Trong 2 ngày 19-20/9 tại GEM Center TP.HCM, sẽ diễn ra 3 sự kiện lớn của ngành CNTT gồm: Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam – VIO 2017, Hội thảo Khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” và Lễ trao giải Top CNTT-TT Việt Nam 2017 do Hội Tin học TP.HCM phối hợp cùng các Hiệp hội, Sở ngành đồng tổ chức, dưới sự bảo trợ của UBND TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ban tổ chức họp báo công bố 3 sự kiện, ngày 12/9/2017.
1. Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” – Smart City 360 độ, diễn ra ngày 19/9
Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” – Smart City 360 độ sẽ khai mạc lúc 13g30 ngày 19/9/2017, do Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) chủ trì, dưới sự bảo trợ của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, phối hợp với Tạp chí Thế giới Vi tính (PC World Việt Nam) và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA). Hội thảo góp phần thảo luận, phản biện, tư vấn, góp ý cho các cơ quan chính quyền trong việc xây dựng Đô thị thông minh tại TPHCM nói riêng và các tỉnh thành nói chung.
TP.HCM với vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mỗi ngày tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ, đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục, môi trường, năng lượng, vận tải đến các dữ liệu hoạt động kinh tế. Với xu thế công nghệ mới (đám mây, IoT,…), lượng dữ liệu tạo ra ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh. Xuất phát từ nhiều nguồn, đa dạng về hình thức (cấu trúc, phi cấu trúc…), khối lượng lớn, tăng trưởng nhanh, tập dữ liệu này chứa đựng bên trong nó các thông tin và tri thức có giá trị. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác dữ liệu này hiện chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả trong phạm vi nội bộ ngành/lĩnh vực, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ hoạt động, hỗ trợ ra quyết định.
Với góc nhìn tổng thể, thông tin phục vụ quản lý và giá trị tri thức phát hiện được sẽ càng lớn khi các nguồn được tích hợp và kết nối phù hợp, áp dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Do đó, việc nghiên cứu phát triển và xây dựng mô hình để quản lý và phân tích các loại dữ liệu này nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp, từ đó đưa ra các quyết định tốt nhất cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, tăng chất lượng cuộc sống cho người dân là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Thành Ủy – UBND TPHCM đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một đô thị thông minh, nơi đáng sống, đáng đến với chính quyền thông minh, công dân thông minh, doanh nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh nhằm tăng trưởng nhanh, bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngày 28/5/2017, tại buổi gặp gỡ các đại biểu trí thức nhằm đóng góp, hiến kế cho sự phát triển của thành phố, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã có đề nghị các nhà khoa học ở các lĩnh vực, từ các nguồn đào tạo, ở mọi lứa tuổi tích cực suy nghĩ, đề xuất giải pháp để hiến kế cho lãnh đạo thành phố để xây dựng một đô thị thông minh.
Trên tinh thần đó, Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” – Smart City 360 độ được tổ chức nhằm tìm hiểu giải pháp tổng thể và nhìn trước những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án Đô thị thông minh tại Việt Nam. Hội thảo cũng chia sẻ các bài học kinh nghiệm liên quan đến quá trình xây dựng đô thị thông minh trên thế giới.
TS. Đoàn Xuân Huy Minh, Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán cho biết, sự kiện sẽ tạo thêm cơ hội giới thiệu khả năng đóng góp của các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án Đô thị thông minh. Bên cạnh đó cùng nhau thảo luận, phản biện, tư vấn, góp ý cho các cơ quan chính quyền trong việc xây dựng Đô thị thông minh tại TP.HCM nói riêng và các tỉnh thành nói chung.
Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” – Smart City 360 độ góp phần giải quyết các câu hỏi như thành phố thông minh khác gì thành phố hiện đại? Những thành phố chưa hiện đại có thể xây dựng thành phố thông minh được không? Các tiến trình hiện đại hóa và thông minh hóa một thành phố thực chất là một hay là hai tiến trình song song? Cấu trúc cơ bản của một thành phố thông minh gồm những gì? Để tạo nên cấu trúc đó thì chúng ta phải làm những việc gì, làm như thế nào, tốn kém ra sao, và cuối cùng thì người dân được gì?…
2. Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam – Vietnam ICT Outlook (VIO 2017) – cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thời công nghiệp 4.0 – diễn ra ngày 20/9
Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam diễn ra ngày 20/9 có chủ đề “Doanh nghiệp và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cơ hội và thách thức”. Với chủ đề này, hội thảo năm nay nhằm hướng tới mục tiêu tối giản và hiện thực hóa khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam cùng khả năng ứng dụng trong thực tế, giúp giải tỏa mối băn khoăn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trước định hướng ứng dụng CNTT trong công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 từ năm 2011 đã đánh dấu sự phát triển bùng nổ của các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo – AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật (gọi tắt là IoT), công nghệ sinh học, công nghệ nano… Theo ước tính của các Tập đoàn lớn trên thế giới, trị giá của thị trường sản phẩm dịch vụ IoT đáng giá hàng nghìn tỷ đô la Mỹ với số lượng thiết bị lên đến hàng chục triệu vào năm 2020, mang lại những tác động đến nền tảng các ngành nghề từ giao thông, y tế, giáo dục, an ninh, môi trường, chống ngập, đến nông nghiệp, nhà ở…
Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức gì của công nghiệp 4.0? Với lợi thế cư dân trẻ, hướng tiếp cận nhanh, khả năng phát huy và sáng tạo vận dụng sức mạnh tri thức toàn cầu hội nhập của chúng ta vô cùng lớn. Tuy nhiên, nguy cơ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong nền công nghiệp 4.0 chính là quá trình tự động hóa sẽ triệt tiêu nhiều vị trí công việc truyền thống; cách thức tổ chức, quản lý dùng công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng rõ rệt tạo nên khoảng cách trong tăng trưởng giữa các doanh nghiệp.
Tuy Chính phủ Việt Nam và các ban ngành đã có nhiều chính sách, biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp CNTT và doanh nghiệp ứng dụng đa ngành nghề Việt Nam vẫn thiếu nhiều điểm giao thoa trong việc hiểu và ứng dụng CNTT. Doanh nghiệp ứng dụng hiện nay nhận biết được tầm quan trọng của CNTT trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nhưng loay hoay chưa tìm được mô hình thích hợp với năng lực của từng doanh nghiệp hoặc chưa cân đối nguồn lực trong đầu tư cho công nghệ.
Tại buổi họp báo công bố sự kiện, ông Vũ Anh Tuấn, Tổng thư ký Hội Tin học TPHCM nhấn mạnh, doanh nghiệp và người lao động trong gia đoạn hiện nay cần sẵn sàng năng lực tiếp cận công nghệ, chuyển đổi tư duy và hệ thống hạ tầng tại doanh nghiệp để tiếp cận và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Doanh nghiệp tại Việt Nam cần tìm hiểu các yếu tố về trí tuệ nhân tạo, năng lực sáng tạo, bổ sung hoạt động đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho tương lai.
Nhận định về tầm quan trọng của công nghiệp 4.0, ông Nguyễn Việt Thắng, Phó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đẩu cũng cho rằng, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra với một tốc độ đi nhanh gấp 2 đến 3 thậm chí nhiều lần so với các cuộc cách mạng công nghệ lần 2 lần 3, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong 2 năm qua hàng loạt khái niệm cũ về công nghệ về kinh tế đã thay đổi. Tự động hoá có ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo. Công nghệ thông tin là nội hàm của các ngành kinh tế (giao thông, nhà máy, thuỷ sản, chế biến, môi trường, y tế, giáo dục, cảng biển, phức hợp dân cư..). Vì vậy, vị thế Việt Nam sẽ thay đổi hay không trong CMCN 4.0 phụ thuộc nhiều vào sức mạnh bền bỉ chinh phục tri thức của Công thức SMAC (Society, Mobility, Analytic, Cloud).
VIO 2017 bao gồm các bài trình bày, chia sẻ kinh nghiệm cùng khu triển lãm giải pháp CNTT hỗ trợ doanh nghiệp đa ngành nghề tìm kiếm thông tin và giải pháp phù hợp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nguồn lực. Hội thảo cũng góp phần thúc đẩy thị trường ứng dụng – dịch vụ CNTT, tạo môi trường kết nối doanh nghiệp cung cấp giải pháp CNTT và doanh nghiệp ứng dụng.
VIO là sự kiện quy mô quốc gia được Hội Tin Học TPHCM tổ chức hàng năm, với sự bảo trợ của Bộ Thông tin Truyền thông và Ủy ban Nhân dân TP.HCM; đồng phối hợp cùng các đơn vị liên quan như Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA), Hội Doanh nhân Trẻ TPHCM (YBA), Tổ chức kết nối thương mại BNI, IT Leader Club, CIO Club, Connecting Plus để gắn kết khối doanh nghiệp ứng dụng đa ngành nghề.
3. Trao giải thưởng TOP ICT Việt Nam 2017, tối ngày 19/9
Với tên gọi trước đây là Giải thưởng Top 5 – Huy Chương Vàng ICT Việt Nam, năm 2017 giải thưởng có tên gọi TOP ICT Việt Nam với nhiều thay đổi trong thể lệ và hình thức trao giải. Song đều hướng đến mục đích xếp hạng, quảng bá, tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin – viễn thông đẩy mạnh hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự góp phần chủ đạo đưa CNTT-VT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng tích cực hơn vào tăng trưởng kinh tế của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Giải thưởng TOP ICT Việt Nam 2017 (năm thứ 19) bổ sung thêm 3 hạng mục giải mới để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghiệp 4.0 tại Việt Nam gồm: Top Đơn vị Dịch vụ Cloud; Top Sản phẩm Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông Triển vọng – có tính sáng tạo; Top Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất.
Tổng giải thưởng TOP ICT VIỆT NAM 2017 có 15 hạng mục được đề cử dành cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT-VT: Top Đơn vị Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông 2017; Top Máy tính Thương hiệu Việt Nam 2017; Top Đơn vị Phân phối Sản xuất Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông; Top Đơn vị Bán lẻ Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông; Top Đơn vị Dịch vụ Internet, Viễn Thông; Top Đơn vị Dịch vụ Cloud; Top Đơn vị Dịch vụ Nội dung số; Top Đơn vị Cung xấp Dịch vụ Tích hợp Hệ thống Công Nghệ Thông Tin; Top Đơn vị Phần Mềm; Top Đơn vị Gia công Xuất khẩu Phần Mềm; Top Đơn vị Đào tạo CNTT; Top Doanh nghiệp Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông Khởi nghiệp thành công bước đầu; Top Sản phẩm Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông Triển vọng – có tính sáng tạo; Top Giải pháp – Sản phẩm – Dịch vụ cung cấp cho khách hàng ở nước ngoài hay tại Việt Nam; Top Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất.
Ô Lâu
Ban tổ chức họp báo công bố 3 sự kiện, ngày 12/9/2017.
1. Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” – Smart City 360 độ, diễn ra ngày 19/9
Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” – Smart City 360 độ sẽ khai mạc lúc 13g30 ngày 19/9/2017, do Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) chủ trì, dưới sự bảo trợ của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, phối hợp với Tạp chí Thế giới Vi tính (PC World Việt Nam) và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA). Hội thảo góp phần thảo luận, phản biện, tư vấn, góp ý cho các cơ quan chính quyền trong việc xây dựng Đô thị thông minh tại TPHCM nói riêng và các tỉnh thành nói chung.
TP.HCM với vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mỗi ngày tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ, đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục, môi trường, năng lượng, vận tải đến các dữ liệu hoạt động kinh tế. Với xu thế công nghệ mới (đám mây, IoT,…), lượng dữ liệu tạo ra ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh. Xuất phát từ nhiều nguồn, đa dạng về hình thức (cấu trúc, phi cấu trúc…), khối lượng lớn, tăng trưởng nhanh, tập dữ liệu này chứa đựng bên trong nó các thông tin và tri thức có giá trị. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác dữ liệu này hiện chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả trong phạm vi nội bộ ngành/lĩnh vực, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ hoạt động, hỗ trợ ra quyết định.
Với góc nhìn tổng thể, thông tin phục vụ quản lý và giá trị tri thức phát hiện được sẽ càng lớn khi các nguồn được tích hợp và kết nối phù hợp, áp dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Do đó, việc nghiên cứu phát triển và xây dựng mô hình để quản lý và phân tích các loại dữ liệu này nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp, từ đó đưa ra các quyết định tốt nhất cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, tăng chất lượng cuộc sống cho người dân là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Thành Ủy – UBND TPHCM đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một đô thị thông minh, nơi đáng sống, đáng đến với chính quyền thông minh, công dân thông minh, doanh nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh nhằm tăng trưởng nhanh, bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngày 28/5/2017, tại buổi gặp gỡ các đại biểu trí thức nhằm đóng góp, hiến kế cho sự phát triển của thành phố, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã có đề nghị các nhà khoa học ở các lĩnh vực, từ các nguồn đào tạo, ở mọi lứa tuổi tích cực suy nghĩ, đề xuất giải pháp để hiến kế cho lãnh đạo thành phố để xây dựng một đô thị thông minh.
Trên tinh thần đó, Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” – Smart City 360 độ được tổ chức nhằm tìm hiểu giải pháp tổng thể và nhìn trước những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án Đô thị thông minh tại Việt Nam. Hội thảo cũng chia sẻ các bài học kinh nghiệm liên quan đến quá trình xây dựng đô thị thông minh trên thế giới.
TS. Đoàn Xuân Huy Minh, Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán cho biết, sự kiện sẽ tạo thêm cơ hội giới thiệu khả năng đóng góp của các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án Đô thị thông minh. Bên cạnh đó cùng nhau thảo luận, phản biện, tư vấn, góp ý cho các cơ quan chính quyền trong việc xây dựng Đô thị thông minh tại TP.HCM nói riêng và các tỉnh thành nói chung.
Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh” – Smart City 360 độ góp phần giải quyết các câu hỏi như thành phố thông minh khác gì thành phố hiện đại? Những thành phố chưa hiện đại có thể xây dựng thành phố thông minh được không? Các tiến trình hiện đại hóa và thông minh hóa một thành phố thực chất là một hay là hai tiến trình song song? Cấu trúc cơ bản của một thành phố thông minh gồm những gì? Để tạo nên cấu trúc đó thì chúng ta phải làm những việc gì, làm như thế nào, tốn kém ra sao, và cuối cùng thì người dân được gì?…
2. Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam – Vietnam ICT Outlook (VIO 2017) – cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thời công nghiệp 4.0 – diễn ra ngày 20/9
Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam diễn ra ngày 20/9 có chủ đề “Doanh nghiệp và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cơ hội và thách thức”. Với chủ đề này, hội thảo năm nay nhằm hướng tới mục tiêu tối giản và hiện thực hóa khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam cùng khả năng ứng dụng trong thực tế, giúp giải tỏa mối băn khoăn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trước định hướng ứng dụng CNTT trong công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 từ năm 2011 đã đánh dấu sự phát triển bùng nổ của các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo – AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật (gọi tắt là IoT), công nghệ sinh học, công nghệ nano… Theo ước tính của các Tập đoàn lớn trên thế giới, trị giá của thị trường sản phẩm dịch vụ IoT đáng giá hàng nghìn tỷ đô la Mỹ với số lượng thiết bị lên đến hàng chục triệu vào năm 2020, mang lại những tác động đến nền tảng các ngành nghề từ giao thông, y tế, giáo dục, an ninh, môi trường, chống ngập, đến nông nghiệp, nhà ở…
Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức gì của công nghiệp 4.0? Với lợi thế cư dân trẻ, hướng tiếp cận nhanh, khả năng phát huy và sáng tạo vận dụng sức mạnh tri thức toàn cầu hội nhập của chúng ta vô cùng lớn. Tuy nhiên, nguy cơ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong nền công nghiệp 4.0 chính là quá trình tự động hóa sẽ triệt tiêu nhiều vị trí công việc truyền thống; cách thức tổ chức, quản lý dùng công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng rõ rệt tạo nên khoảng cách trong tăng trưởng giữa các doanh nghiệp.
Tuy Chính phủ Việt Nam và các ban ngành đã có nhiều chính sách, biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp CNTT và doanh nghiệp ứng dụng đa ngành nghề Việt Nam vẫn thiếu nhiều điểm giao thoa trong việc hiểu và ứng dụng CNTT. Doanh nghiệp ứng dụng hiện nay nhận biết được tầm quan trọng của CNTT trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nhưng loay hoay chưa tìm được mô hình thích hợp với năng lực của từng doanh nghiệp hoặc chưa cân đối nguồn lực trong đầu tư cho công nghệ.
Tại buổi họp báo công bố sự kiện, ông Vũ Anh Tuấn, Tổng thư ký Hội Tin học TPHCM nhấn mạnh, doanh nghiệp và người lao động trong gia đoạn hiện nay cần sẵn sàng năng lực tiếp cận công nghệ, chuyển đổi tư duy và hệ thống hạ tầng tại doanh nghiệp để tiếp cận và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Doanh nghiệp tại Việt Nam cần tìm hiểu các yếu tố về trí tuệ nhân tạo, năng lực sáng tạo, bổ sung hoạt động đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho tương lai.
Nhận định về tầm quan trọng của công nghiệp 4.0, ông Nguyễn Việt Thắng, Phó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đẩu cũng cho rằng, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra với một tốc độ đi nhanh gấp 2 đến 3 thậm chí nhiều lần so với các cuộc cách mạng công nghệ lần 2 lần 3, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong 2 năm qua hàng loạt khái niệm cũ về công nghệ về kinh tế đã thay đổi. Tự động hoá có ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo. Công nghệ thông tin là nội hàm của các ngành kinh tế (giao thông, nhà máy, thuỷ sản, chế biến, môi trường, y tế, giáo dục, cảng biển, phức hợp dân cư..). Vì vậy, vị thế Việt Nam sẽ thay đổi hay không trong CMCN 4.0 phụ thuộc nhiều vào sức mạnh bền bỉ chinh phục tri thức của Công thức SMAC (Society, Mobility, Analytic, Cloud).
VIO 2017 bao gồm các bài trình bày, chia sẻ kinh nghiệm cùng khu triển lãm giải pháp CNTT hỗ trợ doanh nghiệp đa ngành nghề tìm kiếm thông tin và giải pháp phù hợp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nguồn lực. Hội thảo cũng góp phần thúc đẩy thị trường ứng dụng – dịch vụ CNTT, tạo môi trường kết nối doanh nghiệp cung cấp giải pháp CNTT và doanh nghiệp ứng dụng.
VIO là sự kiện quy mô quốc gia được Hội Tin Học TPHCM tổ chức hàng năm, với sự bảo trợ của Bộ Thông tin Truyền thông và Ủy ban Nhân dân TP.HCM; đồng phối hợp cùng các đơn vị liên quan như Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA), Hội Doanh nhân Trẻ TPHCM (YBA), Tổ chức kết nối thương mại BNI, IT Leader Club, CIO Club, Connecting Plus để gắn kết khối doanh nghiệp ứng dụng đa ngành nghề.
3. Trao giải thưởng TOP ICT Việt Nam 2017, tối ngày 19/9
Với tên gọi trước đây là Giải thưởng Top 5 – Huy Chương Vàng ICT Việt Nam, năm 2017 giải thưởng có tên gọi TOP ICT Việt Nam với nhiều thay đổi trong thể lệ và hình thức trao giải. Song đều hướng đến mục đích xếp hạng, quảng bá, tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin – viễn thông đẩy mạnh hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự góp phần chủ đạo đưa CNTT-VT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng tích cực hơn vào tăng trưởng kinh tế của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Giải thưởng TOP ICT Việt Nam 2017 (năm thứ 19) bổ sung thêm 3 hạng mục giải mới để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghiệp 4.0 tại Việt Nam gồm: Top Đơn vị Dịch vụ Cloud; Top Sản phẩm Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông Triển vọng – có tính sáng tạo; Top Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất.
Tổng giải thưởng TOP ICT VIỆT NAM 2017 có 15 hạng mục được đề cử dành cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT-VT: Top Đơn vị Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông 2017; Top Máy tính Thương hiệu Việt Nam 2017; Top Đơn vị Phân phối Sản xuất Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông; Top Đơn vị Bán lẻ Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông; Top Đơn vị Dịch vụ Internet, Viễn Thông; Top Đơn vị Dịch vụ Cloud; Top Đơn vị Dịch vụ Nội dung số; Top Đơn vị Cung xấp Dịch vụ Tích hợp Hệ thống Công Nghệ Thông Tin; Top Đơn vị Phần Mềm; Top Đơn vị Gia công Xuất khẩu Phần Mềm; Top Đơn vị Đào tạo CNTT; Top Doanh nghiệp Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông Khởi nghiệp thành công bước đầu; Top Sản phẩm Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông Triển vọng – có tính sáng tạo; Top Giải pháp – Sản phẩm – Dịch vụ cung cấp cho khách hàng ở nước ngoài hay tại Việt Nam; Top Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất.
Ô Lâu
Ngày 8/9 tại TP.HCM, công ty Amazon Web Services (AWS) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí chia sẻ những thông tin về công nghệ, dịch vụ, cũng như chương trình hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp. Thông qua đó, công ty cũng đồng thời mong muốn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của khách hàng sử dụng dịch vụ AWS tại thị trường Việt Nam để có những bước chuẩn bị, đầu tư mới trong thời gian tới.
“Nguyễn Kim – 21 năm tận tâm phục vụ” từ ngày 11/9 đến 30/9/2017 với rất nhiều ưu đãi đặc biệt là sự kiện kỷ niệm 21 năm thành lập kênh bán lẻ điện máy – kỹ thuật số của Nguyễn Kim.
Với gói cước không giới hạn lưu lượng MiMax 4G (90.000 đồng/tháng) do Viettel vừa cung cấp ra thị trường, khách hàng có thể truy cập Internet trọn gói trong vòng 1 tháng với 2GB data 4G và không phát sinh thêm chi phí truy cập sau khi hết phần lưu lượng tốc độ cao.
Shopee vừa khởi động chương trình “9.9 Online Shopping Day” sẽ diễn ra vào ngày 9/9/2017. Đây là lần thứ 2 sự kiện mua sắm trực tuyến thường niên này tổ chức tại Việt Nam.
VinaPhone triển khai tổng đài với 8 ngôn ngữ của các dân tộc đồng bào.
Từ ngày 14/9/2017, khách hàng của Lazada sẽ được trải nghiệm thực tế Samsung Galaxy Note 8, chiếc điện thoại đang được mong chờ và bàn tán nhất hiện nay, ngay tại nhà trước khi quyết định đặt mua.
Diễn đàn Cấp cao CNTT và Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit) lần thứ 7 sẽ diễn ra tại khánh sạn Intercontinental Hà Nội Landmark 72, ngày 6/9/2017, với nhiều hội thảo và trình diễn sâu vào công nghệ 4.0 và CMCN lần 4.
Ngày 2/9 tại sự kiện triển lãm IFA 2107 diễn ra ở Đức, ông Richard Yu, Giám đốc điều hành Nhóm Kinh doanh tiêu dùng Huawei công bố bộ vi xử lý Kirin 970 – nền tảng điện toán trí tuệ nhân tạo di động đầu tiên của hãng.
Ngày 31/8/2017, tại triển lãm IFA 2017 ở Berlin (Đức), Beko – thương hiệu hàng đầu về ngành hàng gia dụng tại châu Âu giới thiệu hàng loạt các thiết bị gia dụng hiện đại như tủ lạnh, máy giặt sấy, thiết bị gia dụng nhỏ… Cùng với công nghệ HomeWhiz, Beko đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hướng tới trải nghiệm hoàn hảo ngay tại nhà.
Tình hình bảo mật Quý II/2017 cho thấy, không chỉ sự trở lại của các cuộc tấn công DDoS kéo dài, trên diện rộng và nguy hiểm hơn, các hacker còn sử dụng tuyệt chiêu đòi tiền chuộc từ DDoS mà không cần tổ chức cuộc tấn công DDoS. Các chuyên gia Kaspersky Lab khuyến cáo, trong bất cứ trường hợp nào nạn nhân không nên trả tiền chuộc, vì như thế sẽ tạo tiền lệ xấu, càng làm lan nhanh các cuộc tấn công mạng.