Ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Facebook đang phải đối mặt với khiếu nại của châu Âu, sau khi ứng dụng này bị cáo buộc là "liên tục" tung ra các điều khoản và dịch vụ mới gây ra sự phẫn nộ với các nhà vận động quyền người tiêu dùng.
Chính sách cập nhật bảo mật có hiệu lực từ tháng 5/2021 vẫn không rõ ràng và khiến người dùng không thể hiểu rõ những thay đổi của WhatsApp gây ra hậu quả gì đối với quyền riêng tư của họ, Hiệp hội người tiêu dùng châu Âu (BEUC) cho biết trong một tuyên bố.
Monique Goyens, tổng giám đốc BEUC cho biết: “WhatsApp đã tấn công người dùng trong nhiều tháng với các thông báo bật lên liên tục và dai dẳng để buộc họ chấp nhận các điều khoản sử dụng và chính sách quyền riêng tư mới”.
“Nội dung của những thông báo này, về bản chất, thời gian và sự lặp lại của chúng gây áp lực không đáng có lên người tiêu dùng và làm giảm quyền tự do lựa chọn của họ. Do đó, chúng vi phạm Chỉ thị của Liên minh Châu Âu về Thực tiễn Cạnh tranh Thương mại Không lành mạnh”.
“Họ còn nói với người dùng rằng, quyền truy cập vào ứng dụng sẽ bị cắt nếu người dùng không chấp nhận các điều khoản mới” và hiện vẫn đang “cố tình mơ hồ” về việc xử lý dữ liệu. Đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách có hành động nhanh chóng đối với WhatsApp để đảm bảo rằng nền tảng này phải tôn trọng quyền của người tiêu dùng ”.
Ngoài ra, đơn khiếu nại làm nổi bật sự không rõ ràng của các điều khoản mới và thực tế là WhatsApp đã không giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu về bản chất của những thay đổi đó.
Về cơ bản, người tiêu dùng không thể hiểu rõ những thay đổi của WhatsApp gây ra hậu quả gì đối với quyền riêng tư của họ, đặc biệt là liên quan đến việc chuyển dữ liệu cá nhân của họ cho Facebook hay các bên thứ ba khác. Sự không rõ ràng này dẫn đến vi phạm luật tiêu dùng của Liên minh Châu Âu, vốn bắt buộc các công ty phải sử dụng các điều khoản hợp đồng và thông tin liên lạc thương mại rõ ràng và minh bạch.
WhatsApp đã thông báo về những thay đổi chính sách vào tháng 1/2021, nhưng buộc phải trì hoãn việc giới thiệu cho đến tháng 5, vì sự nhầm lẫn và phản ứng dữ dội của người dùng về dữ liệu mà dịch vụ nhắn tin này thu thập và cách họ chia sẻ thông tin đó với công ty mẹ Facebook.
Cùng với 8 thành viên của mình, cơ quan BEUC có trụ sở tại Brussels cho biết họ đã gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Châu Âu và mạng lưới các cơ quan quản lý người tiêu dùng Châu Âu.
Việc nộp đơn kêu gọi các nhà quản lý mở một cuộc điều tra về các hoạt động của WhatsApp và yêu cầu rằng, các điều khoản và dịch vụ mà người dùng phải đồng ý “thông qua các thông lệ gây tranh cãi” tốt nhất không nên có sự ràng buộc lố lăng như thế.
Phản ứng lại, một phát ngôn viên của WhatsApp cho biết, khiếu nại trên “dựa trên sự hiểu nhầm về mục đích riêng và tác dụng” của bản cập nhật đối với các điều khoản dịch vụ của nền tảng.
“Bản cập nhật không mở rộng khả năng chia sẻ dữ liệu của chúng tôi với Facebook và không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của tin nhắn của bạn với bạn bè hoặc gia đình, dù họ ở bất kỳ đâu trên thế giới, chúng tôi rất hoan nghênh cơ hội để giải thích cho BEUC và làm rõ ý nghĩa của bản cập nhật đối với mọi người”, công ty nói thêm.
Thực tế, đơn khiếu nại chỉ là phản hồi mới nhất ở châu Âu về sự thay đổi các điều khoản gây tranh cãi của WhatsApp do Facebook sở hữu – bởi điều này đã kích hoạt trước từ Ý vào tháng 1, theo sau là một lệnh kháng áp dụng khẩn cấp ở Đức vào tháng 5 khi Cơ quan DPA của Hamburg cấm công ty WhatsApp ép người dùng phải chấp nhận điều khoản mới.
Sáng 14/7, Bộ Y tế vừa công bố thêm 909 ca mắc Covid-19 mới tại 16 tỉnh, thành phố; trong đó TP.HCM vẫn chiếm nhiều nhất với 666 ca.
Từ ngày 13/07/2021, sàn Voso.vn (sàn TMĐT của Viettel Post) phối hợp cùng Bộ Công Thương sẽ bán “Thực phẩm bình ổn lưu động” tại 34 điểm bưu cục trên toàn TPHCM, nhằm cung cấp đầy đủ thực phẩm thiết yếu cho người dân.
Các quốc gia với mức độ kết nối băng rộng thấp sẽ có tiềm năng tăng tới 20% GDP nhờ đưa Internet tới trường học – theo báo cáo “Kết nối học sinh: Thu hẹp khoảng trống giáo dục” do Economist Intelligence Unit (EIU) thực hiện và được Ericsson tài trợ.
Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 năm 2021-2022 đặt mục tiêu sẽ tiêm 150 triệu mũi cho hơn 70% dân số Việt Nam từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022. Để đáp ứng hiệu quả từ chiến dịch, người dân từ 18 tuổi trở lên có thể tải ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” trên di động hoặc truy cập vào trang https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person để đăng ký tiêm, khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm.
OnePlus Nord CE 5G sở hữu đầy đủ các tính năng tốt nhất của dòng Nord với thiết kế mỏng và nhẹ hơn, hiệu năng mạnh hơn, hỗ trợ 5G và được mở bán với hai cấu hình lựa chọn cùng mức giá dễ tiếp cận.
Một báo cáo mới phát hiện phụ nữ lớn tuổi ở Bỉ đã bị nhiễm hai biến thể SARS-CoV-2 cùng một lúc. Bệnh nhân này đã tử vong. Kết quả cho thấy người này dương tính với cả biến thể Covid-19 ở Anh và Nam Phi. Đây là trường hợp đồng nhiễm cực kỳ hiếm nhưng không phải là duy nhất.
Báo cáo từ tờ The Wall Street Journal cho thấy, cả Foxconn và TSMC đã đồng ý mua 10 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech Covid-19 thay mặt cho chính phủ Đài Loan.
Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 12/7 khi TP.HCM vẫn là địa phương có số ca F0 cao nhất cả nước và tăng mỗi ngày.
Sáng nay, ngày 12/7/2021, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (QLVNN) tại Doanh nghiệp và Tập đoàn VNPT đã tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Quang Liêm, quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT giữ chức vụ Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.
Trong vài năm nay, Nokia đã kiện nhiều công ty khác nhau trên thế giới với mức độ thành công khác nhau: có nơi thắng, có nơi không.