Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ ban hành đúng một năm (ngày 6/3/2020). Trong một năm qua, nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, bàn tròn xoay quanh chủ đề chuyển đổi số (CĐS) đã được tổ chức ở nhiều nơi, dưới nhiều cấp độ. Bức tranh chung cho thấy chương trình CĐS quốc gia chưa thật sự đi vào cuộc sống, bởi nội dung chính được đề cập trong các cuộc hội nghị hội thảo đó vẫn tập trung vào “CĐS là gì?” trong khi cái mà nhiều người quan tâm lại là “CĐS như thế nào?”.
Đặt vấn đề
Muốn thực hiện CĐS cần phải có các công cụ để thực hiện. Có các công cụ CĐS của quốc tế, cũng có các công cụ CĐS của Việt Nam. Nếu sử dụng các công cụ CĐS của quốc tế thì có 3 điều chắc chắn xảy ra: Một là chi phí cao (cao đến mức các SME khó lòng mơ tới), hai là không thể nhanh được, và ba là luôn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Trong khi đó, chúng ta cần CĐS nhanh, với chi phí thấp (đến mức một nông hộ, trang trại hay SME đều làm được), và quan trọng nhất là tính chủ động (cả dưới góc độ lộ trình triển khai lẫn an ninh số). Như thế, việc sáng tạo, xây dựng và áp dụng các bộ công cụ CĐS Việt Nam nên được ưu tiên hơn cả.
Bài này, chúng tôi xin giới thiệu về một bộ công cụ CĐS như vậy để bạn đọc tham khảo thêm.
Những bộ công cụ chuyển đổi số cần đáp ứng tiêu chí gì?
Mục tiêu cao nhất của CĐS là làm thay đổi phương thức hoạt động (đối với các tổ chức) hay phương thức sản xuất (đối với các doanh nghiệp) dựa trên các công nghệ số (dưới đây sẽ thống nhất sử dụng cụm từ “phương thức sản xuất”) nhằm tạo ra năng suất lao động (NSLĐ) và giá trị gia tăng (GTGT) vượt trội so với phương thức sản xuất truyền thống. Thực tế chứng minh rằng, muốn tạo ra NSLĐ và GTGT cao cần phải ứng dụng các công nghệ cao, tiên tiến vào quá trình sản xuất. Trong kỷ nguyên số, việc tích tụ và tích hợp các công nghệ đa ngành vào phục vụ sản xuất được thực hiện dựa trên các công nghệ số. Trong thực tế, các công nghệ cao đa ngành có đi vào sản xuất được hay không phụ thuộc vào các chuyên gia chuyên ngành (domain experts).
Như thế, bộ công cụ CĐS thứ nhất sẽ hướng tới mục tiêu này. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4) đang diễn tra rầm rộ trên khắp thế giới, cùng với nó, các tiến bộ công nghệ của CMCN 4 như công nghệ IoT, AIoT, Cloud, 5G, Big data, AI, Blockchain,… có những đóng góp to lớn thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên, ứng dụng các tiến bộ công nghệ này vào cuộc sống như thế nào lại có những cách làm khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Như thế, bộ công cụ CĐS thứ hai cần nhắm đến là các công cụ số cho phép ứng dụng những tiến bộ công nghệ của CMCN 4 vào cuộc sống Việt Nam với chi phí thấp nhất, thực hiện nhanh nhất và dễ thực hiện nhất. Đó là hai nội dung cơ bản định hướng cho việc phát triển các công cụ CĐS Việt Nam. Những bộ công cụ khác mang tính hỗ trợ và đảm bảo vận hành của một tổ chức số, doanh nghiệp số.
Dưới đây là 5 bộ công cụ số do chúng tôi phát triển và phối hợp triển khai một số ứng dụng trong thực tế.
Bộ công cụ “Đóng gói tri thức”
Từ trước đến nay, đưa tri thức chuyên ngành vào sản xuất luôn gặp khó khăn trong vấn đề bảo vệ bản quyền và phân chia quyền lợi. Càng khó hơn khi có nhiều dạng tri thức chuyên ngành cùng tham gia. Chỉ khi có các công nghệ số, vấn đề này mới được giải quyết. Công nghệ số giúp “đóng gói tri thức” (knowledge packaging), đưa tri thức của các chuyên gia chuyên ngành vào quy trình sản xuất mà người ngoài không thể can thiệp nên khi một hệ thống đã chạy ngon lành thì có thể nhân rộng ra thành nhiều hệ thống khác cùng áp dụng quy trình sản xuất đó và ở hệ thống nào, tác giả tạo ra sự thay đổi đều có quyền lợi xứng đáng của mình.
Bộ công cụ đóng gói tri thức được thể hiện qua cơ chế cho phép chuyên gia chuyên ngành lập, hiệu chỉnh và điều khiển quá trình sản xuất theo phương án tối ưu trong mọi tình huống. Nhờ công nghệ số, mỗi chuyên gia có một “đại diện số” thay mặt chuyên gia trong mọi giao tiếp và ứng phó trong phạm vi được định nghĩa. Vì thế, cùng một chuyên gia có thể phục vụ hàng ngàn doanh nghiệp chứ không chỉ một như trước đây.
Bộ công cụ này được phát triển bằng ngôn ngữ tự nhiên V-Logic (các chuyên gia chuyên ngành ngoài CNTT cũng có thể sử dụng dễ dàng) chạy trên hệ điều hành V-SYS chuyên dành cho các IoT. Bộ công cụ này đã được sử dụng để phát triển một số ứng dụng như giải pháp cà phê số, kho thông minh, tưới cây thông minh, chữa bệnh bằng liệu pháp âm thanh,…. V-SYS và V-Logic là sản phẩm thuần Việt do công ty cổ phần Hệ thống Việt phát triển.
Bộ công cụ đưa tiến bộ CMCN 4 vào sản xuất
Đây là lớp công cụ phổ biến nhất và cũng phong phú nhất hiện nay. Đó là các công cụ đưa tiến bộ công nghệ như công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ trí tuệ nhân tạo kết hợp IoT (AIoT), công nghệ 5G, công nghệ đám mây (Cloud), công nghệ dữ liệu lớn (Big data), công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), công nghệ tài chính (Fintech), các trợ lý ảo, thư ký số,… ứng dụng vào thực tế. Tuy vậy, làm thế nào để đưa được những tiến bộ công nghệ này vào thực tế lại không phải đơn giản, nhất là với yêu cầu phải nhanh và rẻ.
Nội hàm chính của CMCN 4 là xây dựng được các hệ thống số – vật lý (Cyber – Physical systems) có khả năng tích hợp được dòng thông tin trên không gian số giám sát và điều khiển dòng vật lý ở thế giới thực. Muốn làm được điều đó cần phải tạo ra được điểm nối giữa không gian số và không gian vật lý. Thế giới có nhiều giải pháp khác nhau cho bài toán này và nhìn chung đều rất đắt tiền.
Ở Việt Nam, công ty cổ phần Hệ thống Việt có cách giải khác. Công ty này tạo lập cho mỗi thực thể ở thế giới thực một “đại diện số” (digital rep) trên không gian số (trên cloud). Dòng thông tin trên không gian số sẽ tương tác với các thực thể vật lý ở thế giới thực thông qua các đại diện số này. Bộ công cụ của Hệ thống Việt bao gồm hệ điều hành cho IoT (V-SYS) và lập trình bằng ngôn ngữ tự nhiên (V-Logic) có thể giúp cho những chuyên gia chuyên ngành (domain experts) không chuyên về IT có thể dễ dàng tạo ra đại diện số rồi sau đó có thể điều chỉnh bổ sung hoàn thiện.
Lĩnh vực này còn nhiều tiềm năng cho việc phát triển các công cụ mới, đặc biệt là các công cụ đưa các tiến bộ công nghệ lai đa ngành (giữa công nghệ số với công nghệ sinh học, công nghệ nano,…) vào ứng dụng thực tế.
Bộ công cụ xây dựng và quản lý chuỗi liên kết
Trong kỷ nguyên số, không một tổ chức hay doanh nghiệp nào có thể hoạt động độc lập mà không liên kết với tổ chức hay doanh nghiệp khác, bao gồm cả các tập đoàn hùng mạnh nhất. Đơn giản là không ai có thể tự làm được tất cả mọi việc. Sự liên kết luôn mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Vì thế, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần tìm cách tham gia vào một (hay nhiều) chuỗi liên kết theo giá trị (value chain). Thường thấy nhất là chuỗi liên kết Sản xuất – Chế biến – Tiêu dùng và Doanh nghiệp công nghệ – Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ,…
Các công cụ thường dùng để xây dựng và quản lý các chuỗi liên kết này là hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, công nghệ blockchain, hệ thống giám sát (monitoring) và điều khiển (control) chuỗi liên kết,… phát triển trên V-Logic và chạy trên V-SYS.
Bộ công cụ quản lý, điều hành tổ chức số, doanh nghiệp số
Một tổ chức hay doanh nghiệp số hoạt động hoàn toàn khác so với tổ chức hay doanh nghiệp thủ công hoặc tin học hóa. Trong một tổ chức hay doanh nghiệp số, số lượng lao động trực tiếp trong quy trình sản xuất thấp hơn nhiều so với mô hình truyền thống nhưng hiệu quả lại cao hơn gấp bội. Điều này có thể thấy rõ nhất trong các hoạt động hành chính – văn phòng.
Bộ công cụ thường được sử dụng là: Các phần mềm văn phòng số, hành chính số, ứng dụng chữ ký số, triển khai hợp đồng số, khai báo số (Hải quan, Thuế, Bảo hiểm,…), thanh toán số, giao dịch số, chăm sóc khách hàng trong không gian số, công cụ tương tác số…
Bộ công cụ đánh giá và cập nhật ký chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình đi từ thấp lên cao tùy thuộc vào năng lực của tổ chức hay doanh nghiệp chủ thể, vào mức độ sẵn có của các bộ công cụ, vào cấp độ công nghệ chuyên ngành mà đơn vị úng dụng trong từng giai đoạn phát triển. Vì thế, cần có công cụ đánh giá cho từng giai đoạn với các tiêu chuẩn đặt ra (KPI) cho giai đoạn đó. Đối với CĐS thì 3 tiêu chuẩn sau đây là quan trọng nhất: Năng lực kết nối hệ thống tất cả các thực thể trên nền Internet; Tốc độ được đo bằng khoảng thời gian từ lúc có yêu cầu đến lúc có kết quả; Độ chính xác được xác định bởi qui trình của các chuyên gia chuyên ngành. Các thông số kỹ thuật này dễ dàng đo được khi sử dụng các ứng dụng được phát triển bằng V-Logic chạy trên hệ điều hành V-SYS của công ty Hệ thống Việt.
Ngoài ra, cần có công cụ tự động ghi nhật ký chuyển đổi số (không phải con người tự ghi để đảm bảo khách quan) dựa vào những nội dung cụ thể đã được thực hiện trong ngày (hay tuần, tháng) để phục vụ lãnh đạo nắm được trạng thái chuyển đổi số đang diễn ra.
Thay lời kết
Các bộ công cụ trên được áp dụng vào thực tế trong một số ứng dụng cụ thể như: Xây dựng mô hình cà phê số, điều khiển quy trình trồng rau, nuôi thủy sản, xây dựng và vận hành kho thông minh, điều trị bệnh mất ngủ bằng liệu pháp âm thanh, theo dõi sức khỏe từ xa,… Trong mỗi ứng dụng đó, ít hay nhiều đều có sự tham gia của nhiều công nghệ khác như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự đợng hóa,… được “đóng gói” và điều tiết bởi công nghệ số. Các ứng dụng trên được triển khai ở các quy mô khác nhau: quán cà phê, hiệu tạp hóa, trang trại, doanh nghiệp,… và đều có kết quả tích cực đối với tất cả các bên tham gia: nhà công nghệ, nhà đầu tư, nhà sản xuất và khách hàng.
Những kết quả thực tế nêu trên, dù còn nhỏ nhoi nhưng khẳng định chúng đã được tạo ra bằng các công cụ chuyển đổi số riêng của Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa vì chúng ta không chỉ chế tạo ra được các sản phẩm số made in Vietnam mà chúng ta còn tạo ra được công cụ chuyển đổi số (digital transformation tools) made by Vietnam.
Trong những số tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu sâu hơn về bộ công cụ này, về một số kết quả ban đầu chuyển đổi số trong thực tế với các bước chi tiết và đề xuất lộ trình chuyển đổi số trong các cơ quan chính quyền (xây dựng chính quyền số), trong kinh tế (xây dựng kinh tế số) và trong xã hội (xây dựng xã hội số) dựa trên áp dụng 5 bộ công cụ trên để bạn đọc tham khảo.
Nếu quảng cáo kỹ thuật số không phát triển để giải quyết những mối quan ngại ngày càng tăng của người dùng về quyền riêng tư và cách sử dụng danh tính cá nhân, thì tương lai của một hệ thống web mở và tự do sẽ bị đặt vào tình trạng rủi ro – theo ông David Temkin, Giám đốc Quản lý Sản phẩm, Quyền riêng tư và Sự tin cậy Quảng cáo Google.
Gần 20 triệu tin nhắn được gửi đến người dân, hàng chục ngàn người dân Hải Dương khai báo y tế điện tử qua kênh của mình, vì thế Zalo đã nhận bằng khen của Công An tỉnh Hải Dương trong việc góp phần tích cực vào việc phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
Sản phẩm mới của Synology gồm hai dòng ổ cứng SSD NVMe M.2 SNV3400-800GB và SNV3500-800G, cùng hai card mạng tốc độ cao E10G21-F2 và E25G21-F2.
Ai dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về bằng sáng chế 5G? Một cách để trả lời câu hỏi này là phân tích số lượng bằng sáng chế 5G thuộc sở hữu của các công ty khác nhau trên toàn cầu.
Google cuối cùng đã không chịu nổi áp lực với những chỉ trích xâm phạm quyền riêng tư người dùng, thậm chí dẫn họ đến những phiền phức đối mặt về pháp lý, kiện tụng. Gã tìm kiếm này vừa cho biết sẽ ngừng theo dõi hoạt động duyệt web của người dùng đối với các quảng cáo được nhắm mục tiêu, thông qua cookie của bên thứ ba.
Dòng chip SoC MT9638 hỗ trợ các công nghệ AI mới nhất và được sản xuất dành cho Smart TK 4K sẽ được MediaTek bán ra thị trường vào Quý 2 năm nay.
DigiBankASIA và Xebia công bố hợp tác chiến lược trong việc ra mắt UNObank – ngân hàng kỹ thuật số dịch vụ toàn diện mới của châu Á.
Ngày 3/3, Amazon Web Services công bố Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã lựa chọn AWS cung cấp dịch vụ đám mây điện toán ưu tiên (preferred cloud provider) cho nền tảng ngân hàng số TNEX.
GoBiz là ứng dụng hỗ trợ các nhà hàng chủ động quản lý các đơn hàng GoFood, giúp cho toàn bộ quá trình đặt hàng, chuẩn bị hàng và giao hàng giữa khách hàng, nhà hàng và tài xế diễn ra nhanh chóng, hạn chế các thao tác thủ công và các sai sót về đơn hàng.
Carbon 1 MK II là điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới có thân máy hoàn toàn bằng sợi carbon. Mặc dù trước đây sợi carbon đã từng được sử dụng trên điện thoại thông minh, nhưng nó được sử dụng với số lượng hạn chế, do thực tế là vật liệu này chặn sóng vô tuyến. Nhưng giờ đây, nhóm Carbon Mobile cuối cùng đã giải quyết được vấn đề để ra mắt thiết bị mới.