Chuyển đổi số, nguồn dữ liệu quý giá sẽ thuộc về Chính phủ và không bị phân tán

(Ảnh: Internet)

Chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số, điện tử hóa... là những khái niệm hiện vẫn chưa được hiểu đúng và sử dụng đúng. Thế Giới Số đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Tuấn Hoa, một chuyên gia công nghệ để hiểu rõ bản chất cũng như tính kế thừa giữa những khái niệm này trong cuộc chuyển đối số quốc gia.

PV: Thưa ông, hiện nay rất nhiều địa phương, thậm chí là những người trong ngành vẫn còn lẫn lộn giữa chính quyền điện tử và chính quyền số. Vậy đâu là điều để phân biệt giữa hai khái niệm này?

Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa: Để có cái nhìn phù hợp, chúng ta nên mở rộng ra, nói về bản chất và sứ mệnh của quá trình “điện tử hóa” và “số hóa” (hay “chuyển đổi số”). Nhiều tài liệu đã đề cập tới quá trình tiến hóa của nhân loại qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) trong đó, 3 cuộc CMCN đã đi qua, CMCN 4 mới bắt đầu (từ 2010). Hai cuộc CMCN đầu hướng tới giải phóng lao động chân tay, còn 2 cuộc CMCN sau hướng tới giải phóng lao động trí óc. Cuộc CMCN 3 (1969 – 1999) được gọi là cuộc cách mạng về tự động hóa. Quá trình bản chất của nó là quá trình điện tử hóa nhằm tự động hóa một phần hay toàn bộ quy trình nghiệp vụ (business procedure) trong mọi hoạt động của con người. Kết quả của quá trình điện tử hóa này là các hệ thống điện tử như chính phủ điện tử, kinh tế điện tử, xã hội điện tử. Cuộc CMCN 4 được gọi là cuộc cách mạng về số hóa (hay thông minh hóa). Quá trình bản chất của nó là chuyển đổi số (digital transformation) nhằm chuyển đổi mô hình hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực sang phương thức mới dựa trên các công nghệ số.     

Như thế, chính phủ điện tử (và kinh tế điện từ, xã hội điện tử) là kết quả của CMCN 3, còn chính phủ số (và kinh tế số, xã hội số) là kết quả của CMCN 4. Sự khác nhau là hiển nhiên.

PV: Có ý kiến cho rằng chúng ta đang xây dựng chính phủ điện tử dở dang. Vậy có nên dừng lại để xây dựng chính phủ số hay hoàn thành xong rồi mới chuyển đổi? Cá nhân ông đánh giá vấn đề này thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa: Nếu xây dựng tiếp chính phủ điện tử thì đồng nghĩa với việc “ở lại” CMCN 3, hay đi lùi 20 năm so với quốc tế. Vả lại, không ai biết đến mức nào thì hoàn thành chính phủ điện tử. Hơn nữa, chính phủ điện tử và chính phủ số có 2 cách tiếp cận và giải pháp hoàn toàn khác nhau, một bên ở đầu CMCN 4 còn bên kia ở cuối. Mà cuộc CMCN nào cũng làm thay đổi toàn diện những gì trước kia xem là nền tảng. Vì thế, chúng ta cần kế thừa những gì đã làm được và nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số. Điều này đã được khẳng định trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia: “Chính phủ kiến tạo thể chế, chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát; hình thành văn hoá chấp nhận và thử nghiệm cái mới; làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng” (Mục 4. Tiểu mục 2.2 trang 47). 

Nội dung quan trọng nhất cần kế thừa là dữ liệu. Đã có một khối lượng lớn dữ liệu được số hóa. Đó chủ yếu là các dữ liệu văn bản (text data) được nhập vào hệ thống thông qua các phần mềm ứng dụng và các phương pháp số hóa tài liệu khác. Những dữ liệu này đóng vai trò là các “dữ liệu gốc” về các thực thể là đối tượng được quản lý. Khi chuyển đổi số, chúng được liên kết với các dữ liệu số (digital data) thu thập bởi các thiết bị IoT cho từng thực thể để tạo ra “phiên bản số” của thế giới thực mà các cơ quan nhà nước quan tâm.

How to Develop a Digital Service Strategy
Hình minh họa (Nguồn: Helper.com)

PV: Về mặt kỹ thuật, đặc điểm khác biệt giữa điện tử hóa và chuyển đổi số là gì?

Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa: Chúng ta có thể tóm tắt những ý chính trong bảng sau:

Giải pháp kỹ thuậtĐiện tử hóaChuyển đổi số
Hạ tầng kỹ thuật chínhMạng LAN, WANCloud
Tổ chức dữ liệuCác CSDL rời rạcBig data
Phần mềm xử lýCác ứng dụng do con người phát triểnAI

Nhìn vào giải pháp kỹ thuật chúng ta thấy có sự thay đổi rất lớn và khá là khó hiểu đối với những người đã quen với điện tử hóa. Vì vậy cần phải có cách giúp họ chuyển đổi nhận thức, nhất là đối với những người quản lý, chủ trì dự án CNTT về ý nghĩa bản chất của những khác biệt này. Theo tôi dưới đây là những sự “mất, còn” hiển nhiên của công nghệ trong các khâu hạ tầng, tổ chức dữ liệu và xử lý mà những người làm trong ngành phải nắm:

  • Hạ tầng: Mạng LAN, WAN không còn vai trò như trước, dần dần “biến mất”, chỉ còn công nghệ đám mây (Cloud) vì chỉ có Cloud mới chứa được dữ liệu lớn (big data), mới đáp ứng yêu cầu kết nối tốc độ cao và đủ không gian cho các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) thi thố.
  • Tổ chức dữ liệu: Không còn các CSDL rời rạc, “của riêng” nữa, chỉ còn tập hợp dữ liệu lớn “của chung”.
  • Xử lý: Các phần mềm ứng dụng truyền thống sẽ nhường chỗ cho các hệ thống ứng dụng được phát triển dựa trên AI. Tin học nghiệp dư chính thức cáo chung.

Những nội dung có vẻ đơn giản này thực ra lại ẩn chứa một sự thay đổi to lớn về “quyền” đối với nguồn tài nguyên dữ liệu. Chỉ khi chuyển đổi số, nguồn tài nguyên dữ liệu quý giá mới thực chất thuộc về Chính phủ chứ không bị phân tán theo lối quản lý truyền thống. Điều này dẫn đến rất nhiều lợi ích và giảm thiểu chi phí cho hàng loạt các yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước, đặc biệt là cho công tác thống kê, phân tích, dự báo ở quy mô quốc gia.

PV: Theo ông, khi tiến hành chuyển đổi số thì đâu là những yếu tố ưu tiên đột phá?

Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa: Tôi nghĩ có 2 điểm nên chọn để đột phá là phát triển văn phòng số và dịch vụ công số.

Vì khi mọi dữ liệu đã ở trên Cloud thì những hoạt động thường xuyên liên quan đến xử lý dữ liệu văn bản như xử lý công văn đi – đến, kế toán, thống kê, kiểm toán, lưu trữ,… dễ dàng được hỗ trợ bởi các công nghệ số. Các nhà cung cấp sẽ giới thiệu các dịch vụ “văn phòng số” trên cloud. Việc của các cơ quan văn phòng là chọn lựa giải pháp phù hợp và thuê dịch vụ, không phải mỗi nơi lại tự thuê viết phần mềm như trước đây. Với sự tham gia của các công nghệ số, đặc biệt là công nghệ IoT, hoạt động của các văn phòng số trở nên cực kỳ hiệu quả và đơn giản. Thế giới dự báo đến năm 2030, trên 90% khối lượng công việc của công tác văn phòng sẽ do máy đảm nhiệm.

Dich vụ công số là sản phẩm tác động mạnh nhất lên người dân về ý nghĩa của chuyển đổi số. Khi dữ liệu về các thực thể đã được tích hợp, liên kết trên Cloud, những dịch vụ như trích lục văn bản, chứng nhận, cung cấp bản sao, đăng ký sử dụng dịch vụ từ xa,… trở nên thật sự dễ dàng. Việc tập trung phát triển những loại dịch vụ công này nhanh chóng mang lại sự hài lòng của người dân. Ví dụ, để xin một văn bản xác nhận, người dân chỉ cần vào máy đăng ký dịch vụ và nhận được kết quả nhanh chóng thay vì phải xin nghỉ việc về địa phương để xin như trước đây. 

Dịch vụ công số chắc chắn khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ trực tuyến nhiều hơn như mục tiêu mà Chương trình CĐSQG đã nêu và đó nên chọn là điểm đột phá. Chính sự thay đổi thói quen của người dân trong giao tiếp, học tập, tìm hiểu, làm việc, mua sắm, thư giãn,… là yếu tố cơ bản thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực. Chuyển đổi số đang mở ra trang mới cho tất cả mọi người!

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ bổ ích và kính chúc ông sức khỏe!

Có thể bạn quan tâm
Mô hình kỹ thuật số thông minh 3-D: quản lý thảm họa và an toàn trong thành phố

Một mô hình kỹ thuật số thông minh 3-D độc đáo đã được phát triển dựa trên các luồng dữ liệu khác nhau từ các thành phố, dưới tên gọi PS-CRIMSON. Đây là thành quả của sự hợp tác các đối tác học thuật công nghệ và công nghiệp đến từ Hà Lan và Canada.

Lộ diện Harmony OS 2.0 trên smartwatch của Huawei

Dự kiến các đồng hồ thông minh của Huawei chạy hệ điều hành Harmony OS 2.0 sẽ được tung ra thị trường vào 1-2 tháng tới.

Oppo ra mắt ColorOS 11 trên nền tảng Android 11 đầu tiên

Ngày 14/9, Oppo chính thức giới thiệu giao diện ColorOS 11 độc quyền của hãng thông qua sự kiện trực tuyến và trở thành một trong những nhà sản xuất đầu tiên cập nhật Android 11.

NVIDIA mua Arm với giá kỷ lục 40 tỷ USD

NVIDIA vừa thông báo rằng họ đã mua Arm của SoftBank với giá 40 tỷ USD và trở thành thương vụ thâu tóm nhà sản xuất chip lớn nhất trong lịch sử.

VinGroup giới thiệu hai công nghệ AI tối ưu camera ẩn dưới màn hình

Đó là VCam Kristal (công nghệ nhiếp ảnh AI cho camera ẩn dưới màn hình) và VSound Alto (công nghệ lọc tiếng ồn) giúp hiện thực hóa trải nghiệm màn hình vô khuyết cùng camera ẩn dưới màn hình.

Thành phố du lịch Pattaya – Thái Lan không một bóng người

Nhiều du khách kẹt lại ở Thái Lan đã hơn 6 tháng nay và gần như không có dấu hiệu họ sẽ được về nước. Nhiều doanh nghiệp kết hợp với các tổ chức, tìm giải pháp vượt qua khó khăn này nhưng đến nay thành phố vẫn đang trong tình trạng suy kiệt.

TikTok đạt được thỏa thuận bán các hoạt động tại Mỹ cho Oracle

TikTok được cho là đã đạt được thỏa thuận để bán các hoạt động tại Mỹ cho Oracle ngay trước hạn chót ngày 15/9 mà ông Donald Trump đưa ra.

Ra mắt Trung tâm dữ liệu ecoDC tại Hòa Lạc

Sau một năm khởi công xây dựng, ngày 11/9, Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc tế (HTC-ITC) chính thức giới thiệu Trung tâm dữ liệu Eco Data Center (ecoDC) cho doanh nghiệp trải nghiệm, trước khi đưa vào vận hành khai thác và cung cấp dịch vụ Hosting, Cloud vào tháng 11 tới.

Realme 7 series sạc nhanh 65W ra mắt ngày 21/9 tại Việt Nam

Đầu tháng 9/2020, Realme giới thiệu sản phẩm Realme 7 và 7 Pro tại thị trường Ấn Độ. Tại Việt Nam, Realme xác nhận sẽ ra mắt sản phẩm vào ngày 21/9 tới.

3 nhà mạng lớn Việt nam đạt nhiều giải ở IBA Stevie Awards

Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế, IBA Stevie Awards 2020, đã công bố nhiều thương hiệu lớn trên thế giới nhận các hạng mục giải thưởng, riêng Việt Nam, 3 tên tuổi Viettel, MobiFone, VNPT-Vinaphone giành rất nhiều giải thưởng không chỉ riêng ở lĩnh vực viễn thông.