Ngành công nghiệp bán dẫn sẽ có những thay đổi lớn sau đại dịch COVID-19, bởi những điểm yếu lâu năm đã bị phơi bày.
Ngành công nghiệp bán dẫn cũng giống như những ngành khác, chịu tổn thất nặng nề bởi dịch COVID-19. Là một trong những ngành quan trọng đóng góp vào quá trình toàn cầu hoá hiện nay, công nghiệp bán dẫn có mức liên kết toàn cầu cao nhất, nhưng lại có mức độ tổn thương cao.
Nhưng trước những diễn biến từ đại dịch COVID-19 cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, ngành công nghiệp này phải xem xét lại và cân nhắc chuyển đổi ngay từ bây giờ. Các chính phủ và công ty nằm trong chuỗi cung ứng phải tự đánh giá lại về việc quá lệ thuộc vào một số nhỏ nguồn cung ứng công nghệ tại một số nước nhất định trên thế giới.
Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA) vừa đệ trình kiến nghị lên Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép sự hoạt động không gián đoạn của ngành này với lý do đây là “hạ tầng thiết yếu”. Một mặt cho phép ngành bán dẫn tiếp tục hoạt động trong bối cảnh đại dịch, nhưng mặt khác về dài hạn đặt ngành này dưới sự kiểm soát lớn hơn của chính phủ.
Trong tương lai, các nước sẽ tăng cường các biện pháp kiểm soát chuyển giao công nghệ, giới hạn đầu tư của nước ngoài, giãn thuế cho ngành công nghiệp bán dẫn để có thể tự cung tự cấp phần nào cho các sản phẩm bán dẫn chủ chốt để tránh sự lệ thuộc.
Mới đây Huawei đã chuyển việc sản xuất một phần con chip khỏi TSMC sang nhà sản xuất nội địa SMIC. Quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư 2,25 tỷ USD vào nhà sản xuất này. Trong khi đó, chính phủ Anh đã ngăn chặn nỗ lực chuyển quyền kiểm soát công ty bán dẫn Anh Imagination Technology sang một nhà đầu tư có liên hệ với chính phủ Trung Quốc.
Chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu được dự đoán sẽ trở nên đa dạng hoá hơn nhằm tạo nên một sự linh hoạt và dẻo dai nhất định, với mục đích đối phó các khủng hoảng tương tự trong tương lai. Trong bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu hiện nay, sẽ có ít nhà đầu tư dám bỏ vốn xây dựng cả một cơ sở sản xuất bán dẫn mới, thay vào đó là việc thành lập các công ty với quy mô ít tham vọng hơn chủ yếu tập trung vào chi phí nghiên cứu và sở hữu trí tuệ.
Nhìn lại, vụ động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 đã dẫn đến sự sắp đặt lại chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu do Fukushima chiếm 60% nguồn cung ứng linh kiện chủ chốt cho thị trường ô tô thế giới. Với quy mô lớn hơn, đại dịch lần này sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp bán dẫn. Các chính phủ và môi trường địa chính trị sẽ là động lực chủ chốt cho sự chuyển đổi này.
Hôm nay 6/6, Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie đã gặp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng để gửi lời chúc mừng của Australia về những thành tựu chống COVID-19 xuất sắc của Việt Nam đồng thời cam kết hỗ trợ 10,5 triệu AUSD cho những nỗ lực phục hồi và ứng phó lâu dài của Việt Nam.
Kiến nghị nạp tiền điện thoại cần CMND, iPhone đồng loạt giảm giá, người thừa kế tập đoàn Samsung đề nghị bị bắt giữ… là những tin chính của Dòng Chảy Số của Thế Giới Số tuần này.
Từ ngày 5/6 đến ngày 14/6/2020, khách hàng được khuyến mại giảm giá 2 lần khi mua sắm và thanh toán bằng cách quét mã QR Code tại AEON MALL Hà Đông.
Theo thông tin đăng tải trên website Bộ Công an ngày 4/6, lực lượng Công an trong quá trình công tác đã phát hiện một thủ đoạn mới của các đối tượng phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản của người bán hàng online và các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ.
Thu hồi 6.100 SIM kích hoạt sẵn, đề xuất phải nhập số CMND/ CCCD/ Hộ chiếu khi nạp tiền điện thoại là hai thông tin quan trọng được đại diện Bộ TT&TT công bố tại “Hội nghị Tổng kết Thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động” diễn ra vào ngày 4/6/2020.
Tối ngày 4/6, cuộc trò chuyện trực tuyến với chủ đề “Kỷ nguyên của Thế hệ Kiến Tạo” do ASUS và Intel tổ chức đã diễn ra bàn về công việc của những nhà sáng tạo nội dung và doanh nhân hiện đại trong kỷ nguyên số, với sự góp mặt của VJ Thùy Minh và KTS Nguyễn Hữu Vinh.
Những nỗ lực không thành công của nhóm hacker công nghệ cao nhắm mục tiêu vào các chiến dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên Joe Biden đã được Google phát hiện và ngăn chặn.
Người dùng internet Việt dường như đã quá quen với việc bị “cá mập” quậy phá các tuyến cáp quang biển được diễn ra định kỳ hằng năm. Thế nhưng, sự cố cáp quang biển năm nay lại xảy ra liên tục, vừa giải quyết được chỗ này thì chỗ khác lại gặp sự cố.
Một lần nữa, ông Lee Jae-yong, Phó chủ tịch Samsung Electronics bị các công tố viên Hàn Quốc đệ đơn xin bắt giữ vì vi phạm luật thị trường.
Google đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể cáo buộc hãng xâm phạm quyền riêng tư của mọi người và theo dõi việc sử dụng internet ngay cả khi trình duyệt được đặt ở chế độ “riêng tư”.