Cần phát triển 100.000 doanh nghiệp ICT cho quá trình chuyển đối số tại Việt Nam

Sáng nay 23/8, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam và UBND tỉnh Phú Yên đã khai mạc Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 23 năm 2019.

Cứ 1.000 người dân phải có 1 doanh nghiệp công nghệ địa phương

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, công nghệ số đang thâm nhập thế giới với tốc độ rất cao, nhất là khi một số công nghệ đột phá của cuộc CMCN lần thứ tư đang làm thay đổi căn bản kinh tế, văn hoá và xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Theo Bộ trưởng, chuyển đổi số bao gồm việc số hoá khi tất cả các vật vô tri vô giác sẽ được số hoá và hình thành các mối quan hệ mới trong nền kinh tế số, xã hội số – các mối quan hệ mới trong thế giới ảo. Đây chính là thách thức lớn nhất của chuyển đổi số. Nhưng chính những mối quan hệ mới, những mô hình kinh doanh, quản trị mới này sẽ phát huy hiệu quả của chuyển đổi số.

“Hạt nhân của quá trình chuyển đổi số là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, là các doanh nghiệp ICT Việt Nam. Chúng ta phải phát triển 100.000 doanh nghiệp ICT cho cuộc chuyển đổi này. Cách để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số là phát triển các nền tảng (Platforms), mỗi Platform phục vụ cho hàng trăm ngàn người, hàng ngàn tổ chức chuyển đổi số. Chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân và do vậy, vai trò của truyền thông vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, phổ biến kinh nghiệm tốt” – ông Hùng nhấn mạnh.

5 lĩnh vực ICT mà Việt Nam đang hướng tới gồm: Bưu chính với định hướng là hạ tầng cho thương mại điện tử; Viễn thông với định hướng chuyển từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT; CNTT với định hướng Chính phủ điện tử, Đô thị thông minh, Chuyển đổi số, Kinh tế số, Xã hội số; An toàn, an ninh mạng, bảo đảm an toàn cho công cuộc chuyển đổi số; Công nghiệp ICT với định hướng phát triển 100.000 doanh nghiệp ICT. Cả 5 lĩnh vực này cần phải được đầu tư, đi trước để Việt Nam có thể thay đổi thứ hạng từ 108 lên thành top 50, top 30. Trong cuộc chuyển đổi số này, Bộ TT-TT đóng vai một cửa cho các doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận, lắng nghe các vấn đề của ngành, giải quyết và tham mưu cho chính phủ, tháo gỡ khó khăn… Nói chung Bộ sẽ đóng vai trò nhạc trưởng về phát triển ICT của Việt Nam.

Đối với các tỉnh miền Trung nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất 5 hướng phát triển ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Thứ nhất, các tỉnh miền Trung có lợi thế lớn nhất về nhân lực, cần cù, ham học, học giỏi, có ý chí vươn lên. Chính nắng lửa, gió cát và khó khăn đã ban tặng cho miền Trung một tài nguyên vô giá, đó là con người kiên cường. Trời Đất vốn rất công bằng, lấy đi của ai cái gì thì cũng cho lại một cái khác. Vấn đề là ta có tìm ra cái được cho đó hay không, tìm đúng thì sẽ phát triển lên được. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cuộc cách mạng về công nghệ, cái quyết định không phải máy móc mà là trí tuệ con người. Các tỉnh miền Trung có nhân lực phù hợp để xây dựng các trung tâm R&D, các trung tâm phát triển công nghệ 4.0. Như tại Bình Định, hiện tỉnh này đã kêu gọi được FPT đến đầu tư phát triển trung tâm AI, TMA đang đầu tư phát triển công nghệ cao… Do đó, tập trung cho đào tạo, từ phổ thông tới đại học, khơi dậy tinh thần ham học, kêu gọi các tập đoàn, công ty lớn tới đầu tư R&D có thể sẽ là con đường đi căn cơ cho miền Trung. Khi đó, các trường đại học chất lượng cao miền Trung sẽ là nhân tố đóng vai trò quan trọng.

Thứ hai, hạ tầng CNTT-VT là nền tảng của kinh tế số và xã hội số, do vậy cần được đầu tư đi trước. Các tỉnh miền Trung lại càng phải dựa vào hạ tầng số, công nghệ số để giải quyết các vấn đề của mình và để phát triển. Đầu tư hạ tầng số chỉ khoảng 1/10-1/20 so với hạ tầng giao thông. Muốn là trung tâm phát triển công nghệ thì điều kiện tiên quyết là hạ tầng CNTT-VT. Các tỉnh miền Trung cần phải đi đầu về CNTT-VT. Trong thời gian tới, Bộ TT-TT sẽ chỉ đạo xây dựng miền Trung thành một Hub về ICT, kết nối quốc tế – Bộ trưởng nói.

Thứ ba là chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, đô thị thông minh, xã hội số, kinh tế số. Các tỉnh miền Trung hoàn toàn có thể đi đầu, đi trước, đi nhanh hơn về các nội dung trên, và chỉ có như vậy mới có thể bứt phá lên được. Càng khó khăn càng nên phải đi đầu, càng phải ứng dụng công nghệ mới, và càng có cơ hội để công nghệ mới, mô hình mới mang lại giá trị lớn. Chẳng hạn, tỉnh đi đầu về đô thị thông minh và đạt kết quả tốt nhất đến thời điểm hiện tại chính là Thừa Thiên Huế.

Thứ tư, cuộc cách mạng 4.0 còn là cuộc cách mạng về chính sách và thể chế, với rất nhiều mô hình kinh doanh, mô hình quản trị mới xuất hiện. Các tỉnh miền Trung không có nhiều thứ để mất, vì vậy có thể chấp nhận cái mới nhanh hơn. Chấp nhận cái mới thì công nghệ mới, nhân tài công nghệ, doanh nghiệp công nghệ sẽ về miền Trung nhiều. Đổi mới sáng tạo cả về công nghệ, mô hình kinh doanh, mô hình quản trị sẽ giúp miền Trung bứt phá. Với thị trường 20 triệu dân, miền Trung đủ lớn để làm cái nôi phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới.

Thứ năm, chuyển đổi số sẽ cần rất nhiều doanh nghiệp công nghệ địa phương, qui mô không cần lớn, để tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, triển khai công nghệ, đưa công nghệ ứng dụng vào mọi lĩnh vực KT-VH-XH, từ trung tâm thành phố tới các bản làng. Chính vì vậy, các tỉnh miền Trung cần có kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Cứ 1000 người dân phải có 1 doanh nghiệp công nghệ địa phương.

Cuộc cách mạng về thể chế và cơ chế

Đồng quan điểm với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng viện trưởng kinh tế Việt Nam, cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra là một sự đứt đoạn trong logic phát triển khi tương lai không phụ thuộc nhiều vào quá khứ. Mọi cơ hội và thách thức của nền kinh tế số đối với Việt Nam đều bắt nguồn từ nguyên lý phi tuyến tính và nguyên lý biện chứng đảo khi “quan hệ sản xuất mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển”.

PGS. TS Trần Đình Thiên trình bày tham luận

PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế số có quy mô lớn gấp bội so với nền kinh tế “vật thể” truyền thống nhờ ở tính vô hạn của năng lực trí tuệ người, năng lực kết nối vạn vật. Cấu trúc này đang thay đổi cấu trúc nguồn lực – tài sản của nền kinh tế vật thể từ trước đến nay khi hầu như chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động cơ bắp.

“Nếu như cả 3 cuộc cách mạng công nghệ trước đây hầu như chỉ giải phóng con người ra khỏi lao động cơ bắp thì ở cuộc cách mạng công nghệ hiện nay đối tượng là lao động trí tuệ và giải phóng trí tuệ con người. Nền kinh tế số vì vậy có cơ cấu và năng lực khác hẳn, có thể nói là sẽ phức tạp vô cùng, bởi về thực chất đây là một cuộc cách mạng về chính sách, thể chế. Là một cuộc cách mạng khác thường, buộc chúng ta cũng phải tư duy khác thường. Nếu lần này chúng ta chuyển đổi số, phát triển kinh tế số không thành công, không những bị thụt lùi, mà sẽ bị loại hoàn toàn ra khỏi cuộc chơi. Phải đặt vấn đề thẳng thắn và quyết liệt như vậy chúng ta mới hành động được” – ông Thiên nói.

Vì vậy để chuyển đổi số chúng ta phải giành ưu tiên về nguồn lực trí tuệ, sớm hoàn thiện nền tảng pháp lý trong luật sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần sớm đặt ra các nguyên tắc mang tính công khai thay vì bí mật. Doanh nghiệp khởi nghiệp mang tính sáng tạo phải là đối tượng chủ yếu của nền kinh tế.

Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, ông Bùi Mạnh Hải phát biểu

Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, ông Bùi Mạnh Hải

Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 23 năm 2019 thu hút hơn 800 đại biểu đến từ các tỉnh thành, các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực. Là một sự kiện thường niên, Bộ TT-TT bày tỏ và đánh giá cao vai trò của Hội Tin học Việt Nam – hội CNTT lâu đời nhất Việt Nam đã qui tụ đông đảo các thành phần tham gia, từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, tới các chuyên gia.

Hội thảo được tổ chức hàng năm nhằm mục đích tăng cường sự giao lưu giữa các địa phương trong cả nước, các nhà khoa khoa học thảo luận các vấn đề chính sách, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện, các tiến bộ Khoa học – Công nghệ góp phần năng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Đặc biệt hội thảo năm nay được tổ chức trong bối cảnh Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung hoàn thành đề án chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Diễn đàn cấp cao về CNTT (ICT Summit 2019), một liên minh chuyển đổi số cũng được tuyên bố thành lập, bao gồm các doanh nghiệp hàng đầu về CNTT, các lực lượng xung kích xây dựng các nền tảng. Bên cạnh đó còn có Liên minh trí tuệ nhân tạo, hay Thung lũng AI cũng được thành lập tại Quy Nhơn… Tất cả các hoạt động này nhằm thức dậy và lan tỏa nhiệt huyết trong mỗi con người Việt Nam để sẵn sàng hành động, đổi mới sáng tạo, gắng sức đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường” – Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, ông Bùi Mạnh Hải cho biết thêm.

Đối với các địa phương đăng cai tổ chức hội thảo, đây là dịp để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của mình, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tại Hội thảo, Ban tổ chức đã công bố và trao cờ đăng cai tổ chức Hội thảo năm 2020 cho UBND tỉnh Hải Dương.

Cần phát triển 100.000 doanh nghiệp ICT cho quá trình chuyển đối số tại Việt Nam - 43

Đại diện UBND tỉnh Hải Dương nhận cờ luân lưu đăng cai tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam năm 2020.

Hà Nội và TP.HCM “dắt tay” tụt đều 5 bậc về chỉ số sẵn sàng ICT Index 2019

Đà Nẵng giữ vững vị trí đầu bảng. TP.HCM và Hà Nội tụt hạng, thay vào đó là sự lên hạng của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bắc Ninh – theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT Việt Nam (Việt Nam ICT Index 2019).

CMCN 4.0: Tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ

Trong khuôn khổ Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT-TT lần thứ 23 tại Phú Yên, sáng nay 22/8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tọa đàm với chủ đề “Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 – CMCN 4.0” cùng hơn 800 đại biểu đến từ các cơ quan chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, diễn giả, các doanh nghiệp về CNTT-TT  các tỉnh thành trong cả nước.

Apple dự tính “đá” Samsung khỏi chuỗi cung ứng màn hình OLED cho iPhone

Nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cùng những khoản tiền phạt khổng lồ của Samsung là những nguyên nhân chính khiến Táo khuyết đang muốn đẩy nhanh tiến độ tìm đối tác cung ứng OLED thay thế công ty Hàn Quốc.

Canon “vô tình” lộ video quảng cáo Canon EOS 90D và EOS M6 Mark II

Dù vô tình hay cố ý thì hai chiếc máy ảnh mới của Canon cho thấy đây sẽ là sản phẩm quan trọng của hãng để lấy lại danh tiếng vốn đang bị các máy ảnh không gương lật làm lu mờ trong thời gian gần đây.

Cục Hàng Không cấm hành khách và phi hành đoàn mang Macbook Pro 15inch lên máy bay

Cục Hàng Không Việt Nam đã ban hành chỉ thị cấm hành khách và các thành viên tổ bay mang máy tính Macbook Pro 15 inch sản xuất và tiêu thụ từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2017 có pin bị triệu hồi khi đi máy bay dưới mọi hình thức.

iPhone 11 sẽ sử dụng camera được sản xuất bởi LG

Các nguồn tin mới đây đã tiết lộ rằng LG Innotek đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các module camera cho thế hệ iPhone 2019. Để đáp ứng nhu cầu số lượng lớn cho linh kiện của Apple, LG Innotek được cho là đã tăng cường tuyển dụng nhân viên sản xuất lên tới bốn lần, kể từ tháng Ba năm nay.

Samsung Galaxy A10s nâng cấp camera, vân tay, giá 3,69 triệu đồng

Là bản nâng cấp của Galaxy A10, Galaxy A10s có thêm camera kép và bảo mật vân tay một chạm, mức giá được đưa ở mức dễ tiếp cận là 3,69 triệu đồng.

1.200 tỉ đồng cho một mạng xã hội “made in Việt Nam”

Ngày 20/8, Công ty Cổ phần VCCorp chính thức công bố đầu tư phát triển mạng xã hội Lotus. Quy mô đầu tư dự án là 700 tỉ đồng được đầu tư nghiên cứu hơn 1 năm qua và dự kiến ra mắt phiên bản beta vào ngày 16/9 tới đây.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đồng hành cùng Hội thảo Phát triển CNTT-TT Việt Nam 2019

Thông tin mới nhất từ Hội Tin học Việt Nam vừa cập nhật hôm nay 20/8, Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 23 tại Phú Yên, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng sẽ có mặt và tham gia phát biểu trong cả hai ngày 22-23/8, thay vì chỉ một ngày như chương trình dự kiến.

iPhone 11 chưa ra, đã có phiên bản siêu sang giá cả tỷ đồng

Mặc dù Apple chưa công bố ra mắt iPhone thế hệ mới nhưng một bộ sưu tập hạng sang của dòng sản phẩm này đã “chào đời”, được lấy cảm hứng từ không gian, thậm chí còn được đính kèm cả mảnh thiên thạch lẫn vỏ tàu vũ trụ.