liệu chính xác theo thời gian thực sẽ trở thành yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai.

Chính phủ và doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội thúc đẩy sáng tạo

Những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu và sự nổi lên của các công ty đột phá cho thấy nhu cầu chuyển đổi của các công ty khởi nghiệp nhằm thích ứng và tập trung thúc đẩy đà tăng trưởng mới. Ngoài ra, báo cáo còn khuyến nghị các chính phủ và cơ quan hoạch định chính sách khu vực ASEAN cần xác định mỗi quốc gia nên nắm bắt cơ hội như thế nào để hiện đại hóa những ngành kinh tế thiết yếu. Các doanh nghiệp khu vực ASEAN đang tìm cách thúc đẩy và hỗ trợ quá trình đột phá kỹ thuật số cũng cần hợp tác với các đối tác trong hệ sinh thái để nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ.

“Cách tiếp cận đa chiều trong đó mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ và các bên liên quan trong cả khu vực công và tư cần tạo ra thay đổi tích cực trong hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực ASEAN. Chúng tôi tin tưởng vào giá trị của một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và cam kết thúc đẩy, mở rộng quy mô các công ty khởi nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao tại khu vực ASEAN” – ông Rajiv Menon, Trưởng bộ phận Đầu tư & Sáp nhập của Cisco Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản cho biết.

Cơ hội đột phá cho ngành công nghiệp thiết yếu khu vực ASEAN - cisco cong bo ke hoach kien tao mang vi thap ky sang tao ky thuat so moi 54 .1462
(Ảnh: Internet)

Chia sẻ về thị trường Việt Nam, ông Naveen Menon cho rằng Việt Nam sẽ là một trung tâm sáng tạo quan trọng của khu vực và thế giới. Bên cạnh từng bước mở rộng tiếp cận hơn với các nước trong khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang làm tốt khi tiếp cận với chính thị trường trong nước của mình. Chủ trương triển khai 5G mạnh mẽ của chính phủ trong thời gian sắp tới là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo, phát triển đột phá. Riêng trong lĩnh vực sản xuất, Việt Nam cần tăng cường nhiều kỹ năng và năng lực sản xuất hơn vì đây sẽ là mảng tiếp tục phát triển mạnh trong vài thập niên tới, đặc biệt với sự ứng dụng phổ biến của các công nghệ mới như 5G, AI và IoT.

Cao Sao Vàng và nhiều sản phẩm Việt được ưa chuộng, rất có “giá” ở nước ngoài

Gần đây, cộng đồng mạng phát hiện sản phẩm Cao Sao Vàng vốn quen thuộc đã vắng bóng trên thị trường Việt một thời gian rất lâu đang là sản phẩm hot ở thị trường nước ngoài với giá bán cao ngất ngưởng. Không chỉ Cao Sao Vàng, hiện có nhiều sản phẩm Việt khá rẻ ở trong nước nhưng lại rất có giá ở nước ngoài.

PayMe, gia nhập thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với hướng đi riêng

PayME, người chơi mới nhất của thị trường Fintech Việt Nam, sẽ gia nhập với các giải pháp kết hợp thanh toán mạng xã hội và mô hình ví điện tử mở, giúp người dùng và doanh nghiệp thực hiện lệnh thanh toán từ bất kỳ ứng dụng chat hay MXH nào.

5 startup xuất sắc của Grab Ventures Ignite mùa 1 sẽ được hỗ trợ phát triển

bePOS, Stringee, GoDee, Papaya và Vbee là những startup xuất sắc nhất chương trình Grab Ventures Ignite mùa 1

HANET ra mắt Camera AI nhận diện nhanh, chính xác, giá 3,5 triệu đồng

Camera AI là sản phẩm đầu tay của công ty HANET sau hai năm nghiên cứu và phát triển. Sản phẩm được tích hợp bộ xử lý AI, 1GB RAM và ứng dụng công nghệ lưu trữ đám mây.

Ai sẽ phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế?

Mới đây, quy định ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế bất ngờ nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nhưng một vấn đề đặt ra đó là, những trường hợp nào sẽ phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế, hay tất cả đều sẽ phải thực hiện đồng bộ?

Realme chỉ mất 9 quý để bán ra 50 triệu smartphone

Theo số liệu của công ty Counterpoint Research, Realme đã có 50 triệu người dùng trên toàn cầu vào tháng 10/2020, sau 9 quý ra mắt.

Epson cán mốc bán ra 30 triệu máy chiếu 3LCD

Tập đoàn Seiko Epson vừa thông báo, tính đến 10/2020, tổng doanh số bán hàng trên toàn cầu của máy chiếu 3LCD chính thức cán mốc 30 triệu máy.

Khai trương chợ làng 4.0 trong khu công nghiệp Thăng Long

Công ty Cổ phần công nghệ Utop – thành viên của Công ty FPT Software phối hợp với Khu Công Nghiệp Thăng Long chính thức khai trương hệ sinh thái mua sắm trực tuyến TL-base nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống và dịch vụ cho công nhân, cộng đồng xung quanh khu công nghiệp.

Huawei AppGallery kết nối với các nhà phát triển game Việt Nam

Hội thảo “Huawei AppGallery – Kết nối toàn cầu” vừa tổ chức tại Hà Nội để giới thiệu hệ sinh thái kho ứng dụng Huawei AppGallery và những hỗ trợ dành cho các Nhà phát triển đã thu hút gần 60 Nhà phát triển game Việt Nam

Start-up Việt trình làng robot “thầy giáo” Trí Nhân: đủ 5 giác quan, tim phổi và chuỗi ADN

Tại Diễn đàn công nghệ giáo dục EDU 4.0 được diễn ra ở Hà Nội vào ngày 21/11 vừa qua, công ty Start-up Open Classroom đã trình làng mẫu robot “thầy giáo” đầu tiên mang tên gọi Trí Nhân.