Chiến tranh mạng giữa Nga-Ukraine sẽ tồn tại lâu hơn chiến tranh vũ trang

Nga đã kết hợp chiến thuật '”chiến tranh mạng” tăng tốc cùng với chiến tranh vũ trang trong suốt cuộc xung đột với Ukraine. Ảnh: @AFP

Các cuộc tấn công mạng của cả hai bên có thể dẫn đến các thiệt hại khó tránh khỏi trong không gian mạng.

Cùng với bạo lực vũ trang xảy ra từ cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, một cuộc chiến tranh mạng song song đang diễn ra mà ít có tiền lệ. Các chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục có các cuộc tấn công mạng này và có thể tràn sang nhằm vào các quốc gia thành viên NATO. Nó đang diễn ra theo cách mà các chuyên gia chiến tranh mạng không mong đợi, và điều đó khiến nhiều người trong số họ lo ngại về các khía cạnh công nghệ của cuộc xung đột tồi tệ nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ sẽ diễn ra tiếp theo như thế nào. Đặc biệt, họ lo ngại về khả năng nó có thể vượt ra ngoài biên giới của hai chiến binh.

Một bên là Nga, một siêu cường quốc đã bắt đầu cuộc tấn công kỹ thuật số vào Ukraine vài tháng trước khi xe tăng của họ lăn bánh qua biên giới, nhưng những nỗ lực của họ cho đến nay vẫn còn hạn chế một cách đáng ngạc nhiên. Ở chiều ngược lại, Ukraine là một quốc gia tương đối yếu trong không gian mạng đã trở thành quốc gia đầu tiên chống lại kẻ xâm lược bằng cách công khai kêu gọi đội quân tin tặc quốc tế ra tay hành động. Nước này cũng có hàng trăm nghìn nhân viên, kỹ sư công nghệ trong và ngoài nước đang tham gia vào các vụ hack và tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu ở Nga.

Các chuyên gia theo dõi các mối đe dọa mạng cho cả chính phủ và tập đoàn công ty quốc tế đều lo ngại rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Các chuyên gia này đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ vì Nga đặc biệt có lịch sử tung ra các loại vũ khí tấn công mạng có sức tàn phá vượt xa các máy tính và mạng internet vốn là mục tiêu ban đầu của họ, dù Điện Kremlin đã nhiều lần phủ nhận việc thực hiện các hoạt động tấn công mạng độc hại.
Jean Schaffer, giám đốc công nghệ tại công ty an ninh mạng Corelight, người đã có hơn 30 năm làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, gần đây nhất là giám đốc an ninh thông tin tại Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Để có cái nhìn thoáng qua về những gì các chuyên gia lo lắng, hãy xem xét một phần mềm độc hại có tên HermeticWizard. Ray Canzanese, giám đốc nghiên cứu mối đe dọa tại công ty an ninh mạng Netskope cho biết, các tin tặc từ Nga đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào Ukraine bằng phần mềm độc hại “xóa sổ”, được thiết kế để phá hủy máy tính bằng cách xóa hoàn toàn nội dung của chúng. Các phiên bản mới của phần mềm độc hại như vậy đã được phát hiện kể từ đó, mỗi phiên bản đều tinh vi hơn và có khả năng phá hoại hơn phiên bản trước.

Chiến tranh mạng giữa Nga-Ukraine sẽ tồn tại lâu hơn chiến tranh vũ trang - nga ukraine
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine có thể dẫn đến các cuộc tấn công vào các nước NATO, và gây thiệt hại tài sản thế chấp cho các công ty phương Tây, đồng thời có thể tạo nguồn cảm hứng cho tội phạm mạng. Ảnh: @AFP.

Ông Canzanese nói, HermeticWizard mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong gần 2 tuần qua là nguy hiểm nhất, nó là một phần mềm độc hại được thiết kế để phát tán một phần mềm nguy hiểm khác đi kèm.

Phần mềm độc hại HermeticWizard với các đặc điểm “sâu” tương tự một phần mềm đã đứng sau cuộc tấn công NotPetya tàn khốc vào năm 2017, cuộc tấn công mạng đó gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Được gán cho nhà nước Nga, phần mềm NotPetya đã gây thiệt hại hàng tỷ đô la cho các công ty như Maersk, FedEx và thậm chí cả Rosneft, công ty dầu mỏ của Nga, mặc dù mục tiêu dự kiến của họ là Ukraine. Ông Canzanese nói: “Mọi người trong lĩnh vực an ninh mạng đều nói rằng, chúng ta đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công NotPetya tương tự tiếp theo”.

Ông Canzanese còn cho biết thêm, phần mềm độc hại HermeticWizard mà Nga đã triển khai đã nhắm mục tiêu vào các máy tính của chính phủ Ukraine và các ngân hàng của nước này làm xói mòn năng lực giao tiếp và hoạt động của đất nước. Theo một nhà nghiên cứu an ninh trong khu vực, phần mềm độc hại tương tự này cũng tấn công các máy tính thuộc hệ thống kiểm soát biên giới của Ukraine, cản trở quá trình xử lý người tị nạn rời khỏi đất nước.

Cho đến nay, tác động của phần mềm HermeticWizard này là rất nhỏ so với các cuộc tấn công mạng trước đây của Nga, theo tuyên bố của Mark Warner, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện đảng Dân chủ Mỹ. Các cuộc tấn công chỉ ảnh hưởng đến một số ít các nhà thầu và tổ chức tài chính của chính phủ Ukraine, và dường như chủ yếu nhằm mục đích làm mất tinh thần của những người bảo vệ ở Ukraine.

Trước tất cả các hoạt động đó, các chuyên gia an ninh mạng đều ngạc nhiên rằng các cuộc tấn công mạng của Nga cho đến thời điểm này vẫn chưa hiệu quả hoặc tàn khốc.

Khi Nga tấn công Gruzia vào năm 2008 và một lần nữa khi tấn công Ukraine vào năm 2014, nước này đã tiến hành các cuộc tấn công mạng tinh vi nhằm chiếm đoạt và định tuyến lại lưu lượng truy cập internet. Trong trường hợp Nga sáp nhập Crimea, các cuộc tấn công cho phép Nga tiếp quản các mạng lưới thông tin liên lạc.

Nhưng điều đó đã không xảy ra lần này ở Ukraine, ít nhất là vụ tấn công mạng sau chiến sự ngày 24/2 bùng nổ. Chester Wisniewski, một nhà khoa học nghiên cứu chính tại công ty an ninh mạng Sophos cho biết: “Nhiều người trong chúng tôi nghĩ rằng, Nga đã định vị sẵn bên trong mình danh sách mạng lưới của nhiều cơ sở hạ tầng để phá vỡ nó từ trước. Nhưng chúng tôi chưa thực sự thấy điều đó xảy ra, và nó thật kỳ lạ”.

Có nhiều giả thuyết về lý do tại sao Nga không đóng cửa các cơ sở hạ tầng quan trọng trong cuộc chiến này. Có thể là Nga không muốn làm hỏng các hệ thống mà các nhà lãnh đạo của họ nghĩ rằng, họ sẽ có thể nhanh chóng tiếp quản trong chớp nhoáng. Cũng có thể là Nga đã cố gắng nhưng Ukraine đã học được những bài học trong 8 năm qua cho phép nước này củng cố các hệ thống của mình để chống lại sự xâm nhập gây hại. Trong mọi trường hợp, sự phản ánh thiếu rõ ràng này dẫn đến việc khó dự đoán điều gì có thể xảy ra tiếp theo.

Rob Gurzeev, một trong những giám đốc công nghệ thuộc Đơn vị 8200 của Israel — gần tương đương với Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, cả các cuộc tấn công mạng bên lề tại Ukraine chỉ là một tín hiệu cho thấy Nga không phải là một kẻ thù đáng sợ như những thành công trước đây, cả quân sự và mạng mà nước này có được. Nhưng sự tự mãn trước cuộc tấn công mạng hiện đang ngấm ngầm của Nga đối với Ukraine và thế giới sẽ là một sai lầm, và sẽ phải trả cái giá cực đắt cho sự tự mãn đó.

Ngay cả khi các loại vũ khí mạng mạnh hơn nữa vẫn chưa sẵn sàng, một nước Nga khi bị cô lập và dồn vào chân tường, thì họ sẽ có nhiều lựa chọn khác để trả đũa những kẻ thù ngoài Ukraine, đây cũng chính là yếu tố theo chốt, và cũng có thể gọi là động lực để họ tiếp tục phát triển vũ khí mạng và trực tiếp tấn công kẻ thù của mình, cả doanh nghiệp và quốc gia – nhà nước kẻ thù. Ông Rob Gurzeev còn nói, các cuộc tấn công kỹ thuật số bắt đầu trước chiến sự xảy ra và chúng có thể tiếp tục ngay cả sau khi cuộc chiến sự dừng lại hoàn toàn.

Theo WSJ

Có thể bạn quan tâm
Có nên nâng cấp từ iPhone SE 2020 lên iPhone SE 2022?

Apple đã ra mắt iPhone SE 2022 mới trong sự kiện rạng sáng ngày 9/3 với những nâng cấp đáng kể về hiệu suất, hệ thống camera mới và kết nối 5G.

ASUS VivoBook 13 Slate OLED: Laptop tháo rời, giải trí, học tập và làm việc

Dòng laptop VivoBook 13 Slate OLED vừa được ASUS chính thức ra mắt thị trường tích hợp công năng của một chiếc máy tính – máy tính bảng – TV mini màn hình OLED. Máy được mở bán độc quyền tại Cellphone S với mức giá 17,79 triệu đồng.

iPhone SE 2022 sắp bán tại Việt Nam, giá dự kiến từ 11,99 triệu đồng

iPhone SE 2022 sẽ được mở bán tại thị trường Việt Nam trong ít ngày tới, hệ thống Minh Tuấn Mobile đã đưa ra giá dự kiến từ 11,99 triệu đồng

Apple tiếp tục phô diễn vị thế với loạt sản phẩm iPhone SE, iPad, Mac mới nhất

Apple đã tiết lộ các mẫu iPhone, iPad và Mac mới vào rạng sáng ngày 9/3 theo giờ Việt Nam trong sự kiện lớn đầu tiên của năm 2022.

FPT Long Châu miễn phí 100% thuốc đặc trị Covid cho người nghèo trên toàn quốc

Những bệnh nhân nhiễm Covid-19 là hộ nghèo, chỉ cần có đơn thuốc của bác sĩ, cùng chứng nhận hộ nghèo, sẽ được hỗ trợ 100% miễn phí liệu trình thuốc điều trị Covid-19 tại tất cả nhà thuốc FPT Long Châu trên toàn quốc.

Bị cô lập từ bức màn sắt kỹ thuật số, liệu Internet của Nga sẽ giống Trung Quốc?

Nước Nga chính thức rơi vào khủng hoảng Internet, khi bị các tập đoàn công nghệ trên thế giới hạn chế bằng các rào cản kỹ thuật số khắt nghiệt.

Sự kiện tháng 3 ‘Peek Performance’ của Apple có gì đặc biệt?

iPhone SE 3 5G là chuẩn phổ biến cho mạng di động hiện tại và nhiều khả năng, phiên bản giá rẻ được trông chờ của Apple, iPhone mới sẽ có ngay công nghệ này ngay từ đầu. Kể từ lần đầu tiên iPhone SE xuất hiện vào năm 2016 và 4 năm sau đó […]

iPhone 13 sẽ có màu mới lạ tại sự kiện Peek Performance khuya nay 9/3

Sự kiện Peek Performance mà Apple tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 9/3 theo giờ Việt Nam có thể chứng kiến sự xuất hiện của iPhone SE 3, iPad Air 5, máy Mac mới và biến thể màu sắc mới của iPhone 13.

Nga xem xét khả năng ngắt kết nối với Internet toàn cầu

Người dân Nga đã bắt đầu cảm thấy hậu quả của các lệnh trừng phạt quốc tế được áp đặt sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra.

Samsung Galaxy S22 series đạt lượng đặt hàng kỷ lục tại Việt Nam

Chỉ sau 2 tuần ra mắt chính thức tại thị trường Việt Nam, dòng Galaxy S22 đã đạt tổng số lượng đặt hàng trước tại các hệ thống bán lẻ trên toàn quốc tăng gấp 2,5 lần so với thế hệ Galaxy S21 tiền nhiệm.