Cùng với sự phát triển của Thương mại điện tử (TMĐT), các hình thức thanh toán online ngày càng trở nên đa dạng hơn, thuận tiện, tuy nhiên vẫn còn quá xa vời cho một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam. Thống kê của Bizweb về thực trạng tích hợp, sử dụng thanh toán trực tuyến tại các website bán hàng của hơn 23.000 chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) đã cho thấy thực trạng đó.
Công nghệ sẵn sàng, người dùng vẫn thờ ơ
Giao dịch mua bán online hằng năm ngày càng tăng mạnh nhưng thanh toán trực tuyến lại có những bước tiến khá chậm, đặc biệt ở phân khúc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê trên hơn 23.000 khách hàng là các chủ website đang sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb.vn, chỉ có 7,6% website tích hợp thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán. Tỷ lệ các doanh nghiệp SMBs tích hợp thanh toán trực tuyến qua cổng thanh toán đã rất thấp so với tiềm năng hiện có của TMĐT Việt Nam, tỷ lệ sử dụng lại càng thấp hơn.
Thanh toán trực tuyến trên website bán hàng không chỉ giúp người bán tận dụng được công nghệ số vào vận hành kinh doanh nhằm tiết kiệm nguồn lực từ nhân sự cho tới tài chính mà còn mang đến cho người mua những trải nghiệm thú vị. Thay vì phải trả bằng tiền mặt hay chuyển khoản ngân hàng rồi báo lại cho chủ shop, người tiêu dùng chỉ cần click chuột ngay trên chính nơi mua hàng để hoàn tất đơn hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng lại chỉ thích hình thức nhận hàng trả tiền mặt (COD) và không mấy quan tâm tới thanh toán trực tuyến.
Theo các chủ doanh nghiệp SMBs, thanh toán trực tuyến rất tiện lợi, nhưng vì sở thích của khách hàng, doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài việc chiều theo ý họ. Anh Nguyễn Hữu Sơn, chủ website Shoptienich.com.vn cho biết: “Là chủ cửa hàng, chúng tôi rất muốn được sử dụng thanh toán trực tuyến bởi nó vừa tiện lợi, nhanh chóng vừa không lo bị khách “bỏ bom”, đặt hàng rồi không lấy hoặc trả lại. Tuy nhiên, chúng tôi phải chiều theo khách hàng bởi 99% thích giao hàng rồi mới thanh toán để cảm thấy yên tâm hơn khi mua hàng online”. Chị Nguyễn Phạm Mai Anh, chủ website Munsstuff.com cũng cho rằng, việc tích hợp các cổng thanh toán vào website chỉ phục vụ một lượng rất nhỏ khách hàng có lại thói quen này, còn hầu hết khách hàng chỉ thích COD hoặc cùng lắm là chuyển khoản ngân hàng.
Chỉ số TMĐT Việt Nam 2015 (EBI) cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thẻ thanh toán là 16%, hình thức thanh toán qua ví điện tử chỉ chiếm 4% doanh nghiệp sử dụng. Một khảo sát khác trong năm 2015 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến mới chỉ dừng lại ở 17%. Đây là một thực trạng rất đáng suy ngẫm, bởi trong khi TMĐT phát triển mạnh mẽ, điều kiện về hạ tầng công nghệ đã dần hoàn thiện, nhưng tại sao thanh toán trực tuyến vẫn bị thờ ơ?
Cần đơn giản, dễ sử dụng hơn trong thanh toán trực tuyến
Một trong những cản trở quan trọng nhất có lẽ là do thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt Nam, việc sử dụng thẻ trong thanh toán nói chung chưa được phổ biến. Ngoài ra, bảo mật trong thanh toán trực tuyến cũng là vấn đề khiến người tiêu dùng lo ngại khi sử dụng thanh toán trực tuyến trên các trang website. Chia sẻ về nỗi lô này, anh Nguyễn Minh Quý – Giám đốc Kỹ thuật Bizweb cho hay: “Trong trường hợp hi hữu website bị hacker tấn công, người dùng thanh toán trực tuyến trên website vẫn có thể yên tâm không sợ mất cắp thông tin tài khoản bởi website không lưu lại thông tin tài khoản của họ. Đồng thời, an ninh bảo mật của các bên cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng đang ngày càng được quan tâm hàng đầu và bảo mật dày đặc hơn.”
Trong tổng số 7,6% website bán hàng tích hợp thanh toán trực tuyến, có gần 50% đang tích hợp cổng Ngân Lượng, tiếp đến là Bảo Kim (32%), Paypal (30%), Napas (23%), các cổng thanh toán khác chỉ chiếm trên 5%. Có rất nhiều lựa chọn cổng thanh toán để tích hợp cho website bán hàng nhưng việc đa dạng cổng thanh toán lại không phải là giải pháp mà nhiều chủ shop nghĩ tới. Theo thống kê của Bizweb, hơn 90% trong tổng số các website có tích hợp cổng thanh toán trực tuyến chỉ lựa chọn 1 đến 2 cổng thanh toán cho website của mình.
Phân tích trải nghiệm của người dùng khi vào website mua hàng, anh Nguyễn Thanh Hải – chủ website Shop.chichbong.com nói: “Càng tích hợp nhiều cổng thanh toán càng khiến khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn cái nào tốt hơn, tin cậy hơn để rồi cuối cùng họ lại quay về chọn cách an toàn nhất là COD. Vì thế, tốt nhất chỉ nên tích hợp 1 hoặc 2 cổng thanh toán”. Ngoài ra, việc lựa chọn cổng thanh toán tích hợp vào website cũng phải tìm đến những đối tác uy tín, tên tuổi và có nhiều người sử dụng. khách hàng sẽ an tâm hơn khi thanh toán qua cổng mình đã biết đến.
Thanh toán trực tuyến là khâu có những bước tiến chậm nhất trong nền TMĐT Việt Nam. Chỉ khi thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ, khi ấy TMĐT mới thực sự đi lên một cách trọn vẹn nhất. Và để đạt được điều đó thì thanh toán trực tuyến cần phải đi trước một bước và hướng đến sự hoàn thiện các dịch vụ cả về chất và lượng để các doanh nghiệp khi cần có thể tích hợp, ứng dụng ngay vào trong quá trình kinh doanh của mình.
Tại các nước phát triển, thanh toán trực tuyến chiếm phần lớn trong giao dịch, nhiều nơi không còn nhận tiền mặt, ngay cả người bán hàng rong cũng chuộng thanh toán qua thẻ. Việt Nam để làm được điều này, phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực phối hợp và quyết liệt hơn nữa từ của Nhà nước, doanh nghiệp và tất cả cộng đồng nói chung và người tiêu dùng nói riêng.
Ô Lâu
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) chính thức ra mắt Trang thương mại điện tử ePrudential mở rộng lựa chọn của khách hàng trong việc tham gia bảo hiểm qua kênh trực tuyến.
Với chủ đề Ứng dụng công nghệ và vật liệu Nano, Hội nghị Quốc tế Thường niên Khu Công nghệ cao 2016 diễn ra tại Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) từ ngày 17-18/11/2016 đã thu hút đông đảo các chuyên gia trong và ngoài nước.
Cần chung tay cắt “nguồn oxy” nuôi dưỡng các trang web cung cấp nội dung không bản quyền là thông điệp chính được đưa ra tại hội thảo “Môi trường giải trí trực tuyến lành mạnh, an toàn – Giải trí sạch” (Clean Entertainment) do Hội sở hữu Trí tuệ TP.HCM (IPA) và Liên minh các Chủ sở hữu Quyền đồng tổ chức, diễn ra ngày 16/11/2016 tại TP.HCM.
Samsung vừa chính thức thông báo đạt được thỏa thuận mua lại tập đoàn công nghiệp quốc tế Harman, một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử ô tô với giá 112 USD/cổ phiếu, với tổng giá trị khoảng 8 tỷ USD trả bằng tiền mặt.
Mobifone vừa phát đi thông cáo cho biết đã tiếp nhận nhiều phản ánh của khách hàng về việc các thuê bao di động tại Việt Nam đã phát sinh cước cuộc gọi quốc tế đến các đầu số nước ngoài (+224xxx, +252xxx, +232xxx, +231xxx…) vì bị các thủ thuật nhá máy.
Ngày 12/11, vòng chung kết và lễ trao giải cuộc thi lập trình trên máy tính “Samsung Software Challenge 2016 – Thử thách sáng tạo cùng Samsung 2016” đã diễn ra tại Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đây là cuộc thi lập trình với quy mô lớn nhất, lần đầu tiên được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Di động Samsung (SVMC) thuộc Công ty Samsung Electronics Việt Nam tổ chức.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, từ hôm nay 15/11 đến 20/11/2016, Vietnamobile gửi tới tất cả khách hàng thuê bao trả trước món quà đặc biệt.
Sau thử nghiệm và đi vào hoạt động thành công tại TP.HCM và Hà Nội, ngày 14/11/2016, công ty Grab công bố đưa dịch vụ xe hợp đồng điện tử GrabCar thử nghiệm tại Đà Nẵng.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Schneider Electric, phối hợp cùng quỹ đầu tư DEG (Một chi nhánh của KFW, Ngân hàng Phát triển Đức) và tổ chức phi chính phủ quốc tế ASSIST, đã khai trương phòng thực hành dự án “Đào tạo Điện” tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TPHCM nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam, tạo cơ hội cho nhiều thanh thiếu niên khó khăn.
Sáng nay 13/11/2016 tại Khách sạn Grand Palace (TPHCM), hàng ngàn game thủ và khách tham quan đã đến tham dự sự kiện ASUS Việt Nam kỷ niệm 10 năm ra mắt dòng sản phẩm Republic of Gamers (ROG) – được khai sinh để đánh dấu các dòng sản phẩm dành cho game thủ.