Cisco vừa công bố kế hoạch về một nền tảng hợp nhất, vận hành trên đám mây toàn cầu giúp bảo vệ và kết nối các tổ chức thuộc bất kỳ hình thức và quy mô nào. Hãng cũng đang thiết kế và phát triển Đám mây Bảo mật Cisco (Cisco Security Cloud) với mục tiêu trở thành nền tảng cởi mở nhất trong ngành, bảo vệ trạng thái toàn vẹn của toàn bộ hệ sinh thái CNTT mà không cần quan tâm đến việc một số tính năng bị khóa trên các đám mây công cộng.
Theo Jeetu Patel, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng giám đốc khối Bảo mật và Cộng tác tại Cisco cho hay, với sự phức tạp của mô hình làm việc kết hợp, việc ứng dụng đám mây diễn ra nhanh chóng và trong bối cảnh các mối đe dọa ngày càng tăng, các tổ chức đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy giúp họ đạt được khả năng phục hồi bảo mật. Đám mây Bảo mật Cisco sẽ cung cấp một trải nghiệm nhất quán trong việc kết nối mọi người và thiết bị một cách an toàn tới các ứng dụng và dữ liệu ở bất kỳ đâu. Với việc quản lý hợp nhất, nền tảng mở sẽ cung cấp khả năng ngăn chặn, phát hiện, ứng phó và khắc phục các mối đe doạ trên quy mô lớn.
Về truy cập an toàn, nhằm phát huy thế hệ tiếp theo của Zero Trust, Cisco đang xây dựng các giải pháp cho phép truy cập đáng tin cậy liên tục bằng cách không ngừng xác minh danh tính người dùng và thiết bị, tình trạng của thiết bị, lỗ hổng bảo mật và các dấu hiệu xâm phạm. Các bài kiểm tra thông minh này diễn ra ở chế độ nền để người dùng có thể làm việc mà không bị tính năng bảo mật làm phiền. Cisco còn giới thiệu các phương pháp ít xâm nhập hơn để xác thực dựa trên rủi ro, bao gồm Vân tay Wifi (đang chờ cấp bằng sáng chế) như một proxy vị trí (location proxy) hiệu quả mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng.
Để đánh giá các rủi ro sau khi người dùng đăng nhập, Cisco xây dựng tính năng phân tích độ tin cậy phiên truy cập bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn Chia sẻ thông tin và sự kiện (Shared Signals and Events) để chia sẻ thông tin giữa các nhà cung cấp. Cisco đã công bố sự tích hợp đầu tiên của công nghệ này với một bản demo của Cisco Secure Access bởi Duo và Box.
Để bảo mật biên, đơn giản hóa hoàn toàn cách các tổ chức kết nối và bảo vệ người dùng, thiết bị và ứng dụng ở bất kỳ đâu, Cisco giới thiệu Cisco+ Secure Connect Now, giải pháp Bảo mật truy cập dịch vụ biên (SASE) hợp nhất mới. Cisco+ Secure Connect Now là một dịch vụ được tích hợp và sẵn sàng sử dụng, đã có mặt tại một số quốc gia nhằm nhanh chóng triển khai SASE và giúp hoạt động hàng ngày trở nên dễ dàng thông qua nền tảng được quản trị bằng đám mây. Gói đăng ký dựa trên dịch vụ được tối ưu hóa cho giá trị và được quản lý thông qua một bảng điều khiển thống nhất.
Trong vận hành an toàn, Cisco bổ sung dịch vụ Talos Intel On-Demand mới cho phép khách hàng nghiên cứu về các mối đe dọa đặc thù riêng cho từng tổ chức. Nhằm giúp đẩy nhanh khả năng phát hiện và ứng phó với sự cố, Cisco đã công bố các cải tiến đối với Cisco Secure Cloud Analytics với khả năng tự động đưa các cảnh báo vào SecureX và phân loại cảnh báo theo khung MITRE ATT&CK. Điều này sẽ được triển khai sau khi SecureX device insights được ra mắt rộng rãi nhằm tổng hợp, tương quan và chuẩn hóa dữ liệu về các thiết bị trong môi trường, và sự tích hợp của Kenna and Secure Endpoint để ưu tiên các lỗ hổng bảo mật tốt hơn. Cisco cũng giới thiệu Secure Firewall 3100 Series được thiết kế dành cho mô hình làm việc kết hợp với công cụ hiển thị được mã hóa mới, sử dụng Trí tuệ nhân tạo và máy học giúp phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn.
Cisco cũng đơn giản hóa toàn bộ danh mục với Secure Client hợp nhất mới. Với việc hợp lý hóa cách quản trị viên và người dùng quản lý điểm cuối, một nửa Cisco Secure agents, bao gồm AnyConnect, Secure Endpoint và Umbrella sẽ được hợp nhất vào giữa năm nay và tiếp sau đó là các agent khác. Điều này sẽ được triển khai sau khi Secure Firewall Management Center hoạt động trên đám mây mới được ra mắt. Giải pháp được kích hoạt thông qua Cisco Defense Orchestrator và thống nhất quản lý cả tường lửa trên đám mây và tại chỗ.
Giá bán của DDR5 đang giảm xuống, và đó là lý do nhiều người đang kỳ vọng cho sự chuyển giao thế hệ giữa DDR4 với DDR5 sắp xảy ra.
20 thương hiệu cùng gần 60 giải công nghệ xuất sắc của Đài Loan đã được giới thiệu đến khách tham quan triển lãm ICTCOMM 2022 thông qua không gian trải nghiệm Taiwan Excellence.
ViewSonic vừa tung ra thị trường giải pháp bục giảng thông minh với dòng sản phẩm bảng màn hình cảm ứng ID2456 nổi bật với hình ảnh đạt độ phân giải 4K, dễ dàng kết nối và tương tác theo thời gian thực.
Sau hành trình 5 năm hình thành và phát triển, ứng dụng đặt phòng khách sạn theo khung giờ Go2Joy đã thành công hai lần gọi vốn, đạt mức tăng trưởng từ 300-400%/năm, và dự kiến nửa năm tới sẽ tiếp tục gọi nguồn đầu tư mới, mở rộng sang thị trường Thái Lan, Philippines.
Huawei đã công bố một loạt các phát minh quan trọng trong khuôn khổ Giải thưởng “10 phát minh hàng đầu” được tổ chức hai năm một lần tại diễn đàn “Mở rộng bối cảnh đổi mới sáng tạo 2022”.
Trung tâm Công nghệ Photon đột phá tại Singapore (Centre for Disruptive Photonic Technologies) đã lựa chọn các giải pháp đo lường và kiểm thử bằng phần mềm của Keysight để nghiên cứu phát triển công nghệ 6G sử dụng tần số terahertz.
DiskStation Manager phiên bản 7.1 vừa được Synology phát hành có giao diện và hiệu suất được cải tiến đáng kể, tích hợp thêm một số tính năng hữu dụng mới.
Apple thường cung cấp các bản sửa lỗi bảo mật quan trọng dưới dạng các bản cập nhật nhỏ cho macOS, iOS, iPadOS,… khiến iPhone phải khởi động lại toàn bộ và quá trình cài đặt có thể rất mất thời gian.
Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã đạt được sự đồng thuận về việc thực hiện luật yêu cầu sử dụng cổng USB-C như là chuẩn sạc chung cho các sản phẩm điện tử.
Đó là giá bán dự kiến do hệ thống Di Động Việt đưa ra dành cho dòng MacBook Air M2 và MacBook Pro M2. Cả hai vừa chính thức được Apple giới thiệu tại sự kiện WWDC 2022 diễn ra vào rạng sáng ngày 7/6/2022 (theo giờ Việt Nam).