Chống bốc hơi cước phí di động 3G

Sau sự kiện hai nhà mạng MobiFone và VinaPhone điều chỉnh phí thuê bao hàng tháng gói internet di động 3G tăng thêm 25%, câu chuyện tiền trong tài khoản điện thoại di động bỗng dưng bốc hơi lại được dịp được đem ra bàn tán xôm tụ. Điều đáng nói là vấn đề đã được báo chí phản ảnh nhiều, nhưng sao đến nay các nhà mạng và cả cơ quản lý vẫn chưa có một giải đáp, biện pháp thỏa đáng để người dùng yên tâm sử dụng dịch vụ?

Chống bốc hơi cước phí di động 3G - image00141


Theo ý kiến của nhiều người dùng, số tiền thực sự mà họ đã phải trả cho 3G mỗi tháng lên đến vài trăm ngàn đồng, có khi vài triệu đồng. Theo số liệu thống kê của Bộ TT-TT, tính đến cuối năm 2012, thị trường di động Việt Nam có khoảng 16 triệu thuê 3G (đầu năm 2013, hãng nghiên cứu thị trường IDC công bố Việt Nam có khoảng 20 triệu thuê bao di động 3G) – đây quả là một con số không hề nhỏ (chiếm gần ¼ dân số cả nước).

Chị D.Chi (thông dịch viên), một thuê bao trả trước mạng MobiFone tại Q.Tân Phú (TPHCM) cho biết, trước đây khi chưa đăng ký gói di động 3G, trung bình mỗi tháng chị tốn khoảng 200.000 đồng thẻ cào điện thoại. Tuy nhiên hơn nửa năm nay sau khi chị quyết định đăng ký gói cước 3G với mức giá 40.000 đồng/tháng (giá cũ), chị bắt đầu cảm thấy “chóng mặt” vì số tiền trong tài khoản điện thoại cứ sụt giảm liên tục. Vừa nạp xong thẻ 200.000 đồng, trong một tuần đã thấy tổng đài gửi tin nhắn thông báo tài khoản còn 0 đồng. Gọi điện lên nhà đài, thì nhận được sự giải thích lòng vòng, kiểu là chị đã sử dụng vượt mức giới hạn, nếu vượt qua mức giới hạn thì cước sẽ được tính theo gói M0, tức 1,5 đồng/Kb. Không giải quyết được bức xúc, chị D.Chi chọn giải pháp an toàn hơn – mỗi lần chỉ nạp thẻ 50.000 đồng với suy nghĩ nếu lỡ sử dụng quá lố thì tài khoản cũng không bị trừ quá đà. Thật ra chị D.Chi cho biết, chị không dùng điện thoại để truy cập internet quá nhiều, mỗi ngày chỉ dùng để vào đọc tin tức 2 lần. mỗi lần khoảng 20 phút (không tải phần mềm, không tham gia bất cứ mạng xã hội nào, không xem video, không nghe nhạc trực tuyến…).

Nhưng giải pháp của chị D.Chi cũng không “xi-nhê”, chị phát hiện ra chân lý: nạp tiền càng ít thì số tiền trong tài khoản càng nhanh hết hơn. Minh chứng gần đây nhất, vào ngày 28/3 chị nạp thẻ 50.000 đồng, sau 3 ngày số tiền trong tài khoản hết sạch. Đến ngày 6/4 chị tiếp tục nạp thêm 50.000 đồng nữa, và đúng như dự đoán, sang ngày 8/4 tài khoản của chị chỉ còn vẻn vẹn 893 đồng dù chị đã kiểm tra kỹ càng chỉ gọi đúng một cuộc điện thoại chưa đầy 3 phút. Với tốc độ ngốn tiền này, chị D.Chi nhẩm tính, trung bình mỗi tháng chị sẽ tốn ít nhất 500.000 đồng. Chị quyết định hủy đăng ký gói 3G. Nhưng sóng 3G lại không muốn buông tha chị. Dù đã hủy điện thoại của chị vẫn tự động bắt sóng 3G. Vào phần cài đặt mạng di động, chị tắt chức năng sử dụng dữ liệu gói cước, đồng thời chị cũng không đoái hoài gì đến việc vào mạng đọc tin tức. Kết quả cuối cùng vẫn vượt ngoài mong đợi, tài khoản vẫn nhanh chóng cạn sạch tiền một cách đầy bí hiểm.

Trên diễn đàn, một cư dân mạng có nick Peter 777 than: “Tôi đang sử dụng điện 2 sim 2 sóng Motorola EX226, trong đó có 1 khe sim 3G. Tôi mua sim Vina 3G gắn và chỉ thực hiện các cuộc gọi trong nước, không truy cập internet, nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền. Đăng ký hủy tất cả 3G, GPRS… và tắt chức năng 3G, GPRS, kết nối dữ liệu… sử dụng thử 7 ngày, kiểm tra lại vẫn bị trừ tiền 50.000 đồng. Tôi thật sự đang nhức đầu với chức năng 3G này. Vậy có cách nào để không bị ảnh hưởng và trừ tiền quá mức không?”. Câu chuyện của nick VipKen cũng vậy, tốn tiền nhiều quá nên VipKen đã hủy tất cả các gói cước, nhưng đã hủy rồi trên máy vẫn hiển thị logo 3G, và cứ vài phút kiểm tra máy thấy bị trừ từ 200 – 500 đồng. Tính ra trung bình mỗi ngày VipKen mất khoảng 30.000 đồng  mặc cho không hề nhắn tin, gọi điện, lên mạng hay làm bất cứ gì.

Vấn đề đau đầu không chỉ đối với thuê bao trả trước, nhiều thuê bao trả sau cũng khốn khổ vì hóa đơn cuối tháng cứ tăng lên đột biến. Chị M.Thu (Q.7, TPHCM) – một thuê trả sau trung thành của nhà mạng Viettel vài phen hốt hoảng, có tháng chị phải trả lên đến gần 3,1 triệu đồng (trước đây khi chưa dùng 3G, phí di động mỗi tháng của chị dao động tầm 1 triệu đồng). Các thuê bao trả sau vẫn thường hay nhắc nhở nhau, coi chừng sử dụng 3G, cuối tháng lại phải ôm cục nợ. Xem ra việc tuột phanh sử dụng dịch vụ internet di động 3G không buông tha một ai, kể cả thuê bao trả trước hay trả sau.


Những lý do khiến tài khoản của người dùng 3G mau hết tiền:

–    Dù đã đăng ký thuê bao trọn gói tháng ngoại trừ gói ưu đãi không giới hạn nhưng nếu sử dụng vượt quá dung lượng mà nhà mạng cho phép (ứng với từng gói cước), người dùng vẫn phải trả thêm với mức giá khoảng 1,5 đồng/Kb (các gói cước khác mức chung là 0,5 đồng/Kb). Đa số người dùng đều không biết mình đang sử dụng đến mức cho phép hay chưa, và nhà mạng cũng chưa bao giờ gửi tin nhắn để thông báo cho người dùng biết là họ đã sử dụng đến mức cho phép để họ biết đường mà sử dụng. Thế nên, bạn phải kiểm tra dung lượng còn lại của gói cước thường xuyên (đối với MobiFone dùng lệnh KT DATA; VinaPhone là DATA; Viettel là TRA). Nên nhanh chóng gọi điện đến các số của nhà mạng để hỏi chi tiết về cước bị trừ để có hướng giải quyết tốt hơn.

–    Đối với thuê bao trả trước, giả sử bạn đăng ký gói cước 3G trọn gói tháng thành công vào ngày 15/4, về nguyên tắc thì đến 15/5 gói cước sẽ được mặc định gia hạn và bạn sẽ bị trừ phí thuê bao cho tháng kế tiếp. Nhưng nếu đến ngày gia hạn 15/5 mà trong tài khoản của bạn còn số tiền nhỏ hơn phí thuê bao (cụ thể dưới 50.000 đồng – áp dụng mức cước mới), thì gói thuê bao của bạn sẽ không được gia hạn và trả về gói mặc định, lúc này nhà mạng đương nhiên sẽ tính cước theo giá 1,5 đồng/Kb. Điều khó hơn là mỗi khi đến ngày gia hạn, nhà mạng gửi tin nhắn thông báo có người nhận được người không. Người không nhận chỉ có thể “cảm nhận” được điều này khi kiểm tra tài khoản thường xuyên. Trong trường hợp bạn quên luôn ngày mình đã đăng ký thành công gói 3G thì coi như bạn càng mù mịt về ngày gia hạn.

–    Chiếc điện thoại thông minh mà bạn đang dùng đã tải ngầm các phần mềm cập nhật. Vì vậy dù bạn không truy cập internet nhưng do các phần mềm này tự động cập nhật, bạn phải trả phí dung lượng tải về.

–    Trước đây, khi truy cập tự dưng điện thoại của bạn bị mất sóng 3G, thay vào đó là 2G (kết nối GPRS) thì bạn sẽ bị trừ tiền GPRS, nhưng theo đại diện của các nhà mạng, hiện nay với các gói gọi chung là data, các kết nối sửa dụng dữ liệu ở mạng truyền dẫn nào cũng chỉ tính vào mức dữ liệu theo gói mà người dùng đã đăng ký.


Ô Lâu
Thế Giới Số 164 – Ngày 15.4.2013

Quán cóc : Vì sao ném “đá”?

Vì sao”ném đá”?

KiemViec.com chính thức mang thương hiệu mới CareerBuilder.vn

KiemViec.com chính thức sáp nhập với CareerBuilder của Mỹ kể từ ngày 01/06/2013, người dùng khi truy cập www.KiemViec.com sẽ được dẫn trực tiếp đến www.CareerBuilder.vn.

Kỹ sư Google công khai lỗi nguy hiểm trong Windows

Chuyên viên bảo mật Google Tavis Ormandy đã khám phá một lỗi bảo mật nguy hiểm thuộc dạng “0-day” (*) có thể chiếm quyền quản trị, và công khai thông tin trước khi Microsoft khắc phục.

Agilent Technologies đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn đa quốc gia Agilent Technologies, chuyên sản xuất thiết bị đo lường và công nghệ trong các lĩnh vực phân tích hoá học, khoa học đời sống, chẩn đoán, điện tử và truyền thông vừa công bố thành lập hai văn phòng mới tại Việt Nam. Châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng được hãng đánh giá là thị trường quan trọng, đầy tiềm năng.

Sao kêu gọi fan hướng về biển đảo

Ngày 3/6, Đông Nhi, Khởi My, Andrea, Miu Lê, Ninh Dương Lan Ngọc… đồng loạt kêu gọi fan trên Zalo nhắn gửi yêu thương đến các chiến sĩ đang canh giữ vùng biển đảo của tổ quốc.

“Kết Nối Kinh Doanh 2.0” sẽ diễn ra vào tháng 7 tới

Ngày 27/7, Nhóm Doanh Nghiệp thuộc Hội Chuyên Gia Người Việt tại Singapore (Vietnam2020) sẽ tổ chức sự kiện “Kết Nối Kinh Doanh 2.0” tại Biopolis, Singapore.

iPhone 4 và iPad 2 bất ngờ bị cấm nhập vào Mỹ

Samsung đã có một chiến thắng khá bất ngờ khi Ủy ban thương mại Mỹ (ITC) chấp thuận yêu cầu của hãng này trong việc ngừng nhập khẩu các phiên bản smartphone và tablet đời cũ của Apple vì vi phạm bản quyền do họ nắm giữ.

Tăng cước 3G – Người “nghèo” còn gặp eo

Mặc dù các nhà mạng đã khẳng định lý do chính để tăng cước các gói không giới hạn lên 25% và gói cước dành cho sinh viên, học sinh lên 133% không phải do các dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí (OTT), mà là do doanh thu 3G chỉ chiếm 5-10% doanh thu khi chi phí đầu tư quá cao, nhưng chuyện này vẫn để lại nhiều điều suy nghĩ.

Bàn ăn bày sẵn trên mạng

Hình thành nên từ nhu cầu thiết thực của nhịp sống đô thị, kinh doanh ăn uống trực tuyến đang được giới chuyên môn đánh giá là dịch vụ sẽ phát triển, mang đến mảng màu tươi sáng cho khối thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian tới.

Những tính toán sai lầm của Apple

Sau sự ra đi của Steve Jobs, Apple đang phải hứng chịu búa rìu và hoài nghi hơn bao giờ hết. Nhiều nước cờ sai lầm cộng thêm thị trường đảo chiều khiến cho cổ phiếu hãng này đổ đèo liên tục.