Cần nhanh chóng xây dựng các trường trung học số

Mô hình của một lớp học ảo (Ảnh minh họa).

Phương pháp giáo dục truyền thống có nhiều hạn chế, trong đó, nổi bật hơn cả là hạn chế về phương pháp và chương trình giáo dục, về áp lực từ thành tích học tập và sự thiếu tự chủ của học sinh, về cơ sở vật chất và hạn chế trong quản lý nhà trường.

1.Từ phương pháp giáo dục truyền thống

Để khắc phục những hạn chế đã kể trên của phương pháp giáo dục truyền thống, từ khoảng giữa thập niên 1990, chương trình tin học hóa giáo dục đã được triển khai ở nước ta hướng đến 2 mục tiêu chính là cải thiện chất lượng giáo dục và quản lý nhà trường. Trong khoảng gần 30 năm qua, quá trình tin học hóa (thế giới gọi là điện tử hóa hay số hóa) đã mang lại những kết quả khẳng định. Các giáo trình điện tử (giáo trình truyền thống được soạn bằng công cụ CNTT), thời khóa biểu điện tử (e-schedule), sách điện tử (e-book – phiên bản số của sách in truyền thống), thư viện điện tử (e-library), phần mềm quản lý học sinh, phần mềm kế toán,… được ứng dụng rộng rãi trong các trường tiểu học và trung học phổ thông.

Khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt là sau năm 2019 khi dịch Covid-19 bộc phát, mô hình học tập trực tuyến, học tập từ xa, giáo dục điện tử (e-education), xây dựng trường học điện tử (e-School – trường học ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy và quản lý)… được áp dụng và triển khai phổ biến trong hệ thống các trường phổ thông. Dễ dàng nhận ra những đóng góp tích cực mà chúng mang lại. Không ít người cho rằng đây là kết quả của quá trình chuyển đổi số. Thực ra, không phải như vậy, đây mới chỉ là kết quả số hóa ở mức gần hoàn thiện. Chuyển đổi số đưa nền giáo dục lên nấc thang tiến hóa mới cao hơn nhiều.

2.Đến những cơ hội chưa từng có

Từ đầu thập niên 2010, công nghệ số đã có những bước tiến nhảy vọt và đồng loạt trên mọi khía cạnh: Thu thập dữ liệu tự động (IoT), kết nối (4G, 5G), lưu trữ (cloud), xử lý (AI, BI, Blockchain), năng lực tính toán (điện toán lượng tử, điện toán biên, máy tính nơron),… Từ đó phát sinh hàng loạt các công cụ hoàn toàn mới như V2T (voice to text = chuyển tiếng nói sang văn bản), T2V (text to voice = chuyển văn bản thành tiếng nói), hay gần đây như ChatGPT (phát sinh văn bản), MidJourney (chuyển văn bản thành bức tranh), Pictury (chuyển văn bản thành video),… Tất cả tạo ra những cơ hội chưa từng có, đặc biệt là đối với ngành Giáo dục và Đào tạo.

Cần nhanh chóng xây dựng các trường trung học số - nng
Các sản phẩm AI đang làm thay đổi thế giới (Nguồn: Internet)

Từ những công cụ này (và hàng loạt công cụ thông minh mới sẽ xuất hiện rầm rộ trong vài năm tới) chúng ta dễ dàng phát triển các bộ sách số (digital books – tư liệu giáo dục tích hợp các module tri thức được phát triển trên các nền tảng số). Ở một số quốc gia, giáo trình số đang được phát triển dựa trên khung sườn bài giảng của các giáo sư danh tiếng có kết nối, cập nhật những tư liệu học tập mới, đặc biệt là những tư liệu gắn với thực tế để học sinh dễ liên hệ và trải nghiệm.

Với khả năng thu thập tự động dữ liệu theo thời gian thực bởi IoT, những vấn đề hóc búa trước đây như quản lý toàn diện học sinh, liên lạc giữa nhà trường với gia đình học sinh và xã hội, quản lý nhà trường,… không chỉ được giải quyết một cách đơn giản mà còn làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc tổ chức của nhà trường: Trong tương lai gần, sẽ không còn bộ phận hành chính quản trị trong nhà trường! Hoạt động này sẽ do hệ thống công nghệ số thông minh đảm nhiệm.

Một trường học như vậy được gọi là trường học số (digital school hay d-school = trường học ứng dụng công nghệ số làm thay đổi phương thức giáo dục và quản lý của nhà trường). Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, EU,… đang phát triển theo hướng này và nhanh chóng nhận ra quá trình này làm thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục truyền thống. Người ta gọi quá trình đó là chuyển đổi số trong GDĐT. Nói theo cách ngắn gọn, đó là quá trình chuyển từ trường học điện tử (e-school) sang trường học số (d-school).

3.Trường học số sẽ hoạt động như thế nào?   

Trường học số là một khái niệm mới, hoạt động của nó phá vỡ mọi quan niệm của chúng ta từ xưa đến nay nay về trường học. Theo các chuyên gia, những khác biệt lớn nhất nằm ở các khía cạnh sau.

Cần nhanh chóng xây dựng các trường trung học số - gfdb
Chuyển đổi từ trường học truyền thống sang trường học số (Nguồn: V.L Uskov)

a.Thay đổi phương pháp giáo dục

Giáo dục truyền thống được khắc họa bằng 3 chữ R (read, record, review nghĩa là đọc, ghi, xem lại) là phương pháp có nhiều hạn chế. Khiếm khuyêt lớn nhất của nó lả bó hẹp việc học tập trong khuôn mẫu. Khi công nghệ cho phép, người ta hướng nhanh tới phương pháp giáo dục tự thích nghi (adaptive) theo nghĩa: việc học tập phải phù hợp với năng lực của từng học sinh, khơi gợi sự hào hứng, ham mê học tập của cá nhân học sinh. Những công cụ thúc đẩy hướng phát triển này là sách số (digital books), các lớp học trực tuyến và các cơ chế tự động giám sát việc học tập và đánh giá trực tuyến.

Hướng phát triển này mở ra những cách tiếp cận hoàn toàn mới. Đó là:

  • Giáo dục tùy chỉnh (customized education)

Chương trình giáo dục không cứng nhắc mà có thể tùy chỉnh tùy theo sở thích hay năng lực học sinh. Điều này tạo hứng thú cho từng học sinh: năng lực và sở thích tới đâu, học đến đó. Vì tự chọn nên học sinh không cảm thấy nhàm chán hay quá sức. Phương pháp giáo dục này tạo ra các chương trình giáo dục mềm dẻo và đa dạng cho học sinh lựa chọn, bao gồm cả việc học sinh có thể tự “lắp ghép” các module học tập thành chương trình riêng cho mình với sự hỗ trợ và “tư vấn” của hệ thống. 

  • Giáo dục cá nhân hóa (invidualized education)

Đây mà mục tiêu chính của giáo dục số (d-education): Làm thế nào phát huy được những phẩm chất tốt nhất của từng học sinh cho việc học tập. Mỗi cá nhân học sinh có những tố chất riêng liên quan tới di truyền, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, năng khiếu riêng. Trong giáo dục truyền thống, những tố chất đó rất khó phát hiện và tạo điều kiện phát huy, nhưng trong kỷ nguyên số, nhờ các công cụ số (chủ yếu là IoT và AI), hệ thống có thể “phát hiện” được những tố chất này thông qua các tương tác của học sinh với hệ thống. Nhờ thế. Hệ thống “gợi ý” được cho từng học sinh lựa chọn chương trình giáo dục phù hợp nhất, bao gồm cả việc tự lắp ghép các module giáo dục theo ý mình với sự trợ giúp của hệ thống.

Như thế, những kiến thức phổ thông cơ bản mà học sinh nào cũng phải nắm vững được “biến đổi” một cách mềm dẻo cho phù hợp với từng cá nhân để mỗi học sinh phát huy được những phẩm chất tốt nhất của mình. Xã hội cần có các nhà khoa học nhưng cũng cần có người biết nấu ăn, người làm báo, người nghệ sỹ,… Tất cả đều bắt đầu từ môi trường giáo dục phổ thông. 

  • Giáo dục xuyên biên giới

Ngày trước, ai cũng ao ước được nghe các giáo sư quốc tế danh tiếng giảng bài. Ngày nay, trong thời đại số, việc đó trở nên đơn giản và ai cũng có thể học qua Internet. Ngày nay, các giáo viên ở các quốc gia khác nhau có thể cùng phối hợp để soạn giáo trình. Điều này làm cho giáo dục chất lượng cao có thể phổ cập toàn cầu và tư liệu giáo dục trở nên vô cùng phong phú.        

b.Học sinh có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào

Học sinh có thể học ở trường, ở nhà, trên đường đi, bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào. Điều này tạo ra sự thoải mái cho học sinh, tiết kiệm được thời gian, tránh phải đi lại nhiều mà chất lượng học tập vẫn đảm bảo. Theo cách này, với học sinh, “lớp học” có thể mở ra bất cứ lúc nào và đi kèm với nó là các cơ chế tự động hỗ trợ và kiểm tra việc học tập của học sinh một cách thân thiện làm cho học sinh thêm hứng thú và ham học. Công cụ học tập mà học sinh cần chỉ đơn giản là máy tính bảng hay điện thoại di động.

Có thể nói đây là một trong các điểm khác biệt nhất so với lớp học truyền thống. Mô hình này đặc biệt phù hợp đối với vùng sâu, vùng xa.

c.Học liệu mở ra vô tận

Sách giáo khoa truyền thống lùi dần vào quá khứ và được thay thế bằng nguồn tư liệu đào tạo phong phú dưới dạng sách số (digital books). Đó là những “cuốn sách” có nội dung mở, kết nối các module tri thức một cách logic đáp ứng yêu cầu khám phá, học tập của học sinh. Các cơ chế thông minh hỗ trợ việc học tập của học sinh theo hướng thúc đẩy tư duy sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề với nguồn học liệu phong phú được diễn đạt cả bằng văn bản, hình ảnh, lời thuyết minh hay đoạn video dễ hiểu, dễ nhớ.

Các giáo trình cũng được soạn theo phương pháp này. Ở một số nước tiên tiến, người ta lựa chọn giáo trình của những giáo viên xuất sắc nhất, ở những ngôi trường uy tín nhất làm khung sườn cho giáo trình số, biên soạn theo phương pháp module để phổ biến rộng rãi, ví dụ như các bài giảng trên cổng www.coursera.org. Những giáo trình đó không ngừng được cập nhật, mở rộng theo những cấp độ khác nhau để học sinh, tùy khả năng của mình mà học tập với sự trợ giúp hiệu quả của các trợ giảng số. Trong “biển học” đó, học sinh có thể đào sâu tới mức nào là tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân và không có giới hạn. Như thế, kiến thức mà một học sinh tích lũy được không phụ thuộc vào số năm học đã trải qua mà phụ thuộc vào năng lực tiếp thu của cá nhân học sinh đó. Việc giáo dục chuyển từ giáo dục đại trà sang giáo dục cá nhân. 

d.Trường học trở thành nơi chia sẻ kiến thức và tập dượt kỹ năng

Học sinh vẫn có thời gian đến trường nhưng không phải đến để học như trước mà để rèn luyện các năng lực cá nhân. Những hướng rèn luyện chính có nội dung như sau.  

  • Học tập hợp tác (cooperative learning)

Học tập hợp tác là cách nhanh nhất rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng một tập thể vững mạnh. Học sinh được quyền lựa chọn nhóm học tập mà mình sẽ tham gia theo nguyện vọng cá nhân. Trong nhóm, mỗi học sinh được phân công thực hiện một nhiệm vụ và mục tiêu của cả nhóm chỉ đạt được khi các thành viên trong nhóm hợp tác hỗ trợ lẫn nhau. Học sinh được khuyến khích tự chủ nên năng lực học tập thăng tiến rõ rệt.

  • Học tập kinh nghiệm (experiental learning)

Học tập kinh nghiệm là cách nhanh nhất giúp học sinh tích lũy kiến thức, Những kinh nghiệm mà mỗi cá nhân tích lũy được được chia sẻ trong nhóm học tập nhanh chóng được các thành viên trong nhóm tiếp thu. Điều này sẽ thú vị hơn khi tổ chức các nhóm học tập kinh nghiệm giữa những học sinh học những lĩnh vực khác nhau. Khi đó, kinh nghiệm được chia sẻ sẽ bù trừ lẫn nhau, làm giàu thêm kiến thức của mỗi thành viên  tham gia.

  • Các kỹ năng giao tiếp (communiation skills)

Đây là mục tiêu cơ bản của việc tổ chức các mô hình học tập: Trau dồi các kỹ năng giao tiếp, từ việc lắng nghe, nâng cao khả năng diễn đạt đến kỹ năng phân tích, tổng hợp, phản biện, thuyết phục,… Những học sinh rèn luyện được kỹ năng giao tiếp thường là những người chủ động và tự tin – những phẩm chất rất cần cho tương lai khi học sinh ra trường. 

Theo hướng phát triển này, các trường học sẽ chuyển đổi dần thành các “công viên tri thức” nơi sẵn có các vườm ươm và phòng thí nghiệm hiện đại để phục vụ học sinh.

e.Giáo viên trở thành nhà huấn luyện

Trong tất cả các mô hình học tập nêu trên, giáo viên là người hướng dẫn, phân tích và giải thích các tình huống. Giáo viên cũng sẽ lên lớp nhưng không phải để giảng bài theo phương pháp truyền thống mà tập trung vào hướng dẫn cho học sinh cách học và quan trọng hơn là cách giải quyết vấn đề. Giáo viên vừa giống như nhà huấn luyện vừa giống như trọng tài đối với học sinh.

Theo dự báo của các chuyên gia, số lượng giáo viên sẽ giảm khoảng 50% vào năm 2030 so với mô hình truyền thống nhưng số lượng học sinh lại tăng lên gấp đôi, trong đó bao gồm cả những người có nhu cầu học tập dù đã đi làm.

f.Quản lý nhà trường thông minh

Nếu thay đổi phương pháp giáo dục diễn ra trong một thời gian không ngắn vì còn phải chuẩn bị và tập dượt thì sự thay đổi phương pháp quản lý nhà trường lại diễn ra nhanh hơn vì các lợi ích rõ rệt mà nó mang lại.

Nhờ có IoT, mọi dữ liệu trong trường được thu thập tự động theo thời gian thực (ngay khi phát sinh) và nhờ có các cơ chế tự động thông minh (các CPS), những dữ liệu đó được xử lý ngay tức khắc. Vì thế, những bộ phận quản lý trong nhà trường (như quản lý học sinh, quản lý giáo viên, kế toán, tài vụ, kế hoạch, văn thư, thống kê,…) dần thu hẹp lại và lùi vào quá khứ.

Trường học thông minh (smart school), lớp học thông minh (smart class) tự động phục vụ học sinh và giáo viên từ cấp độ trưởng thành số thấp mang tính hỗ trợ ban đầu (phổ biến trong 5 năm tới) đến mức độ trưởng thành số cao, có thể “hiểu thấu” tâm trạng hay sức khỏe của từng cá nhân để phục vụ (dự báo sau 2030).

Kết luận, suy nghĩ và đề xuất

Những gì thế giới làm được thì ngay tại thời điểm này (2023), Việt Nam cũng có thể làm được vì các công nghệ cần cho việc triển khai đã hiện hữu. Vấn đề là chúng ta nên làm như thế nào?

Thực tế cho thấy nhận thức đúng về quá trình chuyển đổi số là quan trọng nhất. Tiếp ngay sau là việc xây dựng một số mô hình mẫu theo nguyên tắc “nghĩ lớn, làm nhỏ” để có thể nhanh chóng điều chỉnh nếu có sai sót. Thực tế cũng cho thấy rào cản lớn nhất lúc đầu là tâm lý ngại thay đổi. Tuy nhiên, nếu những yếu tố mới xuất hiện mang lại ngay những tín hiệu tích cực (ví dụ tiếp tân số, trợ giảng số,…) thì rào cản tâm lý sẽ thấp dần, đặc biệt là khi có sự ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh.

Việc “trồng người” thời nào cũng là trọng đại, nhưng chỉ khi bước vào thời đại số, nhờ những tiến bộ công nghệ phát triển ở trình độ rất cao, việc “trồng người” mới đạt tới độ hoàn mỹ. Đó nên xem là cơ hội đột phá vươn lên của cả dân tộc chứ không đơn giản là một phong trào ứng dụng công nghệ mới.

Có thể bạn quan tâm
Ứng dụng thanh toán số vào kinh doanh ẩm thực, tặng 50.000 thiết bị SmartBox cho các tiểu thương

SmartPay – doanh nghiệp cung cấp các giải pháp tài chính công nghệ, hỗ trợ kinh doanh vừa phối hợp cùng Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Doanh nghiệp F&B với thanh toán điện tử”. Thói quen người dùng đã thay đổi, công nghệ cũng sẵn sàng, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến, đã đến lúc ăn tô hủ tiếu bên đường cũng có thể “quẹt thẻ”.

Trợ lý tiếng Việt Kiki sẽ lên hệ thống đầu giải trí hãng xe Hàn Quốc

Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Hạ tầng Ô tô Thành Công (TCMS), công ty TNHH Motrex (Hàn Quốc) và Zalo AI đã ký kết hợp tác, chính thức tích hợp trợ lý tiếng Việt Kiki lên hệ thống đầu giải trí do Motrex sản xuất.

Amazon bảo vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ trong xuất khẩu của đối tác bán hàng Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/04), Amazon Global Selling Việt Nam công bố các xu hướng mới nhất về xây dựng- bảo hộ thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong xuất khẩu trực tuyến của các đối tác bán hàng Việt Nam.

Visa cập nhật lộ trình An ninh Thanh toán tại Việt Nam

Visa vừa công bố loạt giải pháp bảo mật thanh toán mới tại Việt Nam nhằm chống tội phạm mạng, bảo vệ hệ sinh thái thanh toán cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng và doanh nghiệp.

AI là công nghệ then chốt thúc đẩy nền kinh tế trong thời gian tới

Sự ứng dụng rộng rãi của AI đã và đang làm thay đổi bộ mặt của công nghệ trong hầu hết các lĩnh vực, bao gồm chăm sóc sức khỏe, viễn thông, tài chính, sản xuất, giáo dục và tất nhiên ngay cả những giải pháp CNTT.

Amazon ra mắt chương trình cho đối tác bán hàng trên cửa hàng ở Châu Âu chỉ với 2 click chuột

Amazon thông báo ra mắt chương trình trình European Expansion Accelerator (EEA) mới cho phép nhà bán hàng mở rộng hoạt động kinh doanh lên tới 9 cửa hàng tại Châu Âu chỉ với một vài click chuột.

Chuyển đổi số tại Ban Quản lý các khu công nghiệp, những điều cần lưu ý

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (BQL) là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh.

Samsung giới thiệu lớp học tương tác

Tại sự kiện BESS Việt Nam 2023 – triển lãm quốc tế về công nghệ giáo dục, công nghệ thông tin, thiết bị, đồ chơi và đồ dùng học tập tổ chức tại TPHCM, Samsung tiếp tục mang các giải pháp hiển thị, tương tác và kết nối thông minh dành cho giáo dục.

Máy chụp cộng hưởng từ có trang bị A.I được Việt Nam ứng dụng

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam lắp đặt thế hệ máy cộng hưởng từ thông minh mới với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (A.I) mang tên SIGNA Prime giúp công tác chuẩn đoán hình ảnh dễ dàng và tối ưu hơn, nâng cao hiệu quả thăm khám, tầm soát nhiều bệnh lý phức tạp.

“Thông tin là nguồn nhiên liệu mới để thúc đẩy nền kinh tế số”

“Chúng tôi có niềm tin sâu sắc rằng dữ liệu thông tin là nguồn nhiên liệu mới để thúc đẩy nền kinh tế”, ông Gary McKinnon – Giám đốc Phát triển Kinh doanh, VNG Digital Business chia sẻ, tại Hội thảo Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam 2023.