Tin đồn về Apple chuyển Mac sang sử dụng bộ xử lý ARM đã được lưu hành trong vòng một thập kỷ, tuy nhiên động thái này có nguồn gốc từ ba thập kỷ trước.
Apple có thể lần đầu tiên sử dụng bộ xử lý ARM trong Mac nhưng thực tế, công ty đã kết nối khá chặt chẽ với ARM theo nhiều cách khác nhau suốt trong khoảng 30 năm, và điều đó đã góp phần giúp Apple sống sót qua những ngày đen tối nhất trong lịch sử.
ARM, Acorn và Apple
ARM có nguồn gốc từ công ty Acorn của Anh. Mặc dù ít được biết đến ở Mỹ nhưng công ty này đã nổi tiếng ở Anh do đứng sau BBC Micro – một công ty nổi tiếng với các thiết bị như Commodore 64 rất thành công tại các trường học ở Vương quốc Anh. Đầu những năm thập niên 80 của thế kỷ trước, sự ủng hộ của BBC Micro đã giúp Acorn có thể lập các kế hoạch cho tương lai.
Năm 1983, dự án Acorn RISC đã được bắt đầu. RISC (Reduced Instruction Set Computer) là bộ xử lý không thể hoạt động với nhiều lệnh như CISC thông thường nhưng thực hiện nhanh hơn. Kết quả là tạo ra một bộ xử lý ít có khả năng hơn nhưng lại mạnh hơn rất nhiều, đủ mạnh và nhanh đến mức bù đắp cho yếu điểm yêu cầu trải qua nhiều bước để hoàn thành công việc.
Bên cạnh sức mạnh và tốc độ đó, RISC còn có mức tiêu thụ điện năng thấp – điều mà Apple quan tâm. Vào cuối những năm 1980, Apple bắt đầu làm việc với Acorn và sau đó vào ngày 27/11/1990, hai công ty đã hợp tác với nhà sản xuất chip VLSI Technologies để thành lập một công ty được gọi là Advanced RISC Machines Ltd., trong đó Apple đã trả 3 triệu USD để sở hữu 43% công ty. Mục đích là để nhận được tự chủ trong thiết kế bộ xử lý ARM dành cho Newton MessagePad. Kết quả là, vào năm 1993, chiếc Newton đầu tiên ra đời.
Cũng trong năm 1993, nhằm tránh bị gắn liền với việc chế tạo bộ xử lý cho một thiết bị, ARM bắt đầu tìm cách cấp phép công nghệ của mình – một động thái bất thường vào thời điểm đó nhưng là cách giúp ARM chuyển sang thành một công ty thiết kế bộ xử lý cho các công ty khác.
Cuối năm đó, Texas Instruments đã trở thành khách hàng của ARM, nơi ARM thiết kế và thu tiền bản quyền. Ngay sau đó, đến phiên Nokia được Texas Instruments thuyết phục chọn ARM. Kết quả là, Nokia 6110 được phát hành vào năm 1994 dựa trên bộ xử lý ARM.
Kể từ đó, ARM đã mở rộng hoạt động. Khi Apple không thể bán đủ lượng Newton như kỳ vọng, mối quan hệ đã tạm dừng lại cho đến khi Steve Jobs quay trở lại.
Apple lần đầu được cứu bởi ARM
Vào năm 1997, Steve Jobs quay trở lại với tư cách CEO tạm thời của Apple để cứu công ty khỏi phá sản, ông đã làm những điều rất quan trọng. Khi Apple dự kiến chỉ còn 90 ngày nữa sẽ phải tuyên bố phá sản, ông Jobs đã đạt một thỏa thuận bản lề với Microsoft, nơi công ty của Bill Gates chấp nhận đầu tư 150 triệu USD cho Apple.
Cùng với đó, ông Jobs đã quyết định từ bỏ các sản phẩm như Newton và bán cổ phần công ty tại ARM, dẫn đến việc công ty chỉ còn sở hữu 14,8% cổ phần ARM vào tháng 2/1999, tương ứng khoản tiền 1,1 tỷ USD – cao gấp 365 lần so với khoản đầu tư ban đầu. Ít nhất, đó là một thành công rất lớn cho Apple trong thời điểm mà 165 công ty khác nhau dựa trên thiết kế bộ xử lý ARM riêng, bao gồm cả Apple.
Tuy Newton thất bại nhưng iPod đã xuất hiện vào năm 2001 cũng dựa trên ARM. Apple đã sử dụng bộ xử lý ARM trong thiết bị cực kỳ thành công đó.
Quyết định sáng suốt
Lần thứ hai ARM cứu Apple là với iPhone. Mỗi một chiếc iPhone từ ngày đầu sản xuất đều sử dụng bộ xử lý ARM được thiết kế đặc biệt. Nhưng liệu mọi người có biết, khi iPhone được thiết kế vào giữa những năm 2000, Apple đã có mối quan hệ đặc biệt với Intel hay không? Ở thời điểm đó, Apple đã yêu cầu Intel sản xuất bộ xử lý cho iPhone. Sự thật là, nếu yêu cầu này hoàn tất, có lẽ người dùng chỉ nghe ARM ở đâu đó xung quanh các thiết bị như Internet of Things mà thôi.
Ở thời điểm đó, không hiểu tại sao Intel lại từ chối sản xuất bộ xử lý cho iPhone. Có khả năng Intel dự đoán iPhone chỉ bán được một số lượng hạn chế, trong khi chi phí phát triển bộ xử lý sẽ tốn kém, không sinh lợi. Và giờ đây, rõ ràng Intel sẽ phải hối hận khi mà bây giờ, Apple đã đi ngược lại tất cả mọi thứ mà Intel nghĩ đến. Vô tình, từ việc xem ARM là giải pháp thay thế, giờ đây Apple đã luôn gắn kết ARM với các thiết bị của mình, bao gồm cả máy Mac trong thời gian tới.
Apple vào cuộc
iPhone ban đầu có rất nhiều thứ, nhưng sự thật là máy không đặc biệt nhanh. Công nghệ ARM về cơ bản là ổn, nhưng việc sản xuất dựa vào Samsung lại tạo ra điểm yếu. Kể từ đó, Apple đã học được rất nhiều điều.
Đến năm 2010, iPad đã được ra mắt và Apple được đồn đại sẽ đàm phán để mua ARM. Vào thời điểm đó, ARM được định giá khoảng 8 tỷ USD. Không rõ liệu Apple có xem đó là mức giá quá cao hay không nhưng công ty đã rút lui. Thay vào đó, Softbank đã mua lại ARM vào năm 2012 và sở hữu đến bây giờ.
Rơi vào tay Softbank, ARM vẫn là một công ty thiết kế bộ xử lý hơn là sản xuất chúng. Họ vẫn hợp tác với các công ty công nghệ khác để tạo ra bộ xử lý ARM, bao gồm cả Apple. Nhưng có một sự khác biệt là Apple đã đầu tư nhiều hơn với nhóm các nhà thiết kế chip riêng để nhận những trái ngọt sau đó.
Vào năm 2013, Apple đã trình làng iPhone 5S với chip xử lý A7 64 bit và trở thành chip 64 bit đầu tiên cho điện thoại dưới mọi hình thức. Ở thời điểm đó, rất nhiều đối thủ Apple đã chế giễu cho rằng không ai cần bộ xử lý 64 bit trong điện thoại, nhưng tất cả đều đã nhầm lẫn.
Dù bằng cách nào, các chip A-series sau đó của Apple đều dựa vào ARM. Về cơ bản, ARM đã giúp Apple có chỗ đứng vững chắc trong thị trường smartphone khi một chiếc iPhone luôn vượt trội hơn so với điện thoại Android có thông số kỹ thuật tương tự, mà nguyên nhân từ thiết kế bộ xử lý. Điều đó luôn đúng, và đó là tại sau ngay cả mẫu iPhone SE rẻ tiền nhất của Apple hiện nay cũng nhanh hơn các thiết bị Android đắt nhất ở mức độ nào đó.
Đã đến lúc nghỉ chơi với Intel
Apple đã sử dụng bộ xử lý ARM trong iPhone và iPad, nhưng công ty đến nay vẫn dựa vào bộ xử lý Intel cho máy Mac, từ máy tính xách tay đến máy tính để bàn. Vấn đề là, Intel đã có một số năm bị tụt lại phía sau trong việc phát triển bộ xử lý hiện đại.
Dù Apple đã chấp nhận trong thời gian qua nhưng rõ ràng công ty không đủ kiên nhẫn với Intel và buộc phải đưa ra những thiết kế bộ xử lý mà họ muốn – nơi bộ xử lý Intel có sẵn không phù hợp với yêu cầu. Có thể vì Intel có nhiều bộ xử lý khác nhau để giúp Apple tạo sự khác biệt giữa các mẫu MacBook Pro với các lựa chọn rẻ hơn như MacBook hay MacBook Air, nhưng khi Apple không cần tiết kiệm nữa, họ hoàn toàn có thể vượt qua trở ngại này.
Với bộ xử lý ARM, Apple có thể thay đổi hoàn toàn máy Mac, và có vẻ như đó là điểm mà công ty sẽ làm được mà không cần phải dựa vào Intel.
An Nhiên
Sau hơn 2 năm gắn bó với Intel trong vai trò phó chủ tịch cấp cao, kỹ sư thiết kế vi xử lý huyền thoại Jim Keller bất ngờ rời Intel vì lý do cá nhân.
Khác với hai màu đen, trắng truyền thống, Sony PlayStation 5 năm nay chỉ có một tông duy nhất, bên cạnh sự thay đổi về hình dáng và bổ sung các tính năng mới đáng chú ý.
Hiệp hội phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA), đơn vi tổ chức sự kiện công nghệ thường niên COMPUTEX đã chính thức công bố hủy COMPUTEX 2020 vì dịch bệnh Covid-19 và chuyển sang hình thức online.
Apple đã loại bỏ Pocket Casts, ứng dụng podcast phổ biến cho thiết bị iOS và Android khỏi App Store ở Trung Quốc với lỗi được xác định là “không phù hợp với quy định”.
Vụ án bé trai 5 tuổi chết ở nhà hoang mà hung thủ là nam sinh lớp 11 bước đầu khai nhận là do làm theo game online một lần nữa gióng lên hồi chuông về những hệ lụy từ việc chơi game không kiểm soát.
Bộ phân phát triển hệ điều hành tùy chỉnh ColorOS của OPPO vừa ra thông báo chào đón ngày phát hành chính thức của hệ điều hành Android 11. Đồng thời, hãng OPPO cũng tiết lộ phiên bản thử nghiệm sẽ sớm được trình làng trên dòng điện thoại OPPO Find X2/ X2 Pro vào cuối tháng này.
Ngành công nghiệp bán dẫn sẽ có những thay đổi lớn sau đại dịch COVID-19, bởi những điểm yếu lâu năm đã bị phơi bày.
Chuyển đổi số (digital transformation) đang là đề tài nóng nhất hiện nay, không chỉ đối với Việt Nam mà còn với cả với quốc tế. Trào lưu này mới xuất hiện khoảng hơn 10 năm nay và ngày càng khẳng định như một xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Nó trở thành thước đo của cuộc cạnh tranh khốc liệt xem ai sẽ vượt lên trước và ai sẽ là kẻ tụt hậu.
Hai tờ báo lớn của Mỹ là Washington Post và Wall Street Journal lần lượt bị điểm mặt chỉ tên khi đã nhận rất nhiều tiền của Trung Quốc trong những năm qua.
Theo chia sẻ của Liu Deyin, CEO của hãng sản xuất chipset lớn nhất thế giới TSMC, công ty đang hướng đến việc sản xuất hàng loạt các dòng chip tiến trình 4nm vào năm 2023.