Trẻ em dưới 16 tuổi có thể bị cấm mua điện thoại thông minh (smartphone), theo kế hoạch mới đang được các bộ trưởng ở Anh xem xét.
Theo một khảo sát gần đây với 2.496 phụ huynh có con trong độ tuổi đi học ở Anh, 83% phụ huynh tin rằng, điện thoại thông minh có hại cho trẻ em và thanh thiếu niên. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 58% phụ huynh tin rằng, Chính phủ Anh nên đưa ra lệnh cấm điện thoại thông minh đối với trẻ dưới 16 tuổi.
Những lo ngại này không phải là không có cơ sở, vì một cuộc thăm dò gần đây do Tổ chức Parentkind thực hiện cho thấy, 93% phụ huynh cho rằng, mạng xã hội có hại cho trẻ em, và 95% phụ huynh muốn các công ty truyền thông xã hội khổng lồ và các công ty công nghệ khác phải làm nhiều hơn để bảo vệ trẻ em khỏi nội dung có hại. Cuộc thăm dò cũng cho thấy, 80% phụ huynh tin rằng, giới hạn độ tuổi truy cập mạng xã hội, thường là 13, là quá thấp và cần được nâng lên nữa.
Tác động của điện thoại thông minh đến sức khỏe của trẻ em đang là mối quan tâm ngày càng tăng của các bậc cha mẹ cũng như các chuyên gia. Đại học Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia Anh cũng đã cảnh báo rằng, thời gian sử dụng thiết bị smartphone quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, dẫn đến các vấn đề như béo phì, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Ngoài tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần, còn có những lo ngại về tác động của điện thoại thông minh đối với sự phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ em. Sự sẵn có liên tục của các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội có thể dẫn đến tình trạng nghiện, và thiếu tương tác xã hội trực tiếp, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển các mối quan hệ và kỹ năng xã hội lành mạnh của trẻ.
Để chống lại tình trạng nghiện smartphone của trẻ vị thành viên và trẻ em, mới đây Chính phủ Anh cùng Bộ Khoa học, Đổi mới và Công nghệ Anh có kế hoạch xem xét, đưa ra luật điều chỉnh các kênh bán hàng hiện có, và cấm bán điện thoại thông minh cho trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi. Động thái này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các bậc cha mẹ ở Anh, vốn là những người ngày càng lo ngại về tác động của điện thoại thông minh đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con cái họ.
Ngoài ra, Chính phủ Anh đã công bố hướng dẫn về việc sử dụng điện thoại thông minh trong các trường học ở Anh, trong đó gợi ý rằng, các trường có thể thực hiện điều này, bằng cách yêu cầu học sinh để điện thoại ở nhà, nộp lại khi đến trường và cất giữ trong tủ khóa, hoặc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học hoặc trong khuôn viên trường.
Hướng dẫn cũng gợi ý rằng, các trường học có thể sử dụng công nghệ để giám sát, và quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh, chẳng hạn như sử dụng phần mềm để chặn quyền truy cập vào một số trang web hoặc ứng dụng nhất định trong giờ học. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ như vậy cũng làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư, và nguy cơ lạm dụng công nghệ giám sát.
Chính phủ Anh tin rằng, việc cấm bán điện thoại thông minh cho trẻ em dưới 16 tuổi có thể bảo vệ trẻ em hơn nữa khỏi những nguy cơ tiềm ẩn của mạng xã hội, và các mối đe dọa trực tuyến khác như tội phạm, bắt nạt trên mạng, nội dung khiêu dâm và hack.
Gần đây, ngành công nghệ cũng đã đáp lại những lo ngại về tác động của điện thoại thông minh đối với sức khỏe trẻ em. Ví dụ, Apple đã giới thiệu các tính năng như Screen Time, cho phép cha mẹ đặt ra giới hạn cho việc sử dụng điện thoại của con cái và giám sát hoạt động của chúng. Google cũng đã giới thiệu các tính năng tương tự cho các thiết bị Android, chẳng hạn như Digital Wellbeing. Tuy nhiên, những tính năng này không nhận được sự tham gia nhiệt tình và tin cậy của giới phụ huynh.
Có thể thấy, đề xuất cấm bán điện thoại thông minh cho trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi là một động thái quan trọng của Chính phủ Anh, nhằm giải quyết mối lo ngại ngày càng tăng về tác động của điện thoại thông minh đối với sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Mặc dù lệnh cấm không phải là giải pháp hiệu quả, nhưng đây là một bước đi đúng hướng, nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những mối nguy hiểm tiềm tàng từ mạng xã hội, và các mối đe dọa trực tuyến khác.
Trung Quốc đang giáng một đòn mới vào trong cuộc chiến chip khốc liệt với Mỹ, khi đã yêu cầu các công ty viễn thông lớn phải loại bỏ dần chip sản xuất ở nước ngoài khỏi hệ thống mạng của mình. Và các công ty Mỹ như Intel và Advanced Micro Devices Inc (AMD) dự kiến sẽ phải gánh chịu hậu quả từ bước đi mới nhất này của Trung Quốc.
Trong nỗ lực tăng cường kết nối kỹ thuật số giữa Mỹ và Nhật Bản, Google đã tiết lộ kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào việc phát triển hai tuyến cáp ngầm mới. Khoản đầu tư khổng lồ này cũng là một phần trong sáng kiến Pacific Connect.
Meta sẽ làm mờ các tin nhắn Instagram có chứa ảnh khiêu dâm, vì sự an toàn của trẻ vị thành niên. Tính năng này sẽ được bật theo mặc định trên toàn cầu cho người dùng dưới 18 tuổi, và người lớn cũng được khuyến khích kích hoạt.
Là một trong những đơn vị mở bán MacBook Air M3 sớm nhất, lúc 10h ngày 12/4, Di Động Việt đã có phiên livestream mở bán với voucher lên đến 1,3 triệu đồng cùng nhiều chính sách hậu mãi độc quyền khác.
Apple đã gửi thông báo về mối đe dọa tới người dùng trên toàn thế giới trong bối cảnh lo ngại rằng các cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê rất tinh vi có thể nhắm vào các khách hàng cao cấp của họ.
Tại sao một số công ty công nghệ lớn như Google, Meta bắt đầu tự sản xuất chip AI nội bộ cho riêng mình, và họ thực sự nhận được lợi lạc gì khi làm như vậy?
Một đại diện của Thượng viện Mỹ cho biết, thời hạn để công ty mẹ ByteDance thoái vốn khỏi TikTok có thể được gia hạn tăng thêm từ mức sáu tháng lên một năm.
Cơ hội trúng xe ô tô VinFast VF5O, chuyến du lịch Nhật Bản cùng nhiều phần quà hấp dẫn khi tham gia chương trình “Vạn ước mơ trên một kết nối” của FPT Telecom.
Từ ngày 12 – 14/4, hệ thống Di Động Việt mở đợt sale sốc (Mega Sale) trên toàn quốc. Đặc biệt, trong các khung giờ cố định, khách hàng đến sớm sẽ được mua với giá giảm chồng giảm, mua 1 tặng 1…
Các cơ quan quản lý thừa nhận, tiền phạt không phải là “liều thuốc chữa bách bệnh” để kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng của Big Tech. Còn các nhà phê bình cho rằng, hình thức phạt tiền chỉ được coi là một phần chi phí kinh doanh mà các Big Tech phải bỏ ra.