Cẩn trọng với tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng đang quay trở lại

Người dân cần nên cẩn trọng với các tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng để lừa đảo và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Mới đây, anh T – một người dùng Facebook đã chia sẻ lên trang cá nhân của mình hình ảnh tin nhắn SMS lừa đảo mạo danh ngân hàng để cảnh báo đến bạn bè của mình. Tin nhắn mà người này nhận được có brand name là của ngân hàng SCB với nội dung: “Tai khoan cua ban da mo dich vu tai chinh toan cau phi dich vu hang thang la 2.000.000VND se bi tru trong 2 gio. Neu khong phai ban mo dich vu vui long nhan vao https://scb.vn-epay.info de huy”.

Do chưa từng sử dụng dịch vụ cũng như không có tài khoản ngân hàng SCB nên anh T dễ dàng nhận ra đây là tin nhắn lừa đảo. Nhìn vào tên miền, có thể nhận thấy kẻ lừa đảo rất cố gắng để tạo niềm tin với người dùng khi lấy tên miền có vẻ gần giống và liên quan đến ngân hàng SCB thật. Vì vậy nếu không để ý kỹ và vội vàng làm theo hướng dẫn thì chắc chắn người dùng sẽ bị sập bẫy ngay.

Cẩn trọng với tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng đang quay trở lại - 244502325 865278314127274 5534635994586927883 n
Người dùng nên cẩn trọng với thủ đoạn lừa đảo qua tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng đang quay trở lại trong những ngày gần đây.

Trên website của ngân hàng SCB hiện cũng đang đăng tải cảnh báo lừa đảo qua tin nhắn giả mạo SCB gửi đến khách hàng. Nội dung cảnh báo ghi rõ:

Lợi dụng nhu cầu giao dịch, thanh toán qua ngân hàng điện tử và các ứng dụng của người dân tăng cao do đang trong thời gian giãn cách để phòng chống dịch Covid – 19, tội phạm đã tung hàng loạt chiêu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Tội phạm gửi thông tin giả mạo tin nhắn của SCB để lừa đảo khách hàng bấm vào đường link trong tin nhắn, yêu cầu đăng nhập vào trang web để thực hiện các giao dịch chuyển đến thẻ và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Kẻ lừa đảo thường giả mạo đường link chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với đường link thật nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Ngoài ra, khi truy cập vào giao diện giả mạo giao diện SCB, Khách hàng sẽ thấy lỗi chính tả trên giao diện, hình ảnh giao diện không sắc nét, bị mờ“.

Thủ đoạn lừa đảo qua tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng hoàn toàn không mới bởi hình thức này từng bùng phát vào những ngày giáp Tết 2021 và tiếp tục diễn ra trong thời gian gần đây. Hầu hết tất cả các ngân hàng đều gửi tin nhắn SMS cảnh đáo đến khách hàng của mình.

Điển hình như ngân hàng ACB đã gửi tin nhắn cảnh báo với nội dung: “ACB cảnh báo phương thức LỪA ĐẢO dùng máy phát sóng di động để CHÈN SMS GIẢ thương hiệu ACB, yêu cầu NHẬP username, mật khẩu, OTP vào LINK GIẢ MẠO có giao diện gần giống web ABC Online hoặc ACB Mobile App để CHIẾM ĐOẠT TIỀN trong TK. Quý khách cần cảnh giác và liên hệ trung tâm dịch vụ khách hàng ACB khi có thắc mắc”.

Chính vì thế, để tránh bị sập bẫy và mất tiền trong tài khoản, người dùng tuyệt đối KHÔNG nhấn vào bất kỳ được link vào được gửi kèm theo tin nhắn SMS. Khi cần dùng, nên chủ động nhập đường link website ngân hàng thường giao dịch để tránh bị sập bẫy kẻ lừa đảo.

Nếu nhận được các tin nhắn SMS thông báo về các phát sinh giao dịch bất thường, người dân NÊN liên hệ với trung tâm dịch vụ khách hàng của ngân hàng mà mình đang sử dụng để tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Xin nhắc lại, tuyệt đối không nhấp vào link được gửi từ tin nhắn – vì đó là tin lừa đảo!

Có thể bạn quan tâm
Uỷ ban Dân tộc và FPT ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2021-2026

Ngày 13/10 tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn FPT về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2026.

iPhone đã có cổng USB-C, là sản phẩm “độ” của sinh viên

Trong khi Apple vẫn từ chối sử dụng cổng USB-C trên các dòng iPhone, một sinh viên kỹ thuật đã quyết định trang bị cổng kết nối tiện dụng này cho iPhone X của mình.

Hộ chiếu vaccine mỗi quốc gia áp dụng mỗi kiểu

Đến nay không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác vẫn rất thận trọng trong việc mở cửa đón người nước ngoài trong tình hình dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào

Nguồn cung iPhone 13 bị cắt giảm bởi tình trạng khủng hoảng chip

Một báo cáo mới cho biết Apple đang cắt giảm mục tiêu sản xuất iPhone 13 vì một số nhà cung cấp phụ trợ của họ đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng hạn ngạch sản xuất.

Tham quan triển lãm trực tuyến thú vị không so với mô hình truyền thống?

Hội nghị và Triển lãm Thế Giới Số 2021 được diễn ra theo hình thức trực tuyến, kéo dài đến 1 tháng từ ngày 12/10 đến hết ngày 12/11/2021. Mời bạn đọc hãy cùng theo chân Thế Giới Số tham quan mô hình triển lãm trong không gian số này xem có gì thú vị!

Hội nghị và Triển lãm Thế Giới Số 2021 chính thức khai mạc tại Việt Nam

Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 (ITU Digital World 2021), do Việt Nam và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) đồng tổ chức với hình thức trực tuyến được diễn ra từ ngày 12/10 đến 12/11.

Chuyên gia giải mã cách tin tặc tấn công dịch vụ đám mây Huawei Cloud

Một phiên bản mới của phần mềm độc hại LoggerMiner dùng để đào tiền mã hóa trên các PC chạy Linux hiện đang được sử dụng trong các cuộc tấn công nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Huawei Cloud.

Giải pháp phòng lab truy cập từ xa dành cho giảng viên và sinh viên

Keysight Technologies vừa ra mắt giải pháp phòng lab truy cập từ xa (Remote access lab solution) được thiết kế cho việc học trực tuyến thông qua thiết lập truy nhập từ xa tới một phòng lab gồm các thiết bị đo lường cơ bản.

Top 10 smartphone hiệu suất cao nhất trong quý 3

Nhà phát triển công cụ điểm chuẩn Master Lu của Trung Quốc đã công bố bảng xếp hạng các smartphone có hiệu suất cao nhất trong quý 3 năm nay.

Tự sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng PC-Covid và cái kết

Bản cập nhật mới của ứng dụng PC-Covid ngoài thêm lựa chọn nơi cấp còn cho phép người dùng tự sửa thông tin cá nhân nếu có sai sót.