Thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ, đến thời điểm hiện tại , trong năm 2019 các Starup Việt Nam đã huy động được hơn 800 triệu USD vốn cho các dự án khởi nghiệp.
Chiều 10/12, phát biểu tại Hội thảo “Kết nối và phát huy các nguồn lực để Startup Việt nhìn ra thế giới”, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học – Công nghệ, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết, số liệu trên cho thấy sự tăng trưởng khá ấn tượng với hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vốn chỉ mới trong giai đoạn khởi đầu.
“Gọi vốn từ khu vực tư nhân khó hơn rất nhiều. Để gọi 1 đồng vốn từ khu vực tư nhân là vô cùng gian nan. Năm 2018, vốn khu vực tư nhân đầu tư cho startup đạt hơn 889 triệu USD tăng gấp 3 lần năm 2017. Con số đưa ra hiện tại cũng chỉ mới là con số thống kê được, thực tế nhiều dự án gọi vốn nước ngoài hoặc chưa công bố có thể lớn hơn cho thấy sự khởi sắc trong đầu tư tư nhân cho hệ sinh thái Startup tại Việt Nam” – ông Quất nói.
Theo bà Thạch Lê Anh, nhà sáng lập Việt Nam Sillicon Valley, để chắp cánh giấc mơ cho các Startup rất cần một thị trường vốn hoàn chỉnh. Để tạo lập thị trường này, chúng ta cần một khung pháp lý đảm bảo yên tâm cho quỹ và nhà đầu tư. Theo đó, thị trường vốn cần có 2 phần là phần cứng và phần mềm. Phần cứng là các khu vực địa lý mà các quỹ đầu tư có thể tập trung lại, qua đó các quỹ có thể tương tác, phối hợp, chia sẻ rủi ro và là điểm đến gọi vốn cho các nhà khởi nghiệp. Phần mềm của nó là cần một cổng thông tin khởi nghiệp quốc gia, nơi có thể quy tụ các dự án khởi nghiệp, cung cấp thông tin, kết nối các nhà đầu tư và các Startup.
“Trên hết là cần một khung pháp lý để huy động vốn. Ở đây chúng ta cần một Luật đầu tư mạo hiểm đầy đủ. Khi có luật này, ngay nhà nước cũng có thể đầu tư mạo hiểm thông qua những quỹ đầu tư nhà nước, không lo có làm thất thoát tiền của nhà nước hay không. Những nguồn vốn hiện tại từ ngân sách phần lớn là dành cho nghiên cứu với các thủ tục giấy tờ rườm rà” – bà Anh cho biết.
Theo bà Lê Thạch Anh, đầu tư vào Startup là đầu tư vào con người cùng ý tưởng của họ. Những giải pháp này là chưa từng có, nó chỉ là một sự hứa hẹn trong tương lai. Khi không thể thực hiện thành công, trong khi tiền đầu tư đã tiêu rồi, trong chừng mực nào đó, các Start up còn có thể bị xem là lừa đảo. Nếu có luật về đầu tư mạo hiểm, có quy định, tiến trình, có tiêu chí cụ thể và nhà đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình sẽ dễ dàng huy động vốn hơn.
“Các thị trường vốn vay thông thường không dành cho các Startup vì họ chưa chứng minh được khả năng sinh lời, nên không thể huy động vốn, đặc biệt là từ ngân hàng thương mại. Còn với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thì nhà đầu tư có trách nhiệm với đồng tiền của mình, không có chuyện sau này khi không thành công lại đi kiện lại Start up” – bà Anh chia sẻ
Thực tế rủi ro của Startup đến từ nhiều nguồn khác nhau, không phải do phương án của họ không tốt mà rất nhiều yếu tố từ thị trường. Việt Nam chưa có luật để giúp cho nhà đầu tư yên tâm. Bà Anh cho rằng, hiện tại Việt Nam chỉ có một chương trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là có quy định lĩnh vực này cũng như một số thông tư, nghị định liên quan là chưag đủ, không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
“Đơn cử một nhà đầu tư đầu tư 10 công ty nhưng chỉ có một công ty thành công, các công ty còn lại đều thất bại thì các chi phí sẽ được trừ đi như thế nào trong việc đánh thuế sau này? Chính vì không có một bộ luật đầy đủ, chúng ta chỉ đang tận dụng những văn bản luật hiện có dẫn đến câu chuyện thủ tục giấy tờ rắc rối như đã thấy. Có một khung pháp lý hoàn chỉnh, việc kêu gọi nguồn vốn 100, hay 100 triệu, hay thậm chí 1 tỷ đô la cho một dự án là hoàn có thể” – bà Anh khẳng định.
Trong khi đó, theo ông Phạm Hồng Quất hiện nay rất khó để trông đợi nguồn vốn ngân sách dành cho các nghiên cứu mạo hiểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp, vốn rất nhiêu khê về thủ tục. Hệ thống thủ tục hiện tại đang được cải cách nên cần phải mất thời gian. “Các Start up nên rút ngắn thời gian thông qua các kênh gọi vốn tư nhân. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đang có các đề xuất cơ chế để tạo những luồng tiền riêng cho nghiên cứu mạo hiểm dành cho các nghiên cứu khởi nghiệp. Nó sẽ khác với các nghiên cứu cơ bản thông thường hiện có” – ông Quất cho hay.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu thay thế toàn bộ phần mềm và thiết bị máy tính nước ngoài trong các cơ quan công quyền nước này vào năm 2022.
Dù có nhiều khuyến cáo từ phía các ngân hàng, nhưng các thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi, đánh vào tâm lý khách hàng khiến nhiều người vẫn mắc bẫy.
Cùng với Mac Pro, màn hình Pro Display XDR cũng sẽ được cho đặt hàng vào ngày mai 10/12.
Theo thông tin từ Văn phòng chính phủ, Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) được khai trương vào ngày 9/12 tới đây sẽ cung cấp 9 loại dịch vụ công triển khai trong cả nước.
Tại sự kiện Qualcomm Snapdragon Tech Summit, OPPO cho biết hãng sẽ là một trong những công ty đầu tiên ra mắt smartphone flagship 5G sử dụng nền tảng di động Qualcomm Snapdragon 865 trong quý đầu tiên của năm 2020.
Cuối cùng Apple cũng đã làm rõ việc theo dõi vị trí người dùng trên mẫu iPhone 11 và iPhone 11 Pro bị phản ánh trong thời gian qua. Hãng giải thích là do công nghệ băng thông siêu rộng được tích hợp trong các mẫu iPhone mới nhất này.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương vừa đưa ra một số khuyến cáo người dùng cần cảnh giác khi thực hiện các giao dịch vay tiền trực tuyến.
Ngày 2/12/2019, OPPO công bố thực hiện thành công cuộc gọi DSS (Dynamic Spectrum Sharing) đầu tiên thông qua smartphone đầu tiên trên thế giới với sự hợp tác cùng Ericsson, Qualcomm, Swisscom và Telstra.
Ngày 4/12, Amazon Global Selling đã ký kết cùng Bộ Công thương Việt Nam biên bản ghi nhớ hợp tác chung về hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử và đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến trong năm 2020.
iPhone bị thoát ứng dụng đột ngột, không gọi và nhắn tin được! Không xóa được ứng dụng trên iPhone! Không tắt nguồn được! Download ứng dụng từ App Store yêu cầu thẻ Visa!… Đó là loạt trục trặc mà Thế Giới Số thường hay nhận được từ bạn đọc gửi về nhờ cách khắc phục.