Cáp quang biển liên tục đứt, sửa xong chỗ này đứt chỗ khác

Người dùng internet Việt dường như đã quá quen với việc bị "cá mập" quậy phá các tuyến cáp quang biển được diễn ra định kỳ hằng năm. Thế nhưng, sự cố cáp quang biển năm nay lại xảy ra liên tục, vừa giải quyết được chỗ này thì chỗ khác lại gặp sự cố.

Cáp quang biển AAG đã hoạt động bình thường

Ngày 15/4, tuyến cáp AAG đã gặp sự cố tại nhánh S1H cách trạm cập bờ Vũng Tàu 107,7 km, gây mất hoàn toàn dung lượng đi quốc tế (1.140G/1.140G) trên tuyến cáp biển này. Sự cố đứt nhánh S1H dự kiến được sửa chữa xong vào ngày 1/6. Tuy nhiên trong quá trình khắc phục, đối tác quốc tế phát hiện thêm chỗ đứt trên nhánh S1H nên đã lùi thời gian sửa chữa hoàn tất đến ngày 6/6. Nhưng đến 7h00 ngày 4/6, tuyến cáp AAG đã được thông báo là sửa chữa xong, khôi phục hoàn toàn lưu lượng kết nối internet đi quốc tế trên toàn tuyến.

Tuyến cáp quang biển Asia-America Gateway (AAG) có chiều dài 20.000km kết nối Đông Nam Á với lục địa Hoa Kỳ, trải dài qua Thái Bình Dương thông qua Guam và Hawaii. Đây là tuyến cáp thường xuyên bị đứt từ khi được đưa vào hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009. Đa phân các sự cố đứt cáp đều xảy ra trên đoạn S1 dài 314km cung cấp kết nối internet Việt Nam với HongKong và Singapore.

Tuyến cáp AAE-1 chưa có thời điểm sửa chữa

Cáp quang biển AAG chưa kịp khôi phục thì tuyến cáp mới nhất gặp sự cố là tuyến quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đang được nhà mạng Viettel và VNPT khai thác. Sự cố được Viettel thông báo vào lúc 7h00 sáng nay (ngày 4/6).

Tuyến cáp này đóng vài trò nâng cao chất lượng kết nối internet từ Việt Nam đến các nước Châu Âu và Trung Đông, cung cấp thêm dung lượng và dự phòng cho kết nối internet đến HongKong và Singapore. Tuyến cáp AAE-1 được đưa vào sử dụng từ tháng 7/2017 sử dụng công nghệ tiên tiến, có các trạm cập bờ và các điểm kết nối linh hoạt. Đến nay, chưa có bất cứ thông tin về thời gian khắc phục sự cố và người dùng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.

Tuyến cáp APG dời ngày hoàn tất đến 11/6

Một tuyến cáp quang biến khác cũng gặp phải sự cố ngay trong tháng 5 vừa qua. Trong quá trình khắc phục sự cố, đối tác quốc tế đã phát hiện thêm một vị trí khác bị đứt và phải dời lịch hoàn tất đến ngày 11/6

Cụ thể, tuyến cáp Asia Pacific Gateway – APG cũng đã gặp hai sự cố liên tiếp trong tháng 4 và tháng 5/2020. Sự cố đầu tiên của tuyến cáp quang biển dài 10.400km xảy ra trên nhánh S9 được phát hiện vào ngày 30/4. Đến ngày 23/5/2020 thì tuyến cáp APG tiếp tục gặp sự cố trên nhánh S1.7, làm mất hoàn toàn kết nối internet quốc trên toàn tuyến.

Tuyến cáp APG được đưa vào sử dụng từ ngày 28/10/2016, cung cấp kết nối internet Việt Nam với các nước Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Singpore.

Có thể bạn quan tâm
“Thái tử Samsung” đối mặt với việc bắt giữ

Một lần nữa, ông Lee Jae-yong, Phó chủ tịch Samsung Electronics bị các công tố viên Hàn Quốc đệ đơn xin bắt giữ vì vi phạm luật thị trường.

Xâm phạm quyền riêng tư, Google đối mặt vụ kiện trị giá 5 tỷ USD

Google đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể cáo buộc hãng xâm phạm quyền riêng tư của mọi người và theo dõi việc sử dụng internet ngay cả khi trình duyệt được đặt ở chế độ “riêng tư”.

Dịch vụ bản sao chứng thực điện tử sẽ triển khai toàn quốc từ ngày 1/7

Ngày 1/7/2020, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (Cổng DVCQG) sẽ khai trương và triển khai đồng loạt trên toàn quốc.

HP ra mắt loạt sản phẩm máy tính sở hữu nhiều công nghệ “đầu tiên”

HP vừa giới thiệu loạt thiết bị mới thuộc danh mục thiết bị cá nhân giúp người dùng làm việc hiệu quả ở mọi nơi, kể cả khi làm việc tại nhà hay trong văn phòng.

(Trùng) Google gỡ bỏ khỏi Google Play ứng dụng “diệt” ứng dụng Trung Quốc

Ứng dụng có tên Remove China Apps được phát triển để phát hiện và xóa bỏ các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc trên điện thoại đã chính thức bị Google gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng.

Google gỡ bỏ ứng dụng hướng dẫn người dùng “tẩy chay Trung Quốc”

Ứng dụng hướng dẫn người dùng Ấn Độ, tự động tìm kiếm và xóa tất cả các ứng dụng trên điện thoại được phát triển ở Trung Quốc đã bị Google xoá bỏ trên CH Play.

Việt Nam có thêm mạng di động ảo thứ 2

Sau I-Telecom với đầu số 087 ra mắt vào năm ngoái, người dùng Việt tiếp tục có thêm lựa chọn thứ hai cho dịch vụ mạng di động ảo mới mẻ với sự gia nhập của nhà mạng Reddi có đầu số 055.

Go-Viet sẽ sớm có ví điện tử tại Việt Nam?

Ngày 3/6, Gojek, ứng dụng gọi xe phổ biến tại Đông Nam Á ra thông báo về việc Facebook và PayPal trở thành những nhà đầu tư mới nhất, hỗ trợ tập trung đẩy mạnh thanh toán kỹ thuật số.

Lộ điểm benchmark các dòng sản phẩm sắp ra mắt của Intel

Bên cạnh phiên bản thuộc dòng CPU Intel Core thế hệ 11, dòng card đồ họa đầu tiên do Intel sản xuất là Xe DG1 mới đây cũng đã lộ điểm hiệu năng.

Nguồn lực CNTT Việt Nam đã thay đổi thế nào sau 10 năm?

Ngày 2/6, tập đoàn Navigos Group đã phát hành Báo cáo “Thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin” thập niên 2010 – 2020, đồng thời công bố trang tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks InTECH dành riêng cho lĩnh vực CNTT.