Chiến sự Nga-Ukraine sẽ tạo cú hích lớn cho công nghệ phát thải thấp

Giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao cũng có thể khiến một số quốc gia thúc đẩy các chính sách phát triển đầu tư năng lượng sạch. Ảnh: @AFP.

Một quan chức cao cấp của Đức hôm 15/3 dự đoán, cuộc chiến sự ở Ukraine và tác động của nó đối với giá nhiên liệu hóa thạch tự nhiên trên toàn thế giới sẽ tạo ra một cú hích lớn cho công nghệ phát thải thấp.

Đức liên tục không đạt mục tiêu cắt giảm khí thải

Hôm 15/3, Patrick Graichen, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Khí hậu của Đức cho biết, giá dầu, khí đốt và than đá tăng trên toàn cầu sẽ thúc đẩy việc sử dụng công nghệ phát thải thấp, đồng thời làm giảm sự phụ thuộc của các nước vào nhập khẩu năng lượng, nhiên liệu từ Nga.

Ông nói với các phóng viên ở Berlin rằng: “Vấn đề phát thải nghiêm trọng trên toàn cầu, cả công nghệ phát thải đều đặt ra nhu cầu bảo vệ khí hậu cấp thiết với mức độ như nhau. Thế nên, với năng lượng tái tạo, điện khí hóa, những thứ này bây giờ sẽ nhận được một sự thúc đẩy lớn”.

Graichen phát biểu tại buổi trình bày báo cáo thường niên về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Đức, vốn đã tăng mạnh vào năm 2021 sau đợt giảm do đại dịch gây ra vào năm trước đó. Các số liệu sơ bộ cho thấy, Đức đã thải ra khí quyển tương đương 762 triệu tấn carbon dioxide giữ nhiệt vào năm ngoái, nhiều hơn 33 triệu tấn so với năm 2020, tương đương với mức tăng khoảng 4,5%.

Ottmar Edenhofer, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi Khí hậu Potsdam, Đức cho biết, sự gia tăng lượng khí thải trong năm ngoái một phần là kết quả của giá khí đốt tự nhiên cao, khiến chi phí của hình thức đốt than gây ô nhiễm môi trường lại trở nên rẻ hơn.

Các số liệu mới nhất cho thấy, Đức đã một lần nữa thất bại trong mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải so với mức năm 1990 – mục tiêu được đề ra là sẽ đạt được vào năm 2020. Chính phủ Đức thừa nhận rằng, họ sẽ phải nỗ lực rất lớn để giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và đạt được mức ‘net zero’ (tức là phát thải ròng bằng “0”) vào năm 2045.

Các quan chức Đức nói rằng, các lĩnh vực xây dựng và giao thông nói riêng đều không đạt được chỉ tiêu. Trong số các biện pháp được chính phủ thúc đẩy hiện nay là sử dụng xe điện và thay thế các lò dầu hoặc khí đốt để sưởi ấm gia đình bằng các máy bơm nhiệt điện hiệu quả cao.

Hiện tại, Graichen cũng từ chối bình luận về kế hoạch trợ giá xăng dầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức, một biện pháp mà các nhóm ủng hộ môi trường cho rằng sẽ làm suy yếu nỗ lực giảm khí thải.

Cuộc chiến của Nga với Ukraine cũng mang lại bài học quan trọng cho thị trường năng lượng toàn cầu

Người dân Ukraine đang gánh chịu sức nặng nặng nề nhất của cuộc chiến sự mà họ đang đối mặt với Nga, nhưng cuộc chiến này cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường năng lượng toàn cầu. Bởi Liên minh châu Âu phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga và Hoa Kỳ cũng có sự phụ thuộc tương tự, trước khi các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga được đặt ra sau chiến sự.

Chiến sự Nga-Ukraine sẽ tạo cú hích lớn cho công nghệ phát thải thấp - Chien su Nga Ukraine 2
Liệu cuộc chiến sự Nga- Ukraine có thúc đẩy được quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo? Ảnh: @AFP.

Cuộc chiến Nga-Ukraine cũng là một chìa khóa cho thị trường năng lượng toàn cầu, và một vấn đề khác là biến đổi khí hậu. Như báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của LHQ được đưa ra khẩn cấp hôm 28/2, nội dung có nêu rõ rằng, hiện tượng nóng lên toàn cầu là một mối đe dọa cấp bách đối với phúc lợi của con người.

“Gần một nửa nhân loại đang sống trong vùng nguy hiểm ngay bây giờ, nhiều hệ sinh thái đang ở điểm suy thoái không thể quay lại”, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết. Cộng với tình trạng biến đổi khí hậu cũng như chiến sự giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tất cả đang tạo ra một khuôn khổ mới để hiểu thị trường năng lượng toàn cầu thực sự đang như thế nào và cần gì tiếp theo.

Nhà kinh tế học Dieter Helm, giáo sư về chính sách năng lượng tại Đại học Oxford cho biết, việc chuyển hướng ra khỏi nhiên liệu hóa thạch có vẻ phức tạp hơn mọi người nghĩ. Ông nói: “Quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đã gặp khó khăn, bởi hiện 80% năng lượng trên thế giới vẫn là từ nhiên liệu hóa thạch”.

“Tôi dự đoán rằng trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tăng sản lượng dầu và khí đốt, và khu vực Biển Bắc có thể nhận thêm một số khoản đầu tư khai thác tiếp theo”. Trên hết, tiêu thụ than đá của EU cũng có thể tăng lên, ông nói thêm.

Hiện tại, các nhà lãnh đạo châu Âu đang thúc giục khối đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo để đối phó với chiến sự Nga- Ukraine. Tại cuộc họp thảo luận về chiến lược năng lượng toàn EU trong tuần đầu tháng 3, châu lục này dự kiến sẽ thúc đẩy một “phản ứng xanh” về chuyển đổi năng lượng.

“Chúng tôi quyết tâm hạn chế sự ảnh hưởng, cũng như sự phụ thuộc năng lượng, nhiên liệu hóa thạch của Nga”, Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu nhận định. “EU phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”.

Ursula von der Leyen còn nhận định, năng lượng tái tạo, điện khí hóa nên được coi là “năng lượng của tự do”. EU có kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga bằng cách tăng tốc năng lượng tái tạo và đạt 100% điện sạch vào năm 2035.

Nhưng một chuyên gia nói rằng, châu Âu và các quốc gia khác đã bỏ lỡ một cuộc khủng hoảng tương tự đó là từ đại dịch Covid-19 để tiến hành chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. “Đừng bao giờ lãng phí cơ hội để chuyển đổi năng lượng từ một cuộc khủng hoảng. Tôi nghĩ rằng Châu Âu đã lãng phí một thời gian dài để tận dụng trong đại dịch Covid-19”, Van de Graaf, phó giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Ghent nói.

“Nhưng cuộc khủng hoảng chiến sự lần này có thể sẽ khác”, Van de Graaf gợi ý. “Nhiều chiến lược để giảm sự phụ thuộc vào Nga cũng giống như các biện pháp chính sách mà Châu Âu muốn thực hiện để giảm phát thải”. Ông chỉ ra rằng ở châu Âu, chiến sự đang kích hoạt một làn sóng đầu tư vào năng lượng sạch. “Vào những thời điểm mà chúng ta gặp phải những khủng hoảng này, quá trình chuyển đổi năng lượng có thể được tăng cường”.

Trong khi đó, nhiều giám đốc điều hành các tập đoàn năng lượng tin rằng, quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch vẫn đang diễn ra, nhưng sẽ không nhanh chóng hoặc dễ dàng như nhiều người nghĩ.

Scott Mackin, đối tác quản lý tại Denham Capital, một quỹ cơ sở hạ tầng bền vững có trụ sở tại Boston, Mỹ cho biết: “Đây là những khúc quanh trên đường. Động lực vẫn còn rất mạnh đối với sự chuyển đổi năng lượng, nhưng tất cả đang nằm trong một bức tranh lớn”.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Xizhou Zhou, Phó chủ tịch phụ trách năng lượng và năng lượng tái tạo của Viện nghiên cứu IHS Markit cho biết: “Trước khi chiến sự nổ ra, quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đã gặp nhiều khó khăn, do sự kết hợp của các vấn đề về hậu cần và thảm họa chiến tranh thương mại, vì thế mà cả ngành năng lượng mặt trời và gió đều không tăng trưởng vượt bậc, không như trong các kịch bản “không phát thải ròng” được quốc tế đề xuất trước đây”.

Zhou nói rằng, quá trình này hóa ra là một “quá trình chuyển đổi không đồng bộ”, vì năng lượng tái tạo không phát triển đủ để thay thế nhiên liệu hóa thạch cần loại bỏ khỏi hệ thống. Ông cũng khẳng định, quá trình chuyển đổi sang năng lượng thái tạo nói chung có ít bước đệm hơn để đối phó với những thăng trầm, và cuộc xung đột Ukraine tiếp tục sẽ là một cú sốc khác để kiểm tra khả năng phục hồi của các hệ thống năng lượng trong quá trình chuyển đổi.

Đồng thời, xung đột đồng nghĩa với việc hợp tác toàn cầu về biến đổi khí hậu, vốn nhất thiết phải bao gồm các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Nga cũng sẽ càng trở nên khó khăn hơn, theo Zhou.

Theo Abcnews/ FT

Có thể bạn quan tâm
Intel xây dựng nhà máy chip trị giá 19 tỷ USD ở Đức

Intel đã xác nhận kế hoạch xây dựng một nhà máy bán dẫn ở Đức với kinh phí 19 tỷ USD. Đây là một phần của khoản đầu tư lên tới 88 tỷ USD vào châu Âu trong thập kỷ tới.

Giám đốc Samsung xin lỗi về vấn đề điều chỉnh ứng dụng Galaxy S22

Phó chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee đã xin lỗi về những tranh cãi xung quanh hiệu suất smartphone Galaxy S22 mới ra mắt gần đây do một ứng dụng được cài đặt sẵn.

Dùng Zalo xác nhận F0, gửi test nhanh F1

Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, để kịp thời tư vấn, hỗ trợ người bệnh hiệu quả nhiều nơi đã đã ứng dụng các nền tảng công nghệ như Zalo trong quản lý, theo dõi F0, F1.

Công nghệ đang nỗ lực giúp người di tản Ukraine tìm việc, phiên dịch, ổn định cuộc sống

Từ các nhiệm vụ cứu hộ hỗ trợ người Ukraine thoát khỏi các thành phố bị chiến tranh tàn phá, đến cung cấp dịch vụ thông dịch khi họ vượt biên giới và giúp họ bắt đầu cuộc sống mới, tìm việc…, ngành công nghệ đang phát huy sức mạnh để cứu trợ các nạn nhân di tản do ảnh hưởng từ cuộc xâm lược của Nga.

Xiaomi ra mắt loạt smartphone cao cấp Xiaomi 12, sạc nhanh 120W

Xiaomi chính thức đưa ra thị trường toàn cầu dòng smartphone cao cấp hoàn toàn mới Xiaomi 12 với bộ ba Xiaomi 12 Pro, Xiaomi 12, và Xiaomi 12X có thuật toán AI cải tiến và nền tảng Snapdragon®.

Thiếu hụt chip toàn cầu, thị trường smartphone năm 2022 sẽ yên tĩnh?

Thông thường vào tháng 9, Apple sẽ công bố dòng iPhone mới đi kèm các phần cứng mới, trong đó đáng chú ý nhất là chip xử lý mới, Tuy nhiên, điều này có thể không xảy ra với dòng iPhone 14 năm nay.

Lazada giảm giá 50% và cơ hội săn quà 10 tỷ đồng nhân dịp sinh nhật thứ 10

Đánh dấu cột mốc 10 năm đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Thương mại Điện tử (TMĐT) tại Đông Nam Á, Lazada chính thức tổ chức Lễ hội mua sắm “Sinh Nhật Thế Kỷ” từ 0h ngày 27/3 đến hết ngày 29/3 với 10 hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng.

Ukraine triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt của kỹ sư gốc Việt

Dẫn nguồn tin giấu tên, Reuters cho biết Bộ Quốc phòng Ukraine đã bắt đầu sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt Clearview AI.

Google.org chi 125.000 USD để đào tạo 1 triệu “Công dân số văn minh” ở Việt Nam

Quỹ tài trợ Google.org thông báo tài trợ CFC Việt Nam để triển khai dự án ‘Công dân số văn minh’ trị giá 125.000 USD, với kỳ vọng tiếp cận và nâng cao nhận thức cho 1 triệu người dùng Internet trẻ tuổi trong năm 2022.

Giới công nghệ Nga rời khỏi đất nước

Giám đốc điều hành công nghệ người Nga Ilya Krasilshchik đã vội vã thu dọn ba chiếc vali và lên chuyến bay đến Dubai trong tuần qua mà không có kế hoạch trước và không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.