Chính phủ điện tử: Đường dài qua, vẫn xa đích đến

Năm 2001, Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước (Đề án 112) đã được Chính Phủ thông qua mở đầu cho việc xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam. Hơn 10 năm triển khai, mô hình CPĐT gặt được những thành công và cả thất bại. Những tư liệu và đánh giá trong tài liệu “Tổng quan quá trình phát triển CPĐT Việt Nam và những giải pháp trong tương lai” (gọi tắt là tài liệu) chuẩn bị cho hội thảo Quốc gia về CPĐT năm 2012 (eGov 2012) tháng 7/2012 dưới đây là sự soi lại chặng đường đã đi qua cũng như cố gắng đạt được các kết quả thích đáng hơn cho nền hành chính Việt Nam.

10 năm ấy có gì?
Tại Việt Nam, CNTT&TT đóng vai trò ngày càng quan trọng. Chính phủ trong thời đại hiện nay cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của CNTT&TT, các ứng dụng CNTT&TT hứa hẹn việc cung cấp dịch vụ và dịch vụ công cho người dân sẽ trở nên tốt hơn, hiệu quả hơn, từng bước nâng cao quyền dân chủ và bình đẳng.
Vào ngày 25/7/2001, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định 112 thông qua Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước (Đề án 112) nhằm cải cách hành hành nhà nước và nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính thông qua ứng dụng CNTT, mở đầu cho nhiều dự án khác tạo những bước nền cho một nền hành chính minh bạch và hiệu quả, tiến tới một chính phủ tiên tiến.
Chính phủ điện tử đã trải qua 3 giai đoạn gắn với nhiều nhiệm vụ, nội dung thực hiện khác nhau.
Giai đoạn từ 2001- 2007: là giai đoạn bắt đầu đưa ứng dụng CNTT vào chính quyền (thực thi qua đề án 112: Đề án tin học hóa hành chính nhà nước) nhằm hiện đại hóa chính quyền Việt Nam về cải cách hành chính nhà nước- là bước đệm đầu tiên trong chiến lược phát triển chính phủ điện tử. Giai đoạn này Việt Nam đã dành hơn 7,3% GDP để phát triển CNTT; Chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam, đánh giá về trình độ học thức được xếp hạng cao trên thế giới; Tỷ lệ Internet/dân cư đã tăng cao; số lượng website chính phủ đã tăng từ 167 website (năm 2003) lên 306 website (năm 2005); Chính phủ và hầu hết các bộ ngành đều đã có cổng thông thông tin điện tử…
Giai đoạn 2008-2010: tiếp tục đẩy mạnh tin học hóa, hướng tới ứng dụng tin học vào giải quyết cải cách hành chính. Theo số liệu từ Bộ TT&TT, đến năm 2010 có 38,1% các tỉnh thành trên cả nước có tỷ lệ 0,8 máy tính/cán bộ công chức; Có 71,4% các tỉnh thành có tỷ lệ máy tính kết nối Internet là 80% (nghĩa là 10 máy tính thì có 8 máy được kết nối). Về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, trung bình có 74,1% thông tin chỉ đạo điều hành được đưa lên mạng tại tất cả các địa phương trên cả nước; tỷ lệ trung bình văn bản đi hoặc đến được chuyển hoàn toàn lên môi trường mạng khoảng 30,5%…
Giai đoạn 2011-2015: nội dung chủ yếu vẫn là tin học hóa hoạt động hành chính. Nhưng bắt đầu đưa ứng dụng tin học vào quản lý kinh tế-xã hội, xác định mục tiêu đưa Việt Nam thành nước thuộc nhóm đứng đầu về CNTT, đẩy mạnh mục tiêu 1 triệu nhân lực CNTT trong 10 năm tới.
CNTT&TT Việt Nam giai đoạn này đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20-25%/năm, có tỷ lệ đóng góp cho GDP cả nước cao.
Theo tổng kết số liệu từ Sách Trắng 2011, ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành qua mạng mang lại hiệu quả cao, điển hình là các chính quyền cấp sở ở Hà Nội mỗi năm tiết kiệm hơn 84 triệu đồng chi phí in ấn và  đi lại; Có tới 94.000 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 1-2; 775 dịch vụ được cung cấp ở mức độ 3 và một vài dịch vụ đã cung cấp ở mức độ 4 (mức độ cao nhất của hệ thống CPĐT); quy trình thủ tục một cửa đạt tỷ lệ 87%…
Mặt khác, tình hình ứng dụng CNTTT vào hoạt động của hệ thống hành chính tại Việt Nam tuy có nhiều hạn chế như, cơ sở hạ tầng thông tin vẫn còn nhiều yếu kém; Nguồn nhân lực thiếu cả về lượng lẫn chất; Chưa có nguồn kinh phí dành cho việc triển khai ứng dụng CNTT, các địa phương thường dùng nguồn kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau để triển khai; Triển khai ứng dụng CNTT giữa các địa phương không đồng bộ và đồng đều…

Đại diện Bộ TT&TT cho biết, khái niệm về Chính phủ điện tử (CPĐT) khá rộng, tuy nhiên có thể hiểu một cách sơ lược đó là việc ứng dụng CNTT vào hoạt động hành chính để đẩy mạnh tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động của chính phủ nhằm thỏa mãn các yêu cầu như: tăng cường hiệu quả hơn hoạt động trong nội tại của chính phủ: Giảm chi phí, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương; Cải thiện quá trình dân chủ; Phát triển kinh tế- xã hội quốc gia; Đảm bảo thông tin cho công dân và quốc gia…

Chính phủ điện tử: Đường dài qua, vẫn xa đích đến - ThtrngBTT TTNguynMinhHngphtbiutibuihpbogiithiuvhithoeGOV
 
CPĐT không chỉ là “tin học hóa hành chính”
          Theo đánh giá trong tài liệu, có thể nói, từ năm 2001, tuy đã triển khai những bước nền cho một nền hành chính minh bạch và hiệu quả, tiến tới một chính phủ điện tử tiên tiến, chính phủ vẫn không thể đề ra một khung pháp lý phù hợp để hướng dẫn thực hiện và đề ra những chính sách đúng đắn cho việc triển khai CPĐT. Nội dung các văn bản chỉ hướng dẫn chung chung, ở tầm vĩ mô cho từng Bộ- Ngành- Địa phương, chứ chưa có một hướng dẫn chi tiết về việc thực thi CPĐT.
          Ngoài ra, về ngân sách đầu tư tại các địa phương thì việc phân bổ chưa được đồng đều, còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay ODA. Hơn nữa, hạ tầng CNTT ở VN chưa thực sự “đi trước một bước”, vẫn thiếu sự đồng bộ hóa, phát triển không đồng đều giữa các vùng; và tỉ lệ người dân, hộ gia đình/tổng dân số tiếp cận với Internet, ĐTDĐ còn quá thấp…
          Để thay đổi, văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT phối hợp với IDG Việt Nam đưa ra các giải pháp lớn. Theo đó, thời gian sắp tới sẽ kết nối hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính cùng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, nhằm đưa ra nhiều hành động chung, hỗ trợ nhau hài hòa và đồng bộ. Cụ thể, nội dung cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thì Ban Cục kiểm soát TTHC xác định gắn kết với ứng dụng CNTT.
          Trong khi đó, đối với việc triển khai CPĐT cần thiết phải xây dựng một khung pháp lý dựa trên nền tảng có sẵn như CNTT như: cách thức quản lý, đo lường mức độ triển khai, định hướng phát triển trong trung và dài hạn… Ngoài ra, cải cách hành chính và CPĐT vốn có mối quan hệ tương hỗ trong sự phát triển của quốc gia. Để mối quan hệ đó thêm hiệu quả cần khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng giữa các cơ quan hành chính nhà nước; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo phương châm đơn giản, có lợi cho dân nhưng phải đảm bảo sự quản lý nhà nước đạt hiệu quả, đúng pháp luật…
          Bên cạnh đó, trong thời gian tới, chính phủ cần truyền thông xã hội về chính phủ, do đó cần thúc đẩy phát triển CNTT cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Đồng thời phát triển thương mại điện tử, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển này.
          Tựu chung, trong 5 năm tiếp theo, triển khai CPĐT ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đi theo hướng tin học hóa hoạt động hành chính. Và con đường đi này vẫn bị chi phối chủ yếu bởi kết quả của cải cách hành chính. Chỉ có thông qua cải cách hành chính để chuẩn bị nền tảng pháp lý, nhân lực, nguồn vốn… CPĐT mới có thể thuận lợi thâm nhập sâu hơn vào tất cả các mặt đời sống. Nếu cải cách hành chính chưa thành công, CPĐT sẽ mãi là một ứng dụng tin học hóa hành chính- không hơn không kém.

Hội thảo eGov lần thứ 10 sẽ tập trung vào các nền tảng xây dựng một nền “Hành chính phục vụ”. Dựa vào những phân tích về thực trạng cung cấp dịch vụ công hiện nay tại Việt Nam và kinh nghiệm triển khai CPĐT từ các quốc gia đi trước, Hội thảo sẽ đi sâu vào những phân tích, nhìn nhận của các lãnh đạo, chuyên gia CNTT hàng đầu trong và ngoài nước để nâng cấp hạ tầng công nghệ hỗ trợ cho các chương trình CCHC, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho quốc gia, đưa ra những giải pháp xây dựng mô hình quản lý hành chính hiệu quả, mô hình hợp tác công – tư trong triển khai dịch vụ công cũng như kế hoạch phát triển chất lượng, năng lực của các cán bộ, công chức.

Thái Vân.

Cuộc đời nhà sáng lập WikiLeaks lên phim

Cuộc đời nhà sáng lập trang web WikiLeaks sẽ trở thành chủ đề cho một bộ phim mới, với sự tham gia diễn xuất của những diễn viên gạo cội.

AOL bán bản quyền sáng chế trị giá 1 tỉ USD cho Microsoft

AOL đã bán phần lớn số bản quyền sáng chế của mình cho Microsoft với giá khoảng 1 tỉ USD. Đây có lẽ đã là con số khiến cho AOL hài lòng sau một khoảng thời gian rất dài đi tìm đối tượng bán phù hợp.

Tại sao người dùng chưa chuộng Windows Phone?

Charlie Kindel, người vừa mới rời khỏi Microsoft sau 21 năm làm việc, từng trên cương vị phụ trách mảng Windows Phone đã có một bài viết nói về vần đề mà nền tảng non trẻ này gặp phải. Đó là mối quan hệ không được ngọt ngào giữa các nhà mạng, các nhà sản xuất và tất nhiên là cả Windows Phone. Theo ông, các nhà mạng và các OEM đã miễn cưỡng phát hành Windows Phone trong khi Android của Google thì giảm bớt “va chạm” trong chặng đường cuối tới tay người dùng.

Skype, át chủ bài của Windows Phone

Chín tháng sau khi đồng ý mua lại Skype với cái giá 8,5 tỷ USD, các thiết bị cầm tay Microsoft Windows Phone đã được trang bị phiên bản beta của dịch vụ chat bằng giọng nói và video này. Phiên bản beta được cung cấp miễn phí trên Windows Phone Marketplace. Mặc dù những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên chạy Windows Phone không có camera phía trước cho chức năng gọi video, nhưng những mô hình mới đã xuất hiện và hỗ trợ cuộc gọi video trên Skype. Dưới sự điều hành và định hướng của Microsoft, Skype hứa hẹn sẽ là vũ khí cạnh tranh xứng đáng với món tiền khổng lồ mà hãng này đã bỏ ra.

Yahoo mất Giám đốc Sản phẩm

Gã khổng lồ Web một thời Yahoo tiếp tục lún sâu trong khủng hoảng khi một loạt quan chức chủ chốt dứt áo ra đi.

Google, Facebook sẽ phải thành lập VPĐD tại VN

Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.